Mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của NHTM

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam - chi nhánh bình thạnh, tp. hcm (Trang 31 - 33)

7. Kết cấu của Luận văn

1.3.4. Mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của NHTM

Việc mở rộng tín dụng của các NHTM đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đảm bảo được hai mặt sau:

- Mặt định tính: Đó là NHTM phải nâng cao được chất lượng và hiệu quả của

các khoản cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, giảm được nợ quá hạn, nợ xấu đồng thời tăng thu nhập, lợi nhuận từ hoạt động cho vay.

- Mặt định lượng: Đó là sự gia tăng số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn, tăng dư nợ đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tăng doanh số cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Một số chỉ tiêu phản ánh quy mô tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa:

 Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

 Tốc độ tăng dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tốc độ tăng dư nợ

tín dụng =

(Dư nợ kỳ này – Dư nợ kỳ trước) x 100% Dư nợ kỳ trước

 Tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên tổng vốn huy động

Tỷ trọng dư nợ DNNVV trên tổng nguồn vốn huy động =

Tổng dư nợ DNNVV x 100% Tổng nguồn vốn huy động

 Tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên tổng dư nợ

Tỷ trọng dư nợ DNNVV trên tổng dư nợ =

Tổng dư nợ DNNVV x 100% Tổng dư nợ

1.3.5. Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng và hiệu quả hoạt động tín dụng

Điều cốt lõi của quá trình phát triển trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng không chỉ là tăng trưởng tín dụng mà chất lượng tín dụng mới là vấn đề có ý nghĩa quyết định. Đó không chỉ là duy trì tốc độ tăng trưởng cao và lâu dài về thời gian mà còn là sự bảo toàn và phát triển ba nguồn lực vốn, nhân lực và công nghệ, trong đó công nghệ và nhân lực đặc biệt được quan tâm vì nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng có chất lượng cao sẽ dẫn tới hiệu quả hoạt động tín dụng cao, hài hòa các yếu tố nguồn lực và điều kiện kinh tế cụ thể của ngân hàng đó. Bên cạnh đó, việc tăng trưởng tín dụng phải hiệu quả và an toàn mới đảm bảo là tín dụng có chất lượng.

Như vậy, mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng với chất lượng tín dụng và hiệu quả tín dụng (lợi nhuận mang lại từ tín dụng) và an toàn trong hoạt động tín dụng luôn có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Để đảm bảo tăng trưởng tín

dụng có chất lượng thì các nhà quản trị ngân hàng phải có biện pháp quản trị rủi ro phù hợp, nhận định và lượng hóa những loại rủi ro có thể gặp trong hoạt động tín dụng của mình, có như vậy tăng trưởng tín dụng mới hiệu quả và bền vững.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam - chi nhánh bình thạnh, tp. hcm (Trang 31 - 33)