Kinh nghiệm một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam - chi nhánh bình thạnh, tp. hcm (Trang 33 - 34)

7. Kết cấu của Luận văn

1.4.1. Kinh nghiệm một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới

Tại Indonesia, bắt đầu từ năm 1974, việc hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu bằng các chương trình tín dụng trợ cấp và theo chỉ định của Chính phủ thông qua các NHTM. Những năm gần đây, Chính phủ đã giảm bớt các chương trình tín dụng và các chương trình này đã được điều chỉnh theo hướng cho vay theo lãi suất thị trường. Đồng thời, Chính phủ nước này quy định tất cả các ngân hàng trong nước phải cung cấp 20% số tín dụng của họ cho các doanh nghiệp nhỏ. Điều quan trọng trong chính sách hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ là Chính phủ tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn với tín dụng ngân hàng, cải thiện dịch vụ cho vay, nâng cao tính hiệu quả và tính cạnh tranh trong quá trình cho vay.

Tại Malaysia, trong giai đoạn 1991 – 2000, Chính phủ đã thông qua chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa như: các chương trình về thị trường và hỗ trợ kỹ thuật, chương trình cho vay ưu đãi, chương trình công nghệ thông tin,… Mục đích của chương trình cho vay là nhằm giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa có được một lượng vốn cần thiết để thúc đẩy tự động hóa và hiện đại hóa, để cải tiến chất lượng và phát triển cơ sở hạ tầng trong các ngành sản xuất phụ tùng ô tô, linh kiện điện, điện tử, máy móc, nhựa, dệt,…

Ở Nhật Bản, các chính sách về doanh nghiệp nhỏ và vừa được hình thành từ những năm 1950, trong đó dành một sự chú ý đặc biệt với việc hỗ trợ tài chính nhằm giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tháo gỡ những khó khăn, cản trở việc tăng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh như khả năng tiếp cận tín dụng thấp, thiếu sự bảo đảm về vốn vay,… Các biện pháp hỗ trợ này được thực hiện thông qua Hệ

thống hỗ trợ tín dụng và các tổ chức tài chính công cộng phục vụ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hệ thống hỗ trợ tín dụng giúp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng, tạo điều kiện cho họ vay vốn của các tổ chức tín dụng tư nhân thông qua sự bảo lãnh của Hiệp hội Bảo lãnh tín dụng trên cơ sở hợp đồng bảo lãnh. Ngoài ra, còn có 03 tổ chức tài chính công cộng khác. Đó là Công ty tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa, Công ty tài chính nhân dân và Ngân hàng Shoki Chukin do Chính phủ đầu tư thành lập toàn bộ hoặc một phần nhằm tài trợ vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa để đổi mới máy móc, thiết bị và hỗ trợ vốn lưu động dài hạn để mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam - chi nhánh bình thạnh, tp. hcm (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)