Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam - chi nhánh bình thạnh, tp. hcm (Trang 89 - 96)

7. Kết cấu của Luận văn

3.3.3. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bên cạnh những giải pháp, cơ chế hỗ trợ từ phía ngân hàng cho doanh nghiệp một cách tích cực thì điều quan trọng, chủ yếu là những nỗ lực từ bản thân doanh nghiệp, chú ý giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong chính bản thân các doanh nghiệp.

Thông thường vốn vay ngân hàng chỉ chiếm 30% trong tổng nguồn vốn kinh doanh của các doanh nghiệp. Do vậy, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phải có giải pháp tạo vốn tự có như vốn cổ phần, vốn liên doanh liên kết; vốn huy động từ nội bộ, vốn tự huy động thông qua phát hành trái phiếu,…

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có tính khả thi. Muốn vậy, doanh nghiệp cần nâng cao khả năng lập dự án; chủ động nghiên cứu thị trường, môi trường kinh doanh cũng như những rủi ro có thể xảy ra, tạo điều kiện cho hoạt động sử dụng vốn vay ngân hàng được an toàn và hiệu quả.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần quan tâm đến việc cải tiến kỹ thuật; chú trọng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Bên cạnh

đó, doanh nghiệp cần phải đào tạo, nâng cao tay nghề của người lao động để theo kịp sự hiện đại của máy móc.

Ngoài ra, doanh nghiệp nhỏ và vừa cần tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng để nắm bắt thông tin, khai thác thị trường phù hợp. Cuối cùng, doanh nghiệp phải tự đánh giá, nâng cao sức cạnh tranh của mình, lo cho mình trước khi nhờ sự giúp đỡ của người khác, tránh ỷ lại vào sự bảo hộ của Nhà nước.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những tồn tại và nguyên nhân trong quan hệ tín dụng của Vietcombank Bình Thạnh với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luận văn đã đưa ra định hướng phát triển tín dụng của Vietcombank Bình Thạnh đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, đóng góp một số giải pháp định hướng và kiến nghị có thể vận dụng trong thực tế để hoàn chỉnh nghiệp vụ, nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietcombank Bình Thạnh nhằm góp phần chuyển tải nguồn vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn một cách an toàn, hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh và mang lại lợi nhuận cao nhất với mức rủi ro thấp nhất cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

KẾT LUẬN

Có thể nói trong thời gian qua, quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với các ngân hàng thương mại nói chung và với Vietcombank Bình Thạnh nói riêng có những bước phát triển. Tuy nhiên, tốc độ phát triển còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn ngày càng cao của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự đóng góp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì lẽ đó, mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những mặt hạn chế, phát huy những ưu điểm, góp phần mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng của Vietcombank Bình Thạnh đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trên cơ sở tập hợp, luận giải, minh chứng và phân tích các dữ liệu từ lý luận và thực tiễn, Luận văn đã hoàn thành một số nội dung sau:

Thứ nhất, nghiên cứu những lý luận cơ bản về doanh nghiệp nhỏ và vừa như

khái niệm, đặc điểm và vai trò của các doanh nghiệp này. Nghiên cứu những lý luận chung về tín dụng và chất lượng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho thấy vai trò của tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thứ hai, nghiên cứu chung thực trạng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Vietcombank Bình Thạnh. Trong đó, nghiên cứu tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa có quan hệ tín dụng với Vietcombank Bình Thạnh về số lượng doanh nghiệp, cơ cấu doanh nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp và phân theo ngành kinh tế. Nêu lên thực trạng về hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua một số chỉ tiêu định lượng như doanh số cho vay, tổng dư nợ và kết cấu dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn, thu nhập từ hoạt động cho vay, vòng quay vốn vay và hiệu suất sử dụng vốn.

Bình Thạnh đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, góp phần đưa ra các giải pháp và kiến nghị đối với các cơ quan quản lý, với Chi nhánh và doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tác giả mong rằng Luận văn sẽ đóng góp được một phần nhỏ trong việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TS. Nguyễn Minh Kiều (2011). Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. NXB Lao động xã hội.

Đậu Thị Kim Nhung (2013). Tái định vị thương hiệu Vietcombank : Tầm cao

mới, sức sống mới, Tạp chí Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, 234-

235, 26-27.

Hoàng Văn Hoa và Tôn Thị Nga (năm 2009). “Giải pháp nâng cao chất

lượng trong hoạt động tín dụng”, Tạp chí Khoa học và công nghệ - Đại học

Đà Nẵng, 04.

Nguyễn Hòa Bình (2013). Tiếp tục đổi mới, hướng tới tương lai, Tạp chí Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, 234-235, 3-5.

ThS. Nguyễn Tiến Trung, Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng, 2012, http://trungblc.blogspot.com .

TS. Trương Quang Thông (2010). Tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp

nhỏ và vừa, Nghiên cứu thực nghiệm tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.

Chính phủ, số 01/NQ-CP, Nghị quyết về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân

sách nhà nước năm 2013, 07/01/2013,www.chinhphu.vn.

Chính phủ, số 02/NQ-CP, Nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn

cho sản xuất, kinh doanh hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, 07/01/2013,

www.chinhphu.vn.

Chính phủ, số 49/2000/NĐ-CP, Nghị định về tổ chức và hoạt động của ngân

hàng thương mại, 12/09/2000, www.moj.gov.vn.

Chính phủ, số 56/2009/NĐ-CP, Nghị định về trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa, 30/06/2009, www.chinhphu.vn.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, số 06/2008/QĐ-NHNN, Quyết định ban

hành quy định phân loại ngân hàng thương mại cổ phần, 12/03/2008,

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, số 21/2010/TT-NHNN, Quy định của NHNN, Quy định Báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài,

2010, www.sbv.gov.vn.

Ngân hàng Nhà nước, số 1627/2001/QĐ/NHNN, Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng

đối với khách hàng, 31/12/2001, www.moj.gov.vn.

Quốc hội, số 47/2010/QH12, Luật các Tổ chức tín dụng, 2010,

www.chinhphu.vn.

Thủ tướng Chính phủ, số 1231/QĐ-TTg, Quyết định về việc phê duyệt kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2012 – 2015,

07/09/2012, www.chinhphu.vn.

Thủ tướng Chính phủ, số 601/QĐ-TTg, Quyết định thành lập quỹ phát triển

doanh nghiệp nhỏ và vừa, 17/04/2013, www.chinhphu.vn.

Tổng Cục Thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội hàng tháng, năm 2010, 2011, 2012 , www.gso.gov.vn.

PHỤ LỤC

A. Chi tiết phân loại nợ theo 05 nhóm nợ quy định tại Thông tƣ số 15/2010/TT-NHNN ngày 16/06/2010

Căn cứ vào thực trạng tài chính của khách hàng và/hoặc thời hạn thanh toán nợ gốc và lãi vay, tổ chức tài chính quy mô nhỏ thực hiện phân loại nợ theo năm (05) nhóm như sau:

1. Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

 Các khoản nợ trong hạn.

 Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày. 2. Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

 Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày.

 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu. 3. Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

 Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày.

 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu.

 Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

4. Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn) bao gồm:

 Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày.

 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu.

 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. 5. Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

 Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên.

 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.

 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.

 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

B. Mạng lƣới phòng Giao dịch của Vietcombank Bình Thạnh, TP. Hồ Chí

Minh

Phòng Giao dịch Địa chỉ

PGD quận 2 Số 17, Trần Não, P. Bình An, Q. 2.

PGD Thanh Đa Số 612, Xô Viết Nghệ Tĩnh, P. 25, Q. Bình Thạnh.

PGD Đinh Tiên Hoàng Số 58, Đinh Tiên Hoàng, P. 1, Q. Bình Thạnh.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam - chi nhánh bình thạnh, tp. hcm (Trang 89 - 96)