Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam - chi nhánh bình thạnh, tp. hcm (Trang 34 - 37)

7. Kết cấu của Luận văn

1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Việt Nam là một nước đi sau trong quá trình phát triển kinh tế trong khu vực cũng như trên thế giới. Vì vậy chúng ta có nhiều thuận lợi hơn do có thể học hỏi, tiếp thu những bài học phù hợp với hoàn cảnh kinh tế nước nhà và tránh được những lệch hướng của các nước đi trước.

Thứ nhất, xây dựng nền tảng cơ bản và chắc chắn cho sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đó là một Chính phủ mạnh, một môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh và cơ sở hạ tầng có hiệu quả.

Thứ hai, thành lập các tổ chức hỗ trợ tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa với

lãi suất ưu đãi, giúp các doanh nghiệp này tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, cải thiện dịch vụ cho vay, nâng cao tính hiệu quả và tính cạnh tranh trong quá trình hoạt động. Bên cạnh đó, các NHTM buộc phải dành một lượng vốn nhất định đầu tư cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới thành lập hoặc mua sắm cơ sở vật chất.

Thứ ba, thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa để hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này dễ dàng và hiệu quả hơn, góp phần đa dạng hóa các thành phần kinh tế, tăng tính cạnh tranh giữa các khu vực.

Thứ tư, tăng cường hợp tác giữa các tổ chức tín dụng với các tổ chức khác

thuê tài chính với chức năng cho thuê tài chính nhằm tài trợ vốn trung, dài hạn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; các tổ chức bảo lãnh tín dụng có sự hợp tác chặt chẽ của các phòng thương mại, hiệp hội doanh nghiệp, ngân hàng và chính quyền địa phương…

Thứ năm, thành lập các hiệp hội doanh nghiệp, nghiệp đoàn doanh nghiệp và

hội nghề nghiệp để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, giúp các doanh nghiệp đứng vững trước những biến động của thị trường, có điều kiện học hỏi kinh nghiệm, hỗ trợ thông tin, quản lý,… lẫn nhau, hợp tác cùng phát triển.

Thứ sáu, xây dựng hành lang pháp lý đồng bộ và các chính sách ưu tiên cho

các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chẳng hạn như xác định đối tượng các doanh nghiệp cần hỗ trợ, lĩnh vực ưu tiên, ưu đãi, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, phát triển cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn, ngoại thành,…

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chương 1, Luận văn đã tập trung nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề:

Thứ nhất, khái quát những lý luận cơ bản như khái niệm, đặc điểm và vai trò

của ngân hàng thương mại và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế thị trường.

Thứ hai, hệ thống hóa những lý luận chung về các hoạt động tín dụng của NHTM và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thứ ba, nghiên cứu cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng của các NHTM nói

chung cũng như chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Luận văn cũng đưa ra những chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng tại các NHTM và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời, nêu lên mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng và hiệu quả hoạt động tín dụng của các NHTM.

Thứ tư, Luận văn đề cập đến một số bài học kinh nghiệm trong hoạt động tín

học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam.

Cơ sở lý luận ở chương 1 là nền tảng cho việc đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng cũng như cơ sở để đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM trong nền kinh tế, đảm bảo hệ thống ngân hàng phát triển an toàn.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH THẠNH, TP. HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam - chi nhánh bình thạnh, tp. hcm (Trang 34 - 37)