Nhóm giải pháp về nghiệp vụ tín dụng

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam - chi nhánh bình thạnh, tp. hcm (Trang 82 - 85)

7. Kết cấu của Luận văn

3.2.3. Nhóm giải pháp về nghiệp vụ tín dụng

3.2.3.1. Đa dạng hóa hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và

vừa

Thực tế tại Vietcombank Bình Thạnh, cho vay trung dài hạn còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ. Vì vậy, Chi nhánh cần đẩy mạnh cho vay trung dài hạn để giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể đầu tư tài sản cố định, máy móc thiết bị hiện đại, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Vietcombank Bình Thạnh nên bổ sung loại hình cho thuê tài sản đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp không đủ vốn tự có mua tài sản. Khi đó Ngân hàng cũng tránh được tình trạng ứ đọng vốn.

Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa có rủi ro rất lớn. Tuy nhiên, Chi nhánh nên mạnh dạn xem xét mức độ tín nhiệm của các doanh nghiệp này để có thể cho vay tín chấp. Ngân hàng nên căn cứ vào hiệu quả của phương án vay vốn, nguồn trả nợ chính là lợi nhuận mang lại từ phương án sản xuất. Ngân hàng cũng có thể góp chung vốn để cùng thực hiện với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

3.2.3.2. Chính sách tín dụng

Có thể nói chính sách tín dụng là nhân tố đầu tiên quyết định hướng chiến lược kinh doanh của Ngân hàng. Nội dung chính sách tín dụng bao gồm chính sách về lãi suất và phí suất tín dụng, chính sách quy mô và giới hạn tín dụng, thời hạn tín dụng và kỳ hạn trả nợ… Vì thế để hoạt động cho vay thực sự có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng thì ngân hàng phải xây dựng được một chính sách tín dụng hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vốn của khách hàng.

Bên cạnh việc đa dạng hoá các hình thức cho vay, cần đa dạng hoá các loại tài sản đảm bảo. Danh mục tài sản đảm bảo của Vietcombank Bình Thạnh chủ yếu vẫn là thế chấp bằng nhà ở, quyền sử dụng đất, máy móc thiết bị. Trong thực tế, tài sản đảm bảo còn có cầm cố bằng trái phiếu, kỳ phiếu; thế chấp các loại tài sản khác

như hàng hoá, các khoản phải thu, các hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng nhận thầu,… Ngân hàng muốn thu hút được nhiều khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa thì cần phải mở rộng danh sách các tài sản đảm bảo này bởi hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa có tài sản nhỏ, không đủ điều kiện để thế chấp vay vốn.

Xây dựng chính sách tín dụng, Ngân hàng còn cần phải xác định một cơ cấu nợ hợp lý. Hiện nay, dư nợ cho vay của Vietcombank Bình Thạnh đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu tập trung vào nguồn vốn ngắn hạn, dư nợ cho vay trung dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nợ cho vay. Vì thế trong thời gian tới, Ngân hàng cần tập trung phát triển tín dụng trung dài hạn. Các doanh nghiệp thường có nhu cầu vốn trung dài hạn để mua sắm trang thiết bị, xây dựng, cải tiến kỹ thuật… và trong điều kiện phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ thì nhu cầu vốn trung dài hạn để đầu tư ngày càng gia tăng. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi có thể giúp cho Ngân hàng mở rộng được doanh số cho vay, vì thế Ngân hàng cần tận dụng khai thác để phát triển hoạt động cho vay trung dài hạn. Trong chính sách tín dụng của NHTM thì chính sách về lãi suất và phí suất tín dụng là một trong những chính sách cực kỳ quan trọng. Ngân hàng cần đưa ra các mức lãi suất tín dụng khác nhau tuỳ theo kỳ hạn, tuỳ theo loại tiền và tuỳ theo loại khách hàng. Lãi suất có thể cố định trong suốt kỳ hạn tín dụng hoặc biến đổi tuỳ theo thay đổi của lãi suất thị trường. Ngân hàng đưa ra mức lãi suất định trước nhưng có thể cho phép các Cán bộ tín dụng đưa ra mức lãi suất thoả thuận trong giới hạn cho phép đối với những khách hàng truyền thống, khách hàng vay lớn.

Khi xây dựng chính sách tín dụng, Ngân hàng phải tính đến rủi ro lãi suất, lãi suất hòa vốn, lãi suất cạnh tranh trên thị trường vì thế cần đưa ra các mức lãi suất linh hoạt, đa dạng trên cơ sở đảm bảo được khả năng sinh lời cũng như khả năng cạnh tranh của Ngân hàng.

Lãi suất tín dụng phụ thuộc nhiều yếu tố khác như lãi suất huy động, chi phí khác, thuế, rủi ro… Vì thế cần xây dựng một chính sách lãi suất đồng bộ, linh hoạt,

có cơ cấu hợp lý… và phải được phổ biến đến mọi Cán bộ tín dụng.

3.2.3.3. Về quy trình tín dụng

Công tác thẩm định trước khi ra quyết định cho vay là một việc làm hết sức cần thiết bởi nó có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả cho vay của Ngân hàng. Vì thế, Ngân hàng cần thực hiện tốt công tác này để có thể tiến hành phân loại được khách hàng một cách chính xác, xây dựng được một danh sách khách hàng để dễ dàng hơn trong việc ra quyết định cho vay, đảm bảo hoạt động cho vay có hiệu quả hơn.

- Về thu thập thông tin

Cán bộ tín dụng phải thu thập thông tin từ nhiều kênh, nhiều nguồn khác nhau, chọn lọc ra những thông tin cần thiết, có như vậy mới tránh được rủi ro khi ra quyết định cho vay và doanh nghiệp có cơ hội vay được vốn. Ngân hàng nên tham khảo thông tin từ Trung tâm Thông tin tín dụng của NHNN (CIC) và Trung tâm Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Đây là những tổ chức có thể cung cấp thông tin đầy đủ nhất về hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài ra, Cán bộ tín dụng cần chủ động khảo sát tình hình tại cơ sở của các doanh nghiệp để thu thập được thông tin chính xác.

- Về phân tích và đánh giá khách hàng

Qua báo cáo tài chính (BCTC) của doanh nghiệp, Cán bộ tín dụng phải đánh giá được tình hình vay nợ, khả năng hoàn trả, tốc độ vòng quay bình quân vốn lưu động, lợi nhuận của doanh nghiệp, đặc biệt chú ý đến khả năng sinh lời của phương án xin vay. Ngoài ra, trong quá trình cấp vốn cho doanh nghiệp, Ngân hàng phải tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát việc sử dụng vốn vay để kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp khi cần thiết.

3.2.3.4. Cơ chế bảo đảm tiền vay

Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, điều đáng quan tâm nhất khi vay vốn ngân hàng là điều kiện về tài sản thế chấp. Đây là vấn đề hết sức nan giải với các

doanh nghiệp nhỏ và vừa trong hoàn cảnh tài sản thế chấp còn quá ít ỏi. Thực tế và lý luận đã chứng minh được rằng điều kiện quan trọng nhất để đảm bảo an toàn đồng vốn cho vay không phải là tài sản thế chấp mà chính là ở tính khả thi của phương án, dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Vietcombank Bình Thạnh nên sử dụng hình thức bảo lãnh tín dụng và phân định khách hàng cụ thể để thực hiện cho vay:

- Đối với doanh nghiệp được bảo lãnh tín dụng một phần và đủ tài sản thế chấp cho phần còn lại thì yêu cầu doanh nghiệp thực hiện đảm bảo nợ đủ theo yêu cầu.

- Đối với doanh nghiệp được bảo lãnh tín dụng tín dụng một phần và tài sản thế chấp không đủ đảm bảo cho phần còn lại thì yêu cầu dùng tài sản hình thành từ vốn vay tiếp tục đảm bảo cho nợ vay còn lại.

- Đối với các doanh nghiệp không đủ điều kiện thực hiện hai dạng trên thì Ngân hàng cần chú ý trong thẩm định dự án, phương án vay vốn bằng cách thông qua hội đồng tín dụng với những chuyên gia tư vấn.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam - chi nhánh bình thạnh, tp. hcm (Trang 82 - 85)