Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam - chi nhánh bình thạnh, tp. hcm (Trang 72 - 77)

7. Kết cấu của Luận văn

2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân

2.4.2.1. Những hạn chế về chất lượng tín dụng

Hoạt động kinh doanh ngân hàng là lĩnh vực rất nhạy cảm với những biến động từ phía thị trường, sự thay đổi tình hình kinh tế - xã hội và chịu sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý kinh tế. Chính vì vậy, Chi nhánh cần xác định và đánh giá những hạn chế còn tồn tại, để từ đó có những biện pháp hữu hiệu nhằm duy trì các mặt đạt được đồng thời xử lý những mặt hạn chế để nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng nói chung cũng như tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng trong thời gian tới.

Vietcombank Bình Thạnh có chất lượng tín dụng khá tốt. Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần giải quyết. Cụ thể:

- Về năng lực, phẩm chất Cán bộ tín dụng

Hầu hết Cán bộ tín dụng đều còn rất trẻ nên thiếu kinh nghiệm trong việc cấp tín dụng, chưa bám sát tình hình thực tế, còn nhiều e ngại khi quan hệ tín dụng với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đa phần Cán bộ tín dụng có kiến thức về tài chính ngân hàng nên thiếu hiểu biết khi thẩm định một số ngành như xây dựng, y tế, kỹ thuật,…

Mặt khác, trong quá trình cho vay, nhiều Cán bộ tín dụng thiếu khả năng phán đoán và cách nhìn toàn diện về hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh, chỉ xoay quanh các tài sản mang tính chất đảm bảo trực diện. Chưa quan tâm đến công tác tư vấn cho doanh nghiệp mà chỉ lo thúc giục doanh nghiệp cung cấp đủ các thủ tục hành chính máy móc.

- Về quản lý tín dụng

Chưa có tiêu chuẩn, chuẩn mực đánh giá khách quan năng lực hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng như hiệu quả của các dự án đầu tư. Do đó, việc quyết định cho vay chưa đảm bảo tính khách quan.

- Về việc chấp hành cơ chế, quy chế

Việc chấp hành quy trình tín dụng chưa được coi trọng, còn nặng tính hình thức đối với cả khách hàng và bản thân Cán bộ tín dụng.

Trong quá trình xét duyệt và quyết định cho vay cũng như quá trình thẩm định trước, trong và sau khi cho vay còn xao nhãng, chưa thực sự sâu sát với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hạn mức và thời hạn cho vay còn chưa thực sự phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Vì vậy, trong quá trình xem xét, quyết định cho vay cần phải linh hoạt hơn.

- Về thủ tục cho vay

Thủ tục cho vay còn quá cứng nhắc, chưa được linh hoạt nhất là thủ tục về cầm cố thế chấp. Thời gian xét duyệt quyết định cho vay còn kéo dài, làm lỡ kế hoạch, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp vì tình trạnh quá tải đối với một số Cán bộ tín dụng.

- Về chất lượng tín dụng

Khủng hoảng kinh tế làm ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng cũng như chất lượng hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Tình hình kinh tế bất ổn khiến nhiều doanh nghiệp lao đao, gặp khó khăn trong việc hoàn trả các khoản nợ vay ngân

hàng. Chính điều này đã làm cho tình trạng nợ quá hạn của Ngân hàng tăng lên, đặc biệt là trong năm 2012.

- Về khả năng mở rộng khách hàng

Vietcombank Bình Thạnh đã thực sự quan tâm nhóm khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, coi đây là khách hàng tiềm năng. Nhưng bản thân doanh nghiệp lại có những vấn đề khiến việc mở rộng hoạt động tín dụng của Ngân hàng gặp nhiều bất cập. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có vốn ít, cơ cấu vốn không hợp lý, tỷ lệ vốn vay chiếm tỷ trọng quá cao trong tổng nguồn vốn, việc sử dụng vốn chưa hiệu quả,… Bên cạnh đó, phương án kinh doanh của nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự thuyết phục được Ngân hàng đầu tư vốn; khả năng nắm bắt thông tin thị trường hạn chế,… Những điều này đã khiến việc mở rộng khách hàng và mở rộng tín dụng gặp rất nhiều khó khăn.

- Về tài sản đảm bảo

Cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn phát sinh nợ quá hạn và tài sản đảm bảo khó có thể trở thành nguồn thu nợ thứ hai do tài sản có tính thị trường không cao. Tài sản đảm bảo là bất động sản thì khó thu hồi phát mại do tính Ngân hàng không muốn xử lý tài sản thế chấp. Tài sản đảm bảo là động sản thì hầu hết là dây chuyền sản xuất cũ, lạc hậu nên việc xử lý gặp nhiều khó khăn, giá trị thu hồi nhỏ.

2.4.2.2. Nguyên nhân

Những hạn chế trên đây về chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Vietcombank Bình Thạnh do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra.

- Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, môi trường kinh doanh chưa thuận lợi cho đầu tư tín dụng, còn thiếu nhiều định chế phụ trợ cần thiết.

Thứ hai, môi trường pháp lý bộc lộ nhiều yếu kém về mặt hiệu lực, tính đồng bộ giữa các văn bản pháp luật, cơ quan ban ngành liên quan, đặc biệt là các văn bản liên quan đến cơ chế cho vay.

Thứ ba, thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội lớn nhất nước, trong đó lực lượng ngân hàng phát triển rất lớn mạnh. Vì vậy, mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

- Nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng

Thứ nhất, trình độ năng lực của Cán bộ tín dụng Vietcombank Bình Thạnh

chưa đồng đều, chưa theo kịp chuyển biến của môi trường. Nhiều Cán bộ tín dụng chưa thực sự nghiêm túc tuân thủ quy trình tín dụng trong quá trình thực hiện nghiệp vụ. Hầu hết Cán bộ tín dụng còn khá trẻ, thiếu kinh nghiệm làm việc thực tế.

Thứ hai, Cán bộ tín dụng chưa tích cực tư vấn cũng như chủ động cùng doanh nghiệp xây dựng phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả.

Thứ ba, điều kiện vay vốn của Vietcombank Bình Thạnh khá chặt chẽ, tất cả

các khoản vay đều phải có tài sản đảm bảo, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa không đủ tài sản cầm cố, thế chấp đã không thể tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Thứ tư, thời gian thực hiện quá trình cấp vốn tốn nhiều thời gian. Nhiều doanh nghiệp phàn nàn về thời gian ra quyết định cho vay.

Thứ năm, Chi nhánh chưa thực sự quan tâm đến chiến lược khách hàng, đến

hoạt động marketing nên ít thu hút khách hàng, còn thụ động ngồi chờ khách hàng đến vay vốn.

- Nguyên nhân từ phía khách hàng

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa không đưa ra được phương án kinh doanh khả thi. Ngân hàng nhiều khi phải tư vấn cho doanh nghiệp về thủ tục, cách lập kế hoạch kinh doanh, phương án vay vốn và kế hoạch trả nợ ngân hàng. Nhưng đa số

doanh nghiệp vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu lập kế hoạch hoặc lưu chuyển tiền mặt trong năm.

Thực tế nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa quá phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng, chưa chủ động tạo vốn tư có như cổ phần hóa, liên kết liên doanh,… Các doanh nghiệp này đã thiếu vốn kinh doanh và còn không đủ tài sản thế chấp, không có đầy đủ tài liệu báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, năng lực tài chính, trình độ kỹ thuật yếu kém, sản xuất kinh doanh chịu nhiều áp lực cạnh tranh nên sản phẩm sản xuất không tiêu thụ được, sản xuất đình trệ nên không có khả năng trả nợ.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chương 2, Luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh cũng như thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Vietcombank Bình Thạnh trong thời gian qua. Trên cơ sở đánh giá và phân tích hệ thống số liệu thực tế tình hình tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Vietcombank Bình Thạnh, có thể thấy những kết quả mà Chi nhánh đã đạt được cũng như những hạn chế trong hoạt động tín dụng Chi nhánh phải đối mặt, những nguyên nhân dẫn tới việc tồn tại những hạn chế. Qua đó, khẳng định được vai trò và những đóng góp quan trọng của Vietcombank Bình Thạnh trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Sắp tới, Vietcombank Bình Thạnh cần phát huy những kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế trong hoạt động tín dụng. Đồng thời, Vietcombank Bình Thạnh cần có những giải pháp nâng cao và mở rộng hoạt động tín dụng, để đóng góp ngày càng nhiều vào sự phát triển kinh tế của đất nước.

Chƣơng 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH THẠNH, TP. HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam - chi nhánh bình thạnh, tp. hcm (Trang 72 - 77)