Đối với cơ quan quản lý vĩ mô

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam - chi nhánh bình thạnh, tp. hcm (Trang 86 - 88)

7. Kết cấu của Luận văn

3.3.1.Đối với cơ quan quản lý vĩ mô

Mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra đối với đất nước trong thời gian tới là hết sức to lớn và nặng nề, chúng ta vừa phải vượt qua những khó khăn trước mắt, đồng thời phải đẩy mạnh đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng nhằm tạo nền tảng phát triển vững chắc hơn cho những năm tiếp theo. Riêng đối với ngành ngân hàng, để có thể lành mạnh hóa hệ thống và hoạt động hiệu quả hơn, các cơ quan quản lý vĩ mô cần tạo ra những điều kiện thuận lợi

cho các NHTM.

3.3.1.1. Đối với Chính phủ

Thứ nhất, hoàn thiện các chế định pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh tín dụng, đầu tư và vay vốn ngân hàng làm sao cho đơn giản, cụ thể và chính xác. Hoàn thiện chế định về quyền sở hữu tạo điều kiện cho khách hàng có nhiều cơ hội tiếp cận với vốn và các dịch vụ của ngân hàng.

Thứ hai, tạo môi trường bình đẳng, không phân biệt giữa các thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp, dù là lớn hay nhỏ, thuộc thành phần kinh tế quốc doanh hay ngoài quốc doanh. Đặc biệt, nâng cao vai trò đích thực của hiệp hội doanh nghiệp trong tư cách một tổ chức nghề nghiệp.

Thứ ba, tạo điều kiện cho các NHTM trong việc mua bán, phát mại tài sản thế chấp.

Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện các chính sách hỗ trợ nhằm phát huy vai trò của

các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Xây dựng quỹ hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nâng cao hiệu quả hoạt động của quỹ bảo lãnh cho vay cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên cơ chế bảo lãnh một phần, nhằm khuyến khích các tổ chức cho vay thông qua việc gánh chịu một phần rủi ro cho vay. Với sự ra đời của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa vào ngày 17/04/2013, Chính phủ cần tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp này nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, góp phần làm tăng thu nhập, tạo việc làm cho người lao động.

3.3.1.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước

Để góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế đất nước cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM, NHNN cần phát huy hơn nữa vai trò quản lý của mình.

NHNN cần tiếp tục chỉ đạo, triển khai có hiệu quả đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu giai đoạn 2011 – 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đồng thời cùng các Bộ, Ban, Ngành địa phương quan tâm, tháo gỡ kịp

thời những khó khăn vướng mắc để các NHTM tiếp tục phát huy vai trò quan trọng của mình, vừa tăng khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập vừa gia tăng khả năng đáp ứng các sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, đóng góp nhiều hơn nữa đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Để có thể hỗ trợ cho các NHTM trong việc thu thập và tìm kiếm thông tin. NHNN cần hoàn thiện hệ thống thông tin. Cụ thể là chấn chỉnh để làm tăng tính hiệu quả của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC), từ khâu cập nhật dữ liệu đến việc cung cấp số liệu, để thông tin đảm bảo độ chính xác, kịp thời và tin cậy nhằm giúp ngân hàng thẩm định khách hàng tốt hơn, giảm bớt rủi ro trong hoạt động cho vay. Đồng thời kết hợp với các tổ chức tín dụng, đảm bảo tăng cường lượng thông tin hai chiều giữa trung tâm với các tổ chức tín dụng.

Ngoài ra, NHNN cần đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế thực hiện các hoạt động cho vay và bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam - chi nhánh bình thạnh, tp. hcm (Trang 86 - 88)