Phát triển Việt Nam giai đoạn 2011-2015
Với quy mô dân số 86 triệu dân (2010), tỷ lệ người dân sử dụng các dịch vụ ngân hàng còn thấp, nền kinh tế mở và tiếp tục tăng trưởng khá trong các năm tiếp theo, ngành ngân hàng Việt Nam được đánh giá là có nhiều tiềm năng phát triển trong giai đoạn 2011- 2015.
Tuy nhiên, ngành ngân hàng cũng sẽ phải đối mặt với không ắt khó khăn từ các chắnh sách tiền tệ thắt chặt, yêu cầu nâng cao khả năng quản trị điều hành theo thông lệ quốc tế.
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) có xu hướng giảm dần do cạnh tranh ngày càng khốc liệt và các NHTMCP vẫn tiếp tục sử dụng chiến lược cạnh tranh về giá trong giai đoạn này. Tỷ trọng thu từ hoạt động tắn dụng sẽ giảm dần và tỷ trọng thu dịch vụ sẽ không ngừng gia tăng, thu từ hoạt động đầu tư cũng sẽ bắt đầu tăng ổn định trở lại. Kênh phân phối internet phát triển mạnh bên cạnh kênh phân phối ngân hàng truyền thống đòi hỏi sự đầu tư các công nghệ ứng dụng và bảo mật trực tuyến. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng và phức tạp và trở thành yếu tố quan trọng trong cạnh tranh trong đó khối các ngân hàng nước ngoài sẽ bắt đầu tăng tốc và tiên phong trong việc đưa ra thị trường các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện đại để chiếm lĩnh thị trường sau khi thoát ra khỏi thời kỳ suy thoái. Xu hướng M&A trong lĩnh vực ngân hàng sẽ là xu hướng tất yếu trên thị trường, nhất là đối với khả năng NHNN tiếp tục nâng mức vốn pháp định dự kiến lên 5.000 tỷ đồng năm 2012 và 10.000 tỷ đồng năm 2015.
năng, đáp ứng các yêu cầu về mở rộng tăng trưởng gắn với chất lượng, khả năng quản trị điều hành, quản lý rủi ro, phát triển ngân hàng bán lẻ, tăng cường đầu tư CNTT hiện đại, phát triển sản phẩm và cải tiến chất lượng dịch vụ; tăng cường công khai minh bạch.
Trên cơ sở đánh giá triển vọng của nền kinh tế Việt Nam cũng như đánh giá môi trường kinh doanh và định hướng chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011-2015, với kinh nghiệm 55 năm hoạt động, BIDV xác định chiến lược như sau:
Mục đắch Ờ sứ mệnh: Xây dựng BIDV trở thành Tập đoàn tài chắnh - ngân hàng đa sở hữu, kinh doanh đa dạng trong lĩnh vực tài chắnh ngân hàng, hoạt động theo thông lệ quốc tế, chất lượng và hiệu quả hàng đầu trong các định chế tài chắnh tại Việt Nam.
Tầm nhìn: Trở thành 1 trong 20 Ngân hàng hiện đại có chất lượng, hiệu quả và uy tắn hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2020.
Mục tiêu ưu tiên:
- Xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức, quản trị tăng cường năng lực điều hành các cấp của BIDV tạo nền tảng vững chắc để phát triển thành Tập đoàn tài chắnh hàng đầu tại Việt Nam;
- Tập trung tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng; chủ động kiểm soát rủi ro và tăng trưởng bền vững;
- Duy trì và phát triển vị thế, tầm ảnh hưởng của BIDV trên thị trường tài chắnh, nỗ lực tiên phong thực thi có hiệu quả chắnh sách tiền tệ quốc gia;
- Nâng cao năng lực quản trị rủi ro; chủ động áp dụng và quản lý theo các thông lệ tốt nhất phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam;
- Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn về dư nợ tắn dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ;
- Nâng cao năng lực khai thác ứng dụng, công nghệ trong hoạt động kinh doanh, tạo đột phá để tăng hiệu quả và năng suất lao động;
- Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, lực lượng chuyên gia, nâng cao năng suất lao động;
- Phấn đấu trở thành ngân hàng được xếp hạng tắn nhiệm tốt nhất tại Việt Nam bởi các tổ chức định hạng tắn nhiệm quốc tế;
3.1.2. Định hướng hoạt động năm 2012 tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội
Căn cứ kế hoạch kinh doanh 03 năm giai đoạn 2010-2012 của toàn hệ thống; Trên cơ sở nhận định tình hình kinh tế vĩ mô những tháng cuối nãm 2011 và dự báo môi trường hoạt động kinh doanh năm 2012, đánh giá các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đến 31/12/2011, Ban lãnh đạo BIDV Hà Nội đã đưa ra định hướng hoạt động của Chi nhánh trong thời gian tới:
- Thực hiện cơ cấu lại toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực hoạt động của BIDV Hà Nội, khắc phục được những bất cập, tồn tại hiện nay, đảm bảo cho sự phát triển an toàn và bền vững; Tập trung mọi nguồn lực để gia tăng huy động vốn, đặc biệt là huy động vốn VNĐ, huy động vốn trung dài hạn, kiểm soát tắnh thanh khoản tại mọi thời điểm.
- Bám sát, quán triệt và chấp hành nghiêm túc các định hướng của Chắnh phủ, biện pháp chỉ đạo điều hành chắnh sách tiền tệ của NHNN, của BIDV. Lường đón khó khăn thách thức của kinh tế thế giới và trong nước, diễn biến kinh tế trên địa bàn Thủ đô, ứng phó kịp thời trước những biến động của thị trường, tiên liệu được các diễn biến của nền kinh tế, ngành ngân hàng trong giai đoạn tiếp theo.
- Tiếp tục phát huy vai trò là Chi nhánh đầu mối của hệ thống BIDV thực hiện các chương trình phát triển kinh tế Thủ đô giai đoạn 2010-2015.
- Đảm bảo kết quả thực hiện tắch cực đối với kế hoạch chiến lược đã được BIDV đề ra và tạo tiền đề vững chắc cho các mục tiêu chiến lược giai đoạn 2013- 2015.
- Chủ động nắm bắt những cơ hội kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế phục hồi, tập trung xác định rõ ngành, lĩnh vực kinh doanh có ưu thế trong hồi phục, triển vọng phát triển để có định hướng tái cơ cấu nền khách hàng và cơ cấu lại danh mục đầu tư, danh mục tắn dụng đồng thời xác định các xu hướng biến động trong sản xuất công nghiệp, dịch vụ, tiêu dùng để có kế hoạch chỉ đạo phân
bổ tắn dụng hợp lý.
- Chuyển đổi mạnh mẽ hoạt động quản trị chiến lược kinh doanh nói chung và lập kế hoạch kinh doanh nói riêng của BIDV theo mô hình đề xuất của tư vấn TA2.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả điều hành hoạt động kinh doanh toàn hệ thống của Ban Lãnh đạo qua công cụ kế hoạch; Thể hiện rõ tắnh định hướng, chỉ đạo với mọi hoạt động kinh doanh của các Chi nhánh; Từng bước công khai, bình đẳng, làm rõ hoạt động kinh doanh của từng đơn vị kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực.
- Định hướng cụ thể của BIDV Hà Nội đối với các chỉ tiêu kinh doanh năm 2012 như sau:
Các chỉ tiêu cơ bản:
- Dư nợ tắn dụng: 5.176 tỷ đồng - Nguồn vốn huy động: 8.550 tỷ đồng - Thu dịch vụ ròng: 130 tỷ đồng
- Doanh thu khai thác phắ bảo hiểm: 9 tỷ đồng
Các chỉ tiêu khác:
- Tỷ lệ dư nợ xấu: < 1%/Tổng dư nợ. - Tỷ lệ dư nợ nhóm 2: 3.3%/Tổng dư nợ
- Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn/Tổng dư nơ: 14.6% - Tỷ lệ cho vay BĐS: 20%/ Tổng dư nợ
- Năng suất lao động bình quân tăng 10% so với năm 2011.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XÂY LẮP