Hoàn thiện quy trình, chắnh sách cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp xây lắp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 104 - 109)

Trong thời gian qua, hệ thống BIDV nói chung và BIDV Hà Nội nói riêng đã không ngừng cải tiến, hoàn thiện, đổi mới quy trình cho vay đối với khách hàng để cạnh tranh và hội nhập trong bối cảnh mới. Hiện nay, quy trình cho vay của Ngân hàng TMCP đầu tư & phát triển Việt Nam đã được chuẩn hoá và áp dụng chung cho toàn hệ thống, do vậy việc thực hiện, kiểm tra giám sát các khâu trong quá trình cho vay được thực hiện chuẩn mực, trách nhiệm của từng khâu, từng cấp trong quá trình tác nghiệp cũng được phân định rõ ràng, minh bạch, các sản phẩm dịch vụ cung cấp tới khách hàng ngày một hoàn thiện, chuyên nghiệp hơn.

Không nằm ngoài tiến trình đó, việc cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp hoạt động thi công xây lắp cũng được Ngân hàng TMCP đầu tư & phát triển Việt Nam không ngừng hoàn thiện theo hướng kiểm soát rủi ro, nâng cao chất lượng cho vay đối với đối tượng khách hàng này, cụ thể:

Từ năm 2003, Ngân hàng TMCP đầu tư & phát triển Việt Nam đã ban hành công văn số 925/CV-TD3 ngày 03/04/2003 quy định về việc: Cho vay hỗ trợ ngắn hạn phục vụ thi công xây lắp.

Đến năm 2005, Ngân hàng TMCP đầu tư & phát triển Việt Nam tiếp tục ban hành công văn số 6676/CV-TD1 ngày 06/12/2005 quy đinh về việc Tiếp tục tăng cường chấn chỉnh công tác tắn dụng trong lĩnh vực xây lắp nhằm thống nhất, áp dụng chung toàn hệ thống đồng thời tạo công cụ để kiểm tra, giám sát các Chi nhánh trong quá trình cho vay đối với nhóm khách hàng này.

Sau khi đổi mới các quy trình cấp tắn dụng chung của toàn hệ thống vào thời điểm 15/07/2009, Ngân hàng TMCP đầu tư & phát triển Việt Nam tiếp tục hoàn thiện và ban hành quy định số 6480/QĐ-PTSP ngày 11/11/2009 quy định về việc cho vay ngắn hạn phục vụ thi công xây lắp, thay thế công văn số 925/CV-TD3 ngày 03/04/2003, công văn số 6676/CV-TD1 ngày 06/12/2005. Quy định này đã cụ thể hoá về phạm vi áp dụng, các văn bản pháp lý tham khảo, đối tượng, điều kiện cho vay,mức cho vay, lãi suất, thời hạn, phương thức cho vay, quản lý giám sát trong quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, đảm bảo nợ vay..., giúp cho các Chi nhánh thống nhất trong việc cho vay và quản trị đối với khách hàng xây

lắp đồng thời giảm tỷ lệ nợ xấu, nâng cao đáng kể chất lượng của các khoản vay. Tuy nhiên, một số quy định quá cụ thể đối với cho vay ngắn hạn phục vụ thi công xây lắp đã làm cho việc cho vay thiếu đi tắnh mềm dẻo, linh hoạt. Trong một số trường hợp không hoàn toàn phù hợp với thực tiễn hoạt động của các DNXL. Hiện nay, rất nhiều công trình xây dựng lớn, có thời hạn thi công kéo dài trên 2 năm, công tác nghiệm thu, xác nhận thanh toán theo giai đoạn kéo dài do khối lượng công việc phát sinh lớn, phức tạp. Tuy nhiên, theo quy định, việc cho vay ngắn hạn tối đa không vượt quá 12 tháng và Ngân hàng không chấp nhận cho vay đối với các công trình có nợ đọng từ 06 tháng trở lên tắnh từ ngày nghiệm thu công trình theo giai đoạn đã dẫn đến việc không đáp ứng thời gian thi công, thậm chắ dẫn đến chất lượng của các công trình không được đảm bảo trong khi mối quan hệ giữa Chủ đầu tư và các Nhà thầu về cơ bản vẫn chưa được cải thiện theo hướng bình đẳng trong các quan hệ kinh tế, các Nhà thầu vẫn bị các Chủ đầu tư chậm thanh toán, chiếm dụng vốn dẫn đến gặp khó khăn, áp lực từ nhiều phắa làm cho hiệu quả hoạt động không cao.

Vì vậy, để việc cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp thi công xây lắp trong thời gian tới được hoàn thiện, gắn với thực tiễn hoạt động và tạo điều kiện cho việc thi công xây lắp các công trình được thuận lợi, BIDV cần có những sửa đổi, bổ sung quy định cho vay ngắn hạn đối với các DNXL trên cơ sở vừa kiểm soạt rủi ro hoạt động của Ngân hàng song cũng đảm bảo tắnh mềm dẻo linh hoạt trong công tác cấp tắn dụng để giúp cho hoạt động xây lắp được thuận lợi, góp phần tắch cực vào việc đảm bảo đúng tiến độ thi công các công trình, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

3.2.4. Hoàn thiện hệ thống định hạng tắn dụng đối với khách hàng vay vốn

Trong thời gian qua, Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt nam là NHTM đầu tiên đã ban hàng hệ thống xếp hạng tắn dụng nội bộ nhằm phân loại nợ của các khách hàng vay vốn theo quy định của Điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Ộ Quy định về việc phân loại nợ , trắch lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động Ngân hàng của các tổ chức tắn dụngỢ nhằm mục đắch:

- Phân loại nợ và trắch lập dự phòng rủi ro tắn dụng theo thông lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế.

- Phục vụ quản lý chất lượng tắn dụng toàn hệ thống cũng như tại mỗi Chi nhánh theo đó, hệ thống này sẽ giúp BIDV:

+ Xác định một cách hợp lý, chắnh xác chất lượng tắn dụng và mức độ rủi ro, tổn thất theo từng dòng sản phẩm hoặc lĩnh vực hay ngành nghề kinh tế.

+ Căn cứ kết quả xếp hạng để xây dựng quy trình tắn dụng và chắnh sách khách hàng đồng bộ, chi tiết, cụ thể từ đó ra quyết định cấp tắn dụng đối với từng nhóm khách hàng phù hợp và kiểm soát được rủi ro tắn dụng .

- Phương pháp xếp hạng: Hệ thống xếp hạng tắn dụng nội bộ của BIDV sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chắnh và phi tài chắnh của từng khách hàng , kết hợp với phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê để xếp hạng khách hàng. Trong mỗi nhóm chỉ tiêu tài chắnh hoặc phi tài chắnh sẽ bao gồm nhiều chỉ tiêu nhỏ, thang điểm và trọng số của mỗi chỉ tiêu sẽ là khác nhau đối với mỗi loại khách hàng hay ngành nghề kinh tế khác nhau. Căn cứ vào tổng số điểm đạt được, khách hàng sẽ được phân loại vào một trong các mức xếp hạng sau:

Bảng 3.1: Hệ thống xếp hạng tắn dụng nội bộ

Xếp loại khách hàng Phân loại nhóm nợ

Khách hàng xếp nhóm AAA, AA, A Nợ nhóm 1 Khách hàng xếp nhóm BBB, BB Nợ nhóm 2 Khách hàng xếp nhóm B,CCC, CC, Nợ nhóm 3 Khách hàng xếp nhóm C Nợ nhóm 4 Khách hàng xếp nhóm D Nợ nhóm 5

(Nguồn: BIDV Hà Nội)

Cụ thể: Hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng là các tổ chức kinh tế được thực hiện qua 6 bước:

+ Xác định ngành kinh tế + Xác định quy mô

+ Xác định loại hình sở hữu của khách hàng

 Nhóm chỉ tiêu thanh khoản

 Nhóm chỉ tiêu hoạt động

 Nhóm chỉ tiêu cân nợ

 Nhóm chỉ tiêu thu nhập

Cơ cấu điểm (trọng số) của các chỉ tiêu tài chắnh được quy định khác nhau cho các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau nhằm đánh giá đúng bản chất và đặc thù của mỗi ngành kinh tế.

+ Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chắnh: Gồm 40 chỉ tiêu thuộc 05 nhóm:

 Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ

 Trình độ quản lý và môi trường kinh doanh nội bộ của doanh nghiệp

 Quan hệ với Ngân hàng

 Các nhân tố ảnh hưởng bên ngoài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Các đặc điểm hoạt động của khách hàng

Tuy nhiên, do đặc thu riêng có của mỗi ngành nên số lượng, giá trị chuẩn và trọng số của các chỉ tiêu phụ thuộc trong nhóm các chỉ tiêu phi tài chắnh của các ngành/ nhóm ngành khác nhau là rất khác nhau.

+ Tổng hợp điểm và xếp hạng

Điểm của khách hàng = Điểm các chỉ tiêu tài chắnh * trong số phần tài

chắnh (+) Điểm các chỉ tiêu phi tài chắnh * trọng số phần phi tài chắnh

Trong đó trọng số phần tài chắnh và phi tài chắnh phụ thuộc vào báo cáo tài chắnh của khách hàng có được kiểm toán hay không.

Tuy nhiên, để đảm bảo hệ thống xếp hạng tắn dụng nội bộ có tắnh thực tiễn cao, kết quả xếp hạng phản ánh chắnh xác mức độ rủi ro với từng khách hàng thuộc các ngành nghề kinh tế khác nhau, Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam cần có sự chỉnh sửa, hoàn thiện hàng năm trên cơ cở phản ánh của các Chi nhánh trong quá trình sử dụng hệ thống xếp hạng này và trên cơ sở phân tắch, đánh giá danh mục tắn dụng của toàn hệ thống để đưa ra các nhận định về những vấn đề không hợp lý của kết quả xếp hạng để có sự chỉnh sửa kịp thời.

Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, để đảm bảo hệ thống định hạng tắn dụng nội bộ phản ánh một cách trung thực chất lượng dư

nợ, hệ thống định hàng tắn dụng nội bộ cần có sự chắnh sửa, hoàn thiện theo hướng sau:

-Đối với các chỉ tiêu tài chắnh:

+ Việc đánh giá, chấm điểm các chỉ tiêu về tài chắnh, hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNXL cần theo hướng xem xét trong mối quan hệ tổng thể, tránh việc đánh giá theo số liệu tăng trưởng tuyệt đối năm sau so với năm trước mà không quan tâm đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Cần bổ sung vào thông tin đánh giá chỉ tiêu: Lợi nhuận sau thuế/ vốn CSH, lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản bình quân trong mối tương quan với chỉ tiêu về sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.

- Đối với các chỉ tiêu phi tài chắnh:

Các chỉ tiêu phi tài chắnh trong hệ thống định hạng tắn dụng của BIDV có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả xếp hạng các DNXL, song một số chỉ tiêu không lượng hóa được mà có tắnh chất nhận định, đánh giá đôi khi mang tắnh chủ quan của cán bộ tắn dụng. Cụ thể:

 Đối với một số chỉ tiêu đánh giá môi trường nội bộ: Năng lực điều hành của người trực tiếp quản lý doanh nghiệp, quan hệ của Ban lãnh đạo với các cơ quan hưu quan, tắnh năng động, nhạy bén của Ban lãnh đạo với sự thay đổi của thị trường, môi trường kiểm soát nội bộ của doanh nghiệpẦ

 Đối một số chỉ tiêu đánh giá các nhân tố tác động từ bên ngoài như: Triển vọng phát triển ngành, khả năng gia nhập thi trường, tắnh ổn định của nguồn nguyên liêu đầu vào, mức độ phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vàoẦ..

Đều do sự đánh giá, cho điểm của cán bộ tắn dụng. Tuy nhiên, để có thể nhận định việc đánh giá của cán bộ tắn dụng có mang tắnh khách quan, chắnh xác hay không thì chưa có chuẩn mực cụ thể để làm tiêu thức so sánh. Mặt khác, hoạt động của các doanh nghiệp thi công xây lắp chịu nhiều tác động của các yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan bên ngoài nên các tiêu thức trên rất quan trọng để đánh giá chất lượng quản lý và hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, để hoàn thiện hệ thống định hạng tắn dụng nội bộ, BIDV cần có quy định cụ thể hơn

nguyên tắc chấm điểm các chỉ tiêu trong mối quan hệ tương quan với các yếu tố ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ (có thể là từng năm) và sự phát triển ổn định bền vững của bản thân doanh nghiệp để nhận định, đánh giá, tránh hiện tượng cán bộ tắn dụng cho điểm theo cảm tắnh dẫn đến kết quả xếp hạng thiếu tắnh khách quan, chắnh xác.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp xây lắp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 104 - 109)