3.3.1.1. Kiến nghị với Chắnh phủ
Nhằm tạo điều kiện cho các Ngân hàng có được hành lang pháp lý đầy đủ trong việc cấp tắn dụng đối với các doanh nghiệp nói chung và cho vay đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nói riêng,Chắnh phủ Cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý trong lĩnh vực hoạt động Ngân hàng và các văn bản liên quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản đồng thời thực hiện tốt vai trò chỉ đạo, điều hành kinh tế vĩ mô, giúp các chủ thể tham gia vào lĩnh vực xây dựng cơ bản hoạt động ngày càng hiệu quả. Các kiến nghị cụ thể như sau:
- Cần xem xét, sửa đổi bổ sung và hoàn thiện các các văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực thi hành phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh Ngân hàng trong từng thời kỳ đồng thời tiến hành rà soát, bãi bỏ các văn bản không còn phù hợp với tình hình thực tiễn, hạn chế tối đa tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản quy phạm pháp luật gây khó khăn trong hoạt động Ngân hàng.
- Trong nền kinh tế, hoạt động của các DNXL đã góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước. Tuy nhiên, để có thể phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động của các DNXL, đảm bảo cho các công trình, dự án lớn phục vụ định hướng phát triển kinh tế - xã hội được triển khai đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, kỹ thuật cao đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa từ Chắnh phủ trong việc xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý, giúp cho các chủ thể tham gia vào hoạt động xây lắp (Nhà thầu, Chủ đầu tư) có được các công cụ hữu hiệu để đảm bảo tuân thủ pháp luật trong hoạt động, đạt được sự công bằng trong các quan hệ kinh tế, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.
- Cần đẩy nhanh tiến trình đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiêp xây lắp có thế mạnh đặc thù, 100% vốn nhà nước thành các Tập đoàn, Tổng công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực này đảm bảo tập trung sức mạnh để thực hiện thi công các công trình lớn mang tầm cỡ quốc gia và tham gia đấu thầu quốc tế,
tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, đồng thời tăng cường khả năng tự chủ tài chắnh trong hoạt động kinh doanh. Mặt khác, xem xét cho giải thể, phá sản, sáp nhập các DNXL làm ăn kém hiệu quả đồng thời đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa để nguồn vốn của Nhà nước tập trung phát triển các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế trọng điểm.
- Chỉ đạo và có sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ việc lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện dự án xây dựng công trình theo đúng quy định tại các nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/12/2009 của Chắnh Phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chắnh Phủ về quản lý chi phắ đầu tư xây dựng công trình, đặc biệt trong công tác nghiệm thu, thanh quyết toán các công trình trọng điểm quốc gia, các công trình sử dụng nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước giúp cho các Nhà thầu được nghiệm thu, thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn quy định trong Hợp đồng thi công xây lắp nhằm giảm bớt áp lực về vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNXL góp phần đảm bảo các công trình được thực hiện đúng tiến độ, đạt chất lượng, kỹ thuật cao và được đưa vào khai thác, sử dụng hiệu quả.
- Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc quy chế đấu thầu, đảm bảo sự công bằng đối với các Nhà thầu có uy tắn, kinh nghiệm tham gia đấu thầu các công trình dự án nhằm hạn chế tối đa các hiện tượng tiêu cực trong đấu thầu xây lắp đồng thời cũng có cơ chế khuyến khắch các doanh nghiệp trong nước đứng ra làm Tổng thầu khi đáp ứng đủ năng lực thực hiện các công trình, dự án lớn. Hiện nay, các Nhà thầu Việt nam, đặc biệt là các Tập đoàn, các Tổng công ty có kinh nghiệm, có đủ năng lực thi công song vẫn đang phải làm Nhà thầu phụ cho các Nhà thầu nước ngoài thi công xây lắp các dự án, công trình trên chắnh đất nước mình dẫn đến quyền lợi của các Nhà thầu trong nước bị thua thiệt, uy tắn bị hạn chế.
- Có những chế tài cương quyết hơn nữa trong việc giải phóng mặt bằng các công trình, dự án trọng điểm, đảm bảo cho các Nhà thầu thi công đúng tiến độ, các Chủ đầu tư đưa công trình, dự án vào vận hành, khai thác đúng thời gian dự kiến nhằm tiết kiệm các nguồn lực, đảm bảo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đảm bảo hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội của đất nước.
- Cho phép thành lập các liên danh, liêt kết Nhà Thầu Ờ Ngân hàng để bảo đảm sức mạnh tài chắnh cho các Nhà thầu Việt Nam có uy tắn đủ điều kiện tham gia đấu thầu quốc tế.
3.3.1.2. Kiến nghị với các Bộ ngành
- Bộ xây dựng cần ban hành các thông tư hướng dẫn, cụ thể hóa các nghị định văn bản, của Chắnh Phủ liên quan đến hoạt động đầu xây dựng cơ bản phù hợp với hoạt động xây lắp trong từng thời kỳ. Cần rà soát để bãi bỏ các quy định lỗi thời, kìm hãm sự phát triển theo xu thế hội nhập trong hoạt động xây lắp nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia hoạt động này chủ động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Bộ tài chắnh, Tổng cục Thuế cần chỉ đạo và tổ chức tốt việc kiểm tra, giám sát hoạt động tài chắnh của các chủ thể tham gia hoạt động xây lắp nhằm đảm bảo các doanh nghiệp này tuân thủ việc hạch toán kế toán theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê, đảm bảo số liệu báo cáo tài chắnh, số liệu trên bảng tổng kết tài sản khi xuất xuất trình cho các cơ quan liên quan như Ngân hàng là trung thực, chắnh xác, có độ tin cậy cao, giúp cho Nhà nước xác định đúng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này, đảm bảo tận thu cho Ngân sách nhà nước.
3.3.2. Kiến nghị với NHNN Việt Nam
- NHNN cần tiếp tục nâng cao năng lực quản lý đảm điều hành chắnh sách tiền tệ theo hướng ổn định, phù hợp với sự phát triển của Kinh tế Việt Nam trong từng thời kỳ, giúp các NHTM có định hướng hoạt động phù hợp.
Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTM, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống Ngân hàng.
- Cần có sự linh hoạt trong điều tiết vốn cho các NHTM trong từng thời kỳ phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Chắnh Phủ thông qua thị truờng mở, tái cấp vốn. Hiện nay, nguồn vốn phục vụ vay đầu tư, xây dựng hạ tầng cơ sở, xây dựng cơ bản của các Ngân hàng nói chung và của hệ thống BIDV nói riêng đang chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế cũng như của các DNXL. Ngoài việc sử dụng nguồn vốn trong nước, NHNN cần tạo điều kiện thuận lợi để các NHTM tiếp cận với thị trường tài chắnh quốc tế, các nguồn vốn vay Ngân
hàng thế giới, vay ưu đãi từ Chắnh phủ các nước, các tổ chức tài chắnh, phi tài chắnh, tổ chức phi chắnh phủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của các doanh nghiệp, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, phát triển.
- Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp vừa có tổng dư nợ vay vừa có Tổng mức bảo lãnh rất lớn tại các tổ chức tắn dụng nên cần có quy định cụ thể về tỷ lệ Tổng dư nợ vay và Bảo lãnh của một khách hàng so với vốn tự có của Tổ chức tắn dụng.
- Cần sửa đổi Quy chế cho vay 1627 quy định về thời gian vay tối đa đối với các khoản vay ngắn hạn. Hiện nay, có rất nhiều công trình, dự án, hợp đồng thi công xây lắp đặc thù như: Thời gian thi công, nghiệm thu kéo dài, Nhà thầu phải bỏ tiền thi công toàn bộ sau đó mới nhận được tiền thanh toán của Chủ đầu tư Ầ Việc các Nhà thầu được Ngân hàng cho vay thực chất là các khoản vay bổ sung vốn lưu động hình thành tài sản ngắn hạn (được doanh nghiệp hạch toán là chi phắ sản xuất kinh doanh dở dang, hàng hóa, thành phẩm, nguyên vật liêu tồn kho Ầ). Nếu quy định thời hạn cho vay đối với các khoản vay ngắn hạn không quá 12 tháng chung cho tất cả các loại hình sản xuất kinh doanh, các phương thức cấp tắn dụng thì các DNXL có thể gặp khó khăn về thời gian hoàn vốn với Ngân hàng vì thời gian thu hồi vốn đối với một số công trình, dự án đặc thù chậm, vượt quá thời gian 12 tháng. Nên có quy định cho phép các tổ chức tắn dụng trên cơ sở cân đối được nguồn vốn huy động có thể xem xét cấp tắn dụng ngắn hạn theo món cho khách hàng vượt quá thời gian 12 tháng, phù hợp với thời gian thu hồi vốn của từng phương án sản xuất kinh doanh cụ thể.
- Tiếp tục hoàn thiện, phát triển trung tâm thông tin tắn dụng của NHNN (CIC) giúp các Ngân hàng khai thác thông tin khách hàng nhiều chiều, đa dạng, phong phú hơn đảm bảo việc cấp tắn dụng đối với khách hàng được an toàn, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động.
- Thường xuyên có những thông tin dự báo, cảnh báo giúp các NHTM xây dựng kế hoạch, định hướng kinh doanh phù hợp với bối cảnh kinh tế trong nước, khu vực và thế giới từng thời kỳ, giai đoạn.