Phân loại nợ, trắch lập dự phòng rủi ro chắnh xác, phù hợp với quy định

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp xây lắp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 110 - 112)

Tại chương 2, mục 2.2.2 đã nêu rõ thực trạng việc phân loại nợ, trắch lập dự phòng rủi ro đối với các DNXL tại BIDV Hà Nội. Để khắc phục những mặt tồn tại, hạn chế đã nêu, trong thời gian tới BIDV Hà Nội cần có các giải pháp để việc tắnh toán, trắch lập dự phòng chắnh xác, phù hợp với thực trạng dư nợ tắn dụng của các doanh nghiệp này, cụ thể các giải pháp có thể áp dụng đó là:

- Cùng với các doanh nghiệp rà soát thực trạng TSĐB nợ vay, hoàn thiện hồ sơ pháp lý liên quan đến TSĐB theo quy định của pháp luật để tăng tỷ lệ chấp thuận pháp lý đối với tài sản theo quy định chung của toàn hệ thống BIDV, giảm

số dự phòng phải trắch.

- Tăng cường TSĐB của khách hàng bằng cách yêu cầu khách hàng thế chấp tối đa các tài sản mà pháp luật cho phép Ngân hàng có thể nhận làm sản đảm bảo như: Quyền đòi nợ các khoản phải thu, khối lượng xây lắp hoàn thành, quyền góp vốn vào các công ty liên doanh, liên kết, quyền tác giả, quyền khai thác tài nguyênẦ.để tăng cường giá trị khấu trừ của TSĐB, giảm số dự phòng cụ thể phải trắch đối với từng khách hàng nhằm tăng hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.

- Xây dựng, hoàn thiện các quy định về thẩm định giá phù hợp với từng loại TSĐB cụ thể giúp cho các bộ phận tác nghiệp trực tiếp có thể thẩm định, đánh giá giá trị TSĐB sát với giá trị thị trường cũng như phân tắch, đánh giá khả năng phát mại tài sản sát thực tiễn hơn từ đó xác định số trắch lập dự phòng cụ thể chắnh xác, độ tin cậy cao và phù hợp với các quy định hiện hành.

- Yêu cầu các DNXL xây dựng lộ trình tăng năng lực sản xuất, tăng cường khả năng tự chủ tài chắnh để sản xuất kinh doanh ổn định, không phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay Ngân hàng tiến tới giảm thiểu tối đa nhóm khách hàng xếp nhóm 2 trở xuống để Ngân hàng cho khách hàng vay vốn song không phải trắch lập dự phòng rủi ro cụ thể, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

3.2.7. Áp dụng các biện pháp xử lý linh hoạt các khoản tắn dụng đã cấp

Nợ quá hạn, nợ khó đòi là một vấn đề bức xúc đối với một ngân hàng, đặc biệt là đối với DNXL. Nó có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng dù bắt nguồn từ bất cứ nguyên nhân nào thì vấn đề quan trọng là tìm mọi cách thu hồi và xử lý nó.

- Với khoản nợ có vấn đề mới phát sinh: Ngân hàng cần phải xém xét nguyên nhân, nếu có sai lệch về chu kì kinh doanh hoặc về vấn đề các khoản phải thu chưa thu thì ngân hàng cần có các biện pháp nhắc nhở khách hàng nhanh chóng trả nợ cho ngân hàng. Ngân hàng cần đánh giá chắnh xác nguyên nhân từ phắa khách hàng hay từ phắa các đối tượng khác để có biện pháp xử lý thắch hợp. Trong trường hợp khách hàng chỉ rơi vào tình trạng khó khăn tạm thời thì gia hạn cho khách hàng để tìm cách khắc phục.

khó đòi thì ngân hàng nên tiến hành thu hồi tạm thời những khoản thanh toán có thể của khách hàng, đồng thời xem xét tình hình thực tế của khách hàng để đưa ra quyết định xiết nợ kịp thời trước khi khách hàng hoàn toàn mất khả năng hoàn trả. Trong tình huống xấu, ngân hàng cần kiên quyết xử lý, không để khách hàng lợi dụng sự quen biết làm ảnh hưởng. Trong trường hợp cần thiết, nên kết hợp cơ quan pháp luật để xử lắ tiến hành thuận lợi hơn.

- Trong trường hợp nguồn thu nợ thứ nhất không đủ để trả nợ, ngân hàng buộc phải sử dụng đến nguồn thu nợ thứ hai, đó là tài sản đảm bảo tiền vay. Tải sản đảm bảo tiền vay phải được xử lắ trên cơ sở giá thị trường của nó.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp xây lắp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w