1.2.2.1. Vai trò hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng đối với DNXL
Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp như đã đề cập ở phần trên, doanh nghiệp muốn tham gia vào thị trường xây dựng thì yêu cầu phải có vốn lớn đồng thời đáp ứng được yêu cầu về mở rộng quy mô hoạt động qua các năm. Đối với các DNXL thì vay vốn từ ngân hàng là một kênh huy động vốn vô cùng quan trọng. Ngoài việc sử dụng tối đa vốn tự có và tận dụng nguồn vốn ứng trước từ chủ đầu tư thì vốn vay ngân hàng là lựa chọn phù hợp đối với các DNXL. Nguồn vốn vay ngân hàng đảm bảo và ổn định, giúp cho các doanh nghiệp có thể yên tâm sản xuất kinh doanh đúng kế hoạch. Ngoài ra, vốn vay ngân hàng với nhiều hình thức để doanh nghiệp lựa chọn cho phù hợp, kể cả thời gian và mức tiền vay sao cho hợp lý.
Tắn dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu về vốn cho các DNXL, giúp các doanh nghiệp này duy trì và mở rộng quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường.
Ngân hàng và các DNXL có quan hệ lâu dài nên ngân hàng có thể nắm được tình hình tổ chức cũng như chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với vai trò của mình, ngân hàng góp phần điều hòa vốn giữa các DNXL, thúc đẩy toàn bộ ngành xây dựng phát triển, tăng cường chữ tắn với khách hàng.
Hơn nữa, khi cho vay, ngân hàng phải tiến hành tìm hiểu, đánh giá, phân tắch tình hình tài chắnh, đánh giá mặt mạnh, mặt yếu, rủi ro hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, để có thể vay vốn ngân hàng, các doanh nghiệp phải đảm bảo khả năng tài chắnh tốt. Điều này bắt buộc các DNXL phải chủ động đứng vững và có sức cạnh tranh lớn trên thị trường. Tắn dụng ngân hàng trở thành công cụ kắch thắch quá trình sản xuất, quản lý kinh tế, kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Đặc trưng cơ bản của cho vay ngân hàng là dựa trên cơ sở cho vay có hoàn trả cả gốc và lãi. Điều này buộc các doanh nghiệp phải tắnh toán để có một tỷ lệ lãi trên vốn vay lớn hơn lãi suất cho vay của ngân hàng, kắch thắch việc sử dụng vốn có hiệu quả. Khi sử dụng vốn vay ngân hàng, các doanh nghiệp phải đảm bảo khả năng hoàn trả nợ vay đúng hạn, thực hiện đúng theo hợp đồng tắn dụng. Vì thế đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phắ sản xuất, tăng vòng quay vốn, nâng cao doanh lợi của doanh nghiệp.
1.2.2.2. Đặc điểm cho vay ngắn hạn của ngân hàng đối với DNXL
Xuất phát từ các đặc điểm của các DNXL mà việc cho vay ngắn hạn của ngân hàng đối với các DNXL có những đặc điểm như sau:
- Về đối tượng cho vay: Ngân hàng cho các DNXL vay ngắn hạn để
thanh toán vật tư, hàng hóa, chi phắ thuê máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, tiền lươngẦ để thi công các công trình. Do vậy, việc cho vay thanh toán phải theo từng công trình. Số tiền vay phải đảm bảo được sử dụng đúng vào việc thi công công trình đề nghị vay.
- Về thời gian cho vay: Theo thời gian quay vòng vốn của từng doanh
nghiệp nhưng không lâu hơn thời gian thi công của công trình. Tuy nhiên, do đặc điểm của các DNXL là thời gian thi công một công trình thường kéo dài nên thời gian quay vòng vốn chậm, do đó thời gian cho vay các món vay ngắn hạn đối với các DNXL thường dài hơn các doanh nghiệp thương mại. Thời gian cho vay của từng món vay cụ thể đối với các DNXL thường từ 6 đến 9 tháng, một số doanh nghiệp có thể lên đến 12 tháng.
DNXL chắnh là nguồn vốn thanh toán của các công trình. Do vậy, khi cho vay ngắn hạn các DNXL, các ngân hàng thường theo dõi rất chặt chẽ nguồn tiền thanh toán của các công trình. Các ngân hàng khi cho vay công trình nào thì luôn yêu cầu doanh nghiệp phải chuyển toàn bộ tiền thanh toán của công trình đó về tài khoản của doanh nghiệp tại ngân hàng mình.
- Về phương thức thu nợ: Căn cứ vào tình hình tài chắnh, đặc điểm thu
hồi và luân chuyển vốn của DNXL mà ngân hàng áp dụng các phương thức thu nợ sao cho phù hợp. Nếu ngân hàng áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức thì phương thức thu nợ được áp dụng phổ biến là thu theo thời gian đến hạn trả nợ của các khoản nợ vay. Nếu ngân hàng áp dụng phương thức cho vay theo món, quản lý theo từng công trình thì phương thức thu nợ là nguồn thu của công trình nào được dùng để thu hồi nợ vay của công trình đó. Tuy nhiên, phương thức thu nợ này tồn tại nhiều hạn chế, doanh nghiệp không chủ động về nguồn tài chắnh để trả nợ ngân hàng, có nhiều khả năng phải đề nghị ngân hàng gia hạn nợ trong khi trên tài khoản tiền gửi có nhiều tiền là nguồn thu, tiền ứng trước của Chủ đầu tư từ các công trình khác chưa đến hạn trả nợ.
- Về số tiền cho vay: Do nguồn trả nợ của việc cho vay ngắn hạn các
DNXL là nguồn tiền thanh toán của công trình nên số tiền các ngân hàng cho các doanh nghiệp vay mỗi lần cũng dựa trên số tiền trong Hợp đồng thi công ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu và số tiền thực tế doanh nghiệp đã được thanh toán theo tiến độ thi công.
- Về việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay: Đặc điểm của các
DNXL là hàng hóa, vật tư mua về thường không được nhập vào kho mà thường được chuyển thẳng tới công trình để thi công, cấu thành nên chi phắ sản xuất kinh doanh dở dang. Do đó, việc cho vay ngắn hạn DNXL, trước và trong khi cho vay ngân hàng chỉ kiểm tra trên bề mặt hồ sơ và tiến độ thanh toán thực tế của chủ đầu tư cho doanh nghiệp về tài khoản của doanh nghiệp tại ngân hàng. Sau khi cho vay, định kỳ hoặc đột xuất ngân hàng sẽ cử cán bộ xuống thực tế công trình để kiểm tra tiến độ thi công thực tế của doanh nghiệp từ đó đánh giá việc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp.
- Về TSĐB: Các DNXL thường có tỷ lệ tài sản cố định trong tổng số tài
sản rất thấp. Do đó, TSĐB là các tài sản hữu hình cho các khoản vay ngắn hạn tại ngân hàng thường rất ắt. Để đảm bảo cho tỷ lệ TSĐB cần có theo quy định tại từng Ngân hàng, Doanh nghiệp thường bảo đảm bằng các hình thức như tài sản của bên thứ ba, tắn chấp, quyền đòi nợ khối lượng xây lắp hoàn thành, quyền đòi nợ hình thành trong tương lai, cổ phiếu của công ty Ầ
- Về những rủi ro chủ yếu trong cho vay ngắn hạn đối với các DNXL:
Rủi ro về cơ chế, chắnh sách, hệ thống pháp luật:
Việc cho vay ngắn hạn các DNXL phải tuân theo một hệ thống các văn bản pháp luật của Nhà nước cũng như các văn bản, cơ chế chắnh sách của chắnh hệ thống của ngành Ngân hàng. Sản phẩm của ngành xây lắp liên quan đến nhiều ngành nghề khác nhau nên không chỉ chịu sự tác động của hệ thống văn bản pháp luật ngành xây dựng mà còn chịu sự tác động của hệ thống văn bản pháp luật các ngành khác. Khi hệ thống các văn bản pháp luật này có những sự thay đổi sẽ gây ảnh hưởng tới hoạt động của các DNXL. Thậm chắ có thể gây ảnh hưởng mạnh đến tình hình tài chắnh của doanh nghiệp kéo theo sự ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp đối với ngân hàng.
Rủi ro về thị trường:
Thị trường đầu ra chắnh của DNXL là thị trường bất động sản, là cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Đối với thị trường bất động sản: Tình hình hoạt động của thị trường này có ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động của DNXL. Nhà nước cũng thường xuyên có những chắnh sách, biện pháp điều chỉnh hoạt động của thị trường này theo tình hình kinh tế chung. Do vậy, khi thị trường bất động sản trầm lắng cũng sẽ dẫn đến sự suy giảm kinh tế của các DNXL, nhu cầu về vốn vay ngắn hạn cũng như khả năng tiếp cận nguồn vốn của các DNXL sẽ bị ảnh hưởng.
Việc xây dựng các cở sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển nền kinh tế xã hội của Nhà nước là thị trường đầu ra lớn nhất đối với các DNXL. Khi đất nước phát triển, nguồn ngân sách dồi dào thì Nhà nước sẽ đẩy mạnh việc xây dựng các trường học, bệnh viện, cầu, đường giao thông, các công trình, trụ sở
làm việcẦ Khi nền kinh tế trong giai đoạn khó khăn, thâm hụt ngân sách lớn thì việc xây dựng các công trình này cũng bị cắt giảm, thậm chắ có những công trình do không đủ vốn thực hiện sẽ bị tạm dừng thi côngẦ Lúc đó rủi ro sẽ xảy ra đối với các DNXL cũng như đối với các ngân hàng cho vay xây lắp.
Thị trường đầu vào của các DNXL là các nguyên vật liệu xây dựng: cát, đá, sắt, thép, xi măngẦ Khi nền kinh tế bất ổn định dẫn đến sự biến động giá cả của các mặt hàng này sẽ làm tăng chi phắ đầu vào của các DNXL, ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động của các doanh nghiệp cũng như nguồn trả nợ của các doanh nghiệp đối với ngân hàng.
Rủi ro về thanh khoản:
Khi ngân hàng cho các DNXL vay vốn ngắn hạn để thi công các công trình thì nguồn trả nợ chắnh của các doanh nghiệp đó chắnh là nguồn vốn thanh toán của chủ đầu tư cho các nhà thầu. Khi thực hiện ký kết hợp đồng thi công công trình, chủ đầu tư và nhà thầu đều thỏa thuận cụ thể về điều kiện và tiến độ thanh toán cho nhà thầu. Ngân hàng cho DNXL vay vốn ngắn hạn cũng dựa trên tiến độ thanh toán tiền đó của chủ đầu tư để quyết định số tiền và thời hạn cho vay từng lần. Tuy nhiên, trong quá trình thi công có rất nhiều công trình tiến độ thanh toán tiền thực tế của chủ đầu tư cho nhà thầu lại không diễn ra theo đúng cam kết trong hợp đồng. Việc chậm thanh toán tiền của chủ đầu tư đã ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của DNXL đối với ngân hàng. Do vậy, trong quá trình cho vay ngắn hạn các DNXL, ngân hàng thường tìm hiểu về nguồn vốn đầu tư cho công trình mà DNXL thi công.
Rủi ro về đạo đức:
Đạo đức của con người luôn là yếu tố có tắnh chất quyết định đến sự thành công hay thất bại của một mục tiêu. Đặc biệt là trong hoạt động tắn dụng của các Ngân hàng. Rủi ro về đạo đức về phắa lãnh đạo doanh nghiệp lẫn phắa cán bộ tắn dụng ngân hàng đều gây ra những rủi ro đối với hoạt động cho vay của ngân hàng.
Rủi ro trong quá trình tác nghiệp:
Trong quá trình xem xét, phê duyệt cấp hạn mức tắn dụng cũng như quyết định cho vay từng lần, nếu cán bộ tắn dụng không xem xét kỹ hồ sơ khoản vay,
có những nhầm lẫn trong quá trình xem xét hồ sơ, tạo lập khoản vay dẫn đến sự không đảm bảo của hồ sơ khoản vay về mặt pháp lý, mục đắch sử dụng vốn vay đúng với đề xuất vay thì cũng có thể dẫn đến sự không đảm bảo chất lượng của khoản vay cũng như khả năng thu hồi nợ.
1.2.2.3. Các loại hình cho vay ngắn hạn được áp dụng chủ yếu đối với DNXL
Hoạt động cho vay của NHTM có rất nhiều hình thức đa dạng và phong phú, việc phân loại chỉ có tắnh tương đối. Tùy thuộc vào tiêu thức phân loại mà có thể phân chia thành các hình thức cho vay khác nhau:
Căn cứ vào thời hạn cho vay, cho vay DNXL gồm ba loại sau:
- Cho vay ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn đến 12 tháng. Mục đắch là đáp ứng nhu cầu vốn lưu động phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như mua nguyên vật liệu, chi phắ máy móc, chi phắ nhân công, thanh toán lương.
- Cho vay trung hạn: là các khoản vay có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm. Mục đắch là vay vốn để sửa chữa, khôi phục, mua sắm tài sản cố định, xây dựng trụ sở, kho tàng loại nhỏ với thời gian thu hồi vốn nhanh.
- Cho vay dài hạn: là các khoản vay có thời hạn từ trên 5 năm. Mục đắch của cho vay dài hạn là sử dụng vốn vay để đầu tư những công trình có quy mô lớn, mua sắm tài sản cố định lớn với thời gian thu hồi vốn lâu hơn.
Căn cứ vào phương thức cho vay:
- Cho vay theo hạn mức: Cho vay theo hạn mức tắn dụng là một hình thức cho vay phổ biến thường áp dụng đối với khách hàng có quan hệ lâu năm và có uy tắn cao với ngân hàng. Hạn mức tắn dụng được khách hàng và ngân hàng thỏa thuận trên cơ sở nhận định và phân tắch tình hình tài chắnh và nhu cầu vốn của ngân hàng đối với khách hàng. Hạn mức tắn dụng có thể là cả kỳ hoặc cuối kỳ. Thông thường khách hàng sử dụng hình thức cho vay theo hạn mức tắn dụng sẽ chủ động hơn trong thanh toán. Khi cần vốn khách hàng chỉ cần trình bày phương án sản xuất kinh doanh cùng các chứng từ chứng minh hợp lệ thì ngân hàng cho vay theo hạn mức đã thỏa thuận. Thường số dư nợ của doanh nghiệp trong mọi thời điểm không được vượt quá hạn mức cho trước. Tuy nhiên, trong trường hợp
hạn mức cuối kỳ số dư nợ trong kỳ có thể vượt quá hạn mức nhưng đến cuối kỳ doanh nghiệp phải trả nợ sao cho dư nợ giảm dưới hoặc bằng hạn mức.
- Cho vay theo món: Đây là hình thức phổ biến đối với khách hàng không có nhu cầu vay vốn thường xuyên hoặc không có đủ điều kiện để được cấp hạn mức tắn dụng. Mỗi lần vay thì khách hàng lại phải làm thủ tục và hồ sơ xin vay riêng. Ngân hàng cũng xem xét từng món vay riêng, tiến hành thẩm định và cho vay riêng biệt. Với hình thức cho vay này, ngân hàng có thể kiểm soát dễ dàng từng món vay riêng biệt, dễ phát hiện ra sai phạm hơn so với cho vay theo hạn mức.
Căn cứ vào hình thức đảm bảo tiền vay:
- Cho vay không có TSĐB: là loại hình cho vay mà ngân hàng chủ yếu dựa vào uy tắn của khách hàng, không yêu cầu phải có tài sản thế chấp đảm bảo cho khoản vay.
- Cho vay có TSĐB: là loại hình cho vay mà ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp vay phải thế chấp tài sản với tỷ lệ trên dư nợ vay nhất định tùy theo chắnh sách khách hàng trong từng thời kỳ.
1.3. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XÂY LẮP