Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp xây lắp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 58 - 65)

Đầu tư và Phát triển Việt Nam Ờ Chi nhánh Hà Nội

Kết quả kinh doanh của BIDV Hà Nội trong 03 năm 2009-2011 có thể nhận định, đánh giá như sau:

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của BIDV Hà Nội giai đoạn 2009 - 2011

I Chỉ tiêu chắnh

1 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đ 185,10 243 245 2 Dư nợ tắn dụng. Tỷ đ 3.955 4.537 4.540 Trong đó: Dư nợ cho vay BĐS Tỷ đ 584 668 830 3 Nguồn vốn huy động Tỷ đ 9.596 11.121 6.822

5 Tỷ lệ nợ xấu % 0 0,64% 0,57%

6 Thu dịch vụ ròng Tỷ đ 67 86,55 100,01 7 Huy động vốn bình quân Tỷ đ 8.405 9.762 7.266 8 Dư nợ tắn dụng bình quân Tỷ đ 3.552 4.227 4.410 9 Doanh thu khai thác phắ bảo hiểm Tỷ đ 5 5,404 7,15 10 Thu phắ hoa hồng bảo hiểm Tỷ đ 0 0,108 0,147

II Chỉ tiêu quản lý điều hành

1 Tỷ lệ dư nợ nhóm II/Tổng dư nợ % 9,10% 4,30% 3,31% 2 Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn/Tổng DN % 20,9% 17,6% 12,6% 3 Tỷ lệ dư nợ NQD/Tổng DN % 53,6% 59,0% 64,1% 4 Tỷ lệ dư nợ có TSĐB/Tổng DN % 54% 67,5% 79,5% 5 Tỷ trọng dư nợ bán lẻ % 1,7% 5,5% 5,09% 6 Dư lãi treo của DN nội bảng Tỷ đ 4,59 5,1 6,11 7 Trắch dự phòng rủi ro trong năm Tỷ đ 2,9 0,0 -1,48 8 Tổng tài sản Tỷ đ 10.059 10.373 7.257

(Nguồn: Báo cáo của BIDV Hà Nội từ năm 2009-2011)

2.1.3.1. Về lợi nhuận trước thuế

Mặc dù trong năm 2010 và 2011, tình hình kinh tế thế giới nói chung và tình hình kinh tế Việt Nam nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Thị trường tài chắnh có nhiều biến động, trên thế giới nhiều ngân hàng bị phá sản, song với sự nỗ lực của tập thể cán bộ, lợi nhuận của BIDV Hà Nội vẫn có sự tăng trưởng qua các năm. Năm 2010, lợi nhuận đạt 243 tỷ tăng 31% so với năm 2009. Đến năm 2011 lợi nhuận trước thuế đạt 245 tỷ đồng, việc giữ vững được mức lợi nhuận không giảm so với năm 2010 (tăng hơn 2 tỷ đồng) nhưng trong điều kiện thực hiện chắnh sách thắt chặt tắn dụng theo Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chắnh phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội là một sự cố gắng của tập thể lãnh đạo và cán bộ

nhân viên BIDV Hà Nội.

Mặt khác, sự cạnh tranh về huy động vốn giữa các ngân hàng diễn ra ngày một gay gắt, khốc liệt. Trước tình hình đó, BIDV Hà Nội đã bám sát biến động của lãi suất thị trường kết hợp với nhiều giải pháp như: Theo sát các chỉ đạo kinh doanh nguồn vốn của BIDV đồng thời phát huy hiệu quả các mối quan hệ để đẩy mạnh tiếp thị khách hàng tiền gửi lớn, có chắnh sách tiếp thị khách hàng linh hoạt để tìm kiếm các nguồn vốn có giả rẻ, tăng hiệu quả kinh doanh vốn (hiện nay, BIDV có cơ chế mua bán vốn trong ngày nhằm điều hòa nguồn vốn huy động toàn hệ thống). Song song với việc thực hiện tốt công tác huy động vốn, công tác cho vay cũng đạt nhiều thành công. Trong giai đoạn vừa qua diễn biến lãi suất huy động vốn hết sức phức tạp, tăng giảm bất thường. Lãi suất huy động có lúc lên đến 17%/Năm. Để đảm bảo hiệu quả trong hoạt động tắn dụng, BIDV Hà Nội đã đưa ra các giải pháp điều chỉnh lãi suất các khoản vay mới linh hoạt theo lãi suất huy động, đồng thời đàm phán với khách hàng điều chỉnh các khoản vay cũ có lãi suất thấp về với lãi suất cho vay hiện tại. Chắnh vì vậy, mặc dù tình hình kinh tế năm 2010- 2011 có rất nhiều yếu tố không thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ngân hàng song lợi nhuận trước thuế năm 2011 của BIDV Hà Nội vẫn đảm bảo.

Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh BIDV Hà Nội trong những năm gần đây khá khả quan, thể hiện sự cố gắng nỗ lực của ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên chi nhánh trong đổi mới cơ cấu và phương châm hoạt động kinh doanh.

Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận trước thuế tại BIDV Hà Nội giai đoạn 2009 - 2011

Đơn vị tắnh: tỷ đồng

2.1.3.2. Tình hình huy động vốn:

Việc tạo nguồn vốn là hoạt động có ý nghĩa đầu tiên và quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng. Nguồn vốn ổn định thì mới có thể đảm bảo cho vay và tiến hành các hoạt động khác của Ngân hàng.

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của BIDV Hà Nội giai đoạn 2009 - 2011

Đơn vị tắnh: tỷ đồng

Stt Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

TH % TH % TH %

1 Phân theo khách hàng 9.596 11.121 6.822

a Dân cư 2.252 23,47% 2.597 23,35% 2.960 43,39% b Tổ chức kinh tế 4.457 46,44% 4.732 42,55% 2.017 29,57% c Định chế tài chắnh 2.887 30,09% 3.792 34,10% 1.845 27,04%

2 Phân theo loại tiền 9.596 11.121 6.822

a VNĐ 6.735 70,19% 8.472 76,18% 5.608 82,20% b Ngoại tệ 2.861 29,81% 2.649 23,82% 1.214 17,80% 3 Phân theo kỳ hạn 9.596 11.121 6.822 a 12 tháng trở xuống 5.086 53,00% 7.220 64,92% 4.470 65,52% b Không kỳ hạn 2.783 29,00% 1.781 16,01% 1.253 18,37% c Trên 12 tháng 1.726 18,00% 2.120 19,06% 1.099 16,11%

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Hà Nội)

Phân theo khách hàng:

- Tiền gửi dân cư: huy động vốn dân cư giữ được mức tăng trưởng tốt, mặc dù cuộc cạnh trạnh lãi suất để đáp ứng nhu cầu thanh khoản vẫn diễn ra gây gắt đặc biệt là năm 2010 và 2011, làm dịch chuyển một phần vốn dân cư sang các ngân hàng thương mại cổ phần có mức lãi suất huy động quá cao, đồng thời vàng và đô la có những biếu động rất phức tạp cũng làm cho một phần nguồn vốn dân cư có xu hứng chuyển sang đầu tư vào vàng, đô la. Nhưng với chắnh sách phát triển bán lẻ được ưu tiên, với sự nỗ lực rất cao của chi nhánh trong việc thực hiện mục tiêu chuyển hướng sang ngân hàng bán lẻ, ổn định nền vốn và nền khách hàng, song song với việc triển khai cơ chế động lực trong huy động vốn bán lẻ, huy động vốn dân cư đã giữ được mức tăng trưởng rất tốt.

- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: trong bối cảnh tình hình kinh tế vĩ mô năm 2011 có nhiều biến động do tác động từ tình hình kinh tế thế giới, hoạt động

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp không ắt khó khăn, dẫn đến các doanh nghiệp có su hướng rút tiền về để phục vụ hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, hoạt động huy động vốn từ đối tượng khách hàng này luôn diễn ra trong sự cạnh tranh gay gắt, để đảm bảo thanh khoản các ngân hàng thương mại cổ phần quy mô vừa và nhỏ đã tập trung tiếp thị bằng các chắnh sách lãi suất hấp dẫn kiến cho nguồn vốn huy động từ đối tượng này giảm mạnh trong năm 2011.

Năm 2011, huy động vốn từ tổ chức kinh tế là 2.017 tỷ đồng giảm mạnh so với đầu năm (giảm 2.715 tỷ đồng, tương ứng giảm 57%). Nguồn vốn giảm tập trung vào các khách hàng lớn như: Công ty TNHH Kim Ngân Việt giảm 624 tỷ đồng; Tập đoàn Phát triển Nhà và Đô thị giảm 177 tỷ đồng; Tổng công ty Xây dựng Hà Nội giảm 121 tỷ đồng; Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội giảm 90 tỷ đồng. Nguyên nhân sụt giảm là do trong điều kiện kinh tế có nhiều biến động, việc tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, khách hàng đã sử dụng tối đa nguồn vốn nhàn rỗi để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu huy động vốn của BIDV Hà Nội theo khách hàng giai đoạn 2009 - 2011

Đơn vị tắnh: %

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Hà Nội)

- Tiền gửi định chế tài chắnh: Nguồn vốn này tăng trưởng trong năm 2010 nhưng lại suy giảm mạnh trong năm 2011. Do nguồn vốn này phụ thuộc vào lãi suất huy động và cách thức quản lý cơ cầu danh mục đầu tư của các tổ chức định chế tài

chắnh. Trong điều kiện lãi suất huy động giữa hai thị trường không còn chênh lệnh, thì hình thanh khoản căng thẳng nguồn vốn sẽ rất khó duy trì. Mặc khác, các ngân hàng thương mại khác đã tập trung khai thác nguồn vốn từ các đối tượng tượng định chế tài chắnh lớn, tạo sức ép cạnh tranh trong việc phân chia thị phần huy động, đã đến sự suy giảm mạnh từ huy động của đối tượng này trong năm 2011.

Cơ cấu huy động vốn theo khối khách hàng chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng tiền gửi của khách hàng dân cư và giảm dần tỷ trọng tiền gửi của tổ chức kinh tế và định chế tài chắnh.

Phân theo loại tiền:

Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền có sự dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng huy động VND và giảm tỷ trọng huy động ngoại tệ, do tác động của các giả pháp chống đô la hóa nên kinh tế làm giảm tiền gửi USD. Ngoài ra trần lãi suất USD là 0,5%/năm đối với khách hàng là tổ chức kinh tế, 2%/năm đối với khách hàng là dân cư cũng kiến cho đầu tư tiền gửi ngoại tệ trở nên không hấp dẫn với các đối tượng khách hàng này.

Phân loại theo kỳ hạn:

Kỳ hạn huy động vốn vẫn còn chưa hợp lý, tiền gửi không kỳ hạn và dưới 12 chiếm tỷ trọng cao, tiền gửi dài hạn chiệm tỷ trọng thấp do diến biến phức tạp của lãi suất khiến cho khách hàng trên cơ sở bám diễn biến lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại đã có xu hướng chuyển đầu tư kỳ hạn dài hạn sang các ký hạn ngắn, chờ lãi suất tiếp tục tăng như trong năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2011. Ngoài ra do tác động của tiền gửi của các tổ chức kinh tế sự suy giảm cũng làm giảm nguồn vốn không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng

Nguồn vốn huy động tăng trưởng trong năm 2010 nhưng lại suy giảm sâu trong năm 2011; cơ cấu vốn chưa hợp lý tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn giảm, nguồn vốn ngắn hạn tăng cao. Nguồn vốn huy động từ tổ chưc kinh tế tiếp tục giảm mạnh, do đó nguồn vốn của chi nhánh vẫn tiếp tục phụ thuộc vào đối tượng định chế tài chắnh, gây nên biến động mạnh trong hoạt động huy động vốn của Chi nhánh.

2.1.3.1. Tình hình sử dụng vốn

một hoạt động truyền thống quan trọng nhất. Đây là một trong những nghiệp vụ chắnh đem lại thu nhập cho ngân hàng. Trong những năm qua, do nền kinh tế tăng trưởng mạnh nên nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển mở rộng sản xuất tăng lên làm cho hoạt động cho vay cũng sôi động hơn. Để đảm bảo tắnh thanh khoản trong hoạt động, BIDV Hà Nội luôn nỗ lực để từng bước xóa bỏ sự mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Tình hình hoạt động cho vay và cơ cấu hoạt động cho vay được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.3: Tình hình sử dụng vốn của BIDV Hà Nội giai đoạn 2009 - 2011

(Đơn vị: tỷ đồng)

Stt Chỉ tiêu Năm 2009 Tỷ lệ Năm 2010 Tỷ lệ Năm 2011 Tỷ lệ

1 Theo kỳ hạn 3.955 4.537 4.540

a Ngắn hạn 3.263 82,50% 3.740 82,43% 3.968 87,40% b Trung dài hạn 692 17,50% 797 17,57% 572 12,60%

2 Theo loại tiền 3.955 4.537 4.540

a VNĐ 3.476 87,89% 4.003 88,23% 4.342 95,64% b Ngoại tệ 479 12,11% 534 11,77% 198 4,36% 3 Theo khách hàng 3.955 4.537 4.540 a Định chế tài chắnh 0 0 0 b Tổ chức kinh tế 3.757 94,99% 4.288 94,51% 4.309 94,91% c Tư nhân, cá thể 198 5,01% 249 5,49% 231 5,09%

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Hà Nội)

Qua số liệu cụ thể về huy động vốn và sử dụng vốn các năm tại BIDV Hà Nội cho thấy: Trong nhiều năm qua, BIDV Hà Nội đã thực hiện tốt cân đối huy động vốn và sử dụng vốn. Nguồn vốn huy động được thường cao gấp đôi dư nợ tắn dụng, đáp ứng nguồn vốn để thực hiện cho vay đồng thời đảm bảo cân đối nguồn vốn chung toàn hệ thống.

Ngoài ra, các hoạt động như bảo lãnh, thanh toán trong nước và quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, hoạt động ngân quỹ đều được BIDV Hà Nội thực hiện an toàn và có hiệu quả.

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu sử dụng vốn tại BIDV Hà Nội theo kỳ hạn giai đoạn 2009 - 2011

Đơn vị tắnh: %

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Hà Nội)

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp xây lắp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w