một hoạt động truyền thống quan trọng nhất. Đây là một trong những nghiệp vụ chắnh đem lại thu nhập cho ngân hàng. Trong những năm qua, do nền kinh tế tăng trưởng mạnh nên nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển mở rộng sản xuất tăng lên làm cho hoạt động cho vay cũng sôi động hơn. Để đảm bảo tắnh thanh khoản trong hoạt động, BIDV Hà Nội luôn nỗ lực để từng bước xóa bỏ sự mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Tình hình hoạt động cho vay và cơ cấu hoạt động cho vay được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.3: Tình hình sử dụng vốn của BIDV Hà Nội giai đoạn 2009 - 2011
(Đơn vị: tỷ đồng)
Stt Chỉ tiêu Năm 2009 Tỷ lệ Năm 2010 Tỷ lệ Năm 2011 Tỷ lệ
1 Theo kỳ hạn 3.955 4.537 4.540
a Ngắn hạn 3.263 82,50% 3.740 82,43% 3.968 87,40% b Trung dài hạn 692 17,50% 797 17,57% 572 12,60%
2 Theo loại tiền 3.955 4.537 4.540
a VNĐ 3.476 87,89% 4.003 88,23% 4.342 95,64% b Ngoại tệ 479 12,11% 534 11,77% 198 4,36% 3 Theo khách hàng 3.955 4.537 4.540 a Định chế tài chắnh 0 0 0 b Tổ chức kinh tế 3.757 94,99% 4.288 94,51% 4.309 94,91% c Tư nhân, cá thể 198 5,01% 249 5,49% 231 5,09%
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Hà Nội)
Qua số liệu cụ thể về huy động vốn và sử dụng vốn các năm tại BIDV Hà Nội cho thấy: Trong nhiều năm qua, BIDV Hà Nội đã thực hiện tốt cân đối huy động vốn và sử dụng vốn. Nguồn vốn huy động được thường cao gấp đôi dư nợ tắn dụng, đáp ứng nguồn vốn để thực hiện cho vay đồng thời đảm bảo cân đối nguồn vốn chung toàn hệ thống.
Ngoài ra, các hoạt động như bảo lãnh, thanh toán trong nước và quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, hoạt động ngân quỹ đều được BIDV Hà Nội thực hiện an toàn và có hiệu quả.
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu sử dụng vốn tại BIDV Hà Nội theo kỳ hạn giai đoạn 2009 - 2011
Đơn vị tắnh: %
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Hà Nội)
2.2. THỰC TRẠNG CHO VAY NGẮN HẠN VÀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI BIDV HÀ NỘI NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI BIDV HÀ NỘI 2.2.1. Những vấn đề cơ bản trong hoạt động cho vay ngắn hạn tại BIDV Hà Nội
2.2.1.1. Cơ sở pháp lý đối với hoạt động cho vay ngắn hạn
Vào đầu những năm 90, khi nền kinh tế nước ta bắt đầu hội nhập với kinh tế thế giới và khu vực, hoạt động của Ngân hàng ngày càng trở nên đa dạng, phong phú trong đó hoạt động cho vay luôn là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng. Để tránh tình trạng tạo điều kiện cho các tổ chức tắn dụng hoạt động hiệu quả, phù hợp với bối cảnh, điều kiện kinh doanh mới, ngày 31/12/2001 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành quyết định 1627/2001/QĐ- NHNN quy định rõ về quy chế cho vay của các tổ chức tắn dụng đối với khách hàng. Theo đó, văn bản đã nêu rõ đối tượng, nguyên tắc cho vay, các điều kiện, thời hạn, lãi suất, hồ sơ vay vốn cũng như quy trình thẩm định, quyết định cho vayẦ Ngoài việc ban hành Quy chế về cho vay, Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định 493/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 quy định về phân loại nợ, trắch lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tắn dụng trong hoạt động của tổ chức tắn dụng. Để đảm
bảo việc cho vay được chặt chẽ hơn, ngày 19/04/2005 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quyết định 457/2005/QĐ-NHNN quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tắn dụng và Quyết định 34/2008/QĐ-NHNN ngày 05/12/2008 bổ sung, sửa đổi một số điều. Theo đó, các tổ chức tắn dụng được quy định giới hạn về cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chắnh đối với từng đối tượng khách hàng. Các quy định trên là những văn bản pháp lý cơ bản trong hoạt động cho vay của các tổ chức tắn dụng giúp cho hoạt động cho vay được an toàn, hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo kinh doanh có sinh lợi.
Trên cơ sở đó, BIDV đã có các quy định, quyết định cụ thể hóa các văn bản của NHNN, áp dụng thống nhất chung toàn hệ thống trong từng thời kỳ. Hiện nay, các văn bản còn hiệu lực thực hiện đối với hoạt động cấp tắn dụng của hê thống BIDV đó là:
- Quyết định số 203/QĐ-HĐQT ngày 16/07/2004 của Hội đồng quản trị BIDV ban hành quy chế cho vay đối với khách hàng.
- Quyết định số 9365/QĐ-BIDV ngày 27/01/2006 của Tổng Giám đốc BIDV ban hành chắnh sách phân loại nợ và trắch lập dự phòng rủi ro trong hoạt động tắn dụng.
- Quyết định số 8598/QĐ-BNC ngày 30/10/2006 của Tổng Giám đốc BIDV ban hành hệ thống xếp hạng tắn dụng nội bộ theo Điều 7 Quyết định số 493/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN quy định về phân loại nợ, trắch lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tắn dụng trong hoạt động của tổ chức tắn dụng.
- Quyết định 3999/QĐ-QLTD1 ngày 14/7/2009 của Tổng Giám đốc BIDV ban hành qui định về trình tự, thủ tục cấp tắn dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp.
- Quyết định 6480/QĐ-PTSP ngày 11/11/2009 của Tổng Giám đốc BIDV quy định về cho vay thi công xây lắp.
- Quyết định số 1138/QĐ-HĐQT ngày 11/11/2011 của Hội đồng quản trị Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam ban hành chắnh sách cấp tắn dụng đối với khách hàng doanh nghiệp.
BIDV quy định phân cấp, ủy quyền phán quyết tắn dụng đối với các cấp điều hành trong hoạt động cấp tắn dụng.
Và nhiều quy định, quyết định chỉ đạo điều hành hoạt động tắn dụng phù hợp với từng đối tượng được Ngân hàng cấp tắn dụng khác.
2.2.1.2. Quy trình thực hiện cho vay ngắn hạn của BIDV Hà Nội đối với các DNXL
Theo quyết định 3999/QĐ-QLTD1 ngày 14/07/2009 của Tổng Giám đốc BIDV qui định về trình tự, thủ tục cấp tắn dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp, BIDV Hà Nội đã xây dựng một quy trình cho vay chặt chẽ, đảm bảo sự hài hòa giữa mục tiêu quản trị rủi ro của Ngân hàng và mong muốn của khách hàng.
Thuộc quy trình đó, việc cho vay đối với các khách hàng phải thông qua các bước sau:
Bước 1: Tiếp thị và nhận hồ sơ
Cán bộ QHKH là đầu mối tiếp thị; Tiếp nhận nhu cầu sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của BIDV từ Khách hàng. Trên cơ sở nhu cầu của Khách hàng, hướng dẫn khách hàng lập Hồ sơ tắn dụng theo quy định.
Bước 2: Thẩm định và lập Báo cáo đề xuất tắn dụng
Căn cứ Hồ sơ tắn dụng của Khách hàng, Cán bộ QHKH thực hiện nghiên cứu, thẩm định theo những nội dung sau:
- Đánh giá chung về khách hàng.
- Thẩm định tình hình tài chắnh của khách hàng.
- Thực hiện chấm điểm tắn dụng khách hàng (theo Hướng dẫn của Hệ thống xếp hạng tắn dụng nội bộ) để áp dụng chắnh sách khách hàng. Ngoài ra, BIDV Hà Nội tham khảo thêm thông tin từ Trung tâm thông tin tắn dụng để đánh giá khách hàng.
- Phân tắch đánh giá về Phương án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư, khả năng vay trả của khách hàng để xác định hình thức cấp tắn dụng phù hợp.
- Đánh giá về TSĐB theo Quy định về giao dịch bảo đảm của BIDV. - Đánh giá toàn diện rủi ro và các biện pháp phòng ngừa.
- Lập báo cáo đề xuất tắn dụng.
Bước 3: Thẩm định rủi ro: đối với các khoản vay phải qua rủi ro
cán bộ QHKH sau đó tiến hành lập Báo cáo thẩm định rủi ro kèm theo hồ sơ tắn dụng trình Lãnh đạo Phòng QLRR.
- Lãnh đạo phòng QLRR thực hiện kiểm tra, rà soát lại nội dung của Báo cáo thẩm định rủi ro, ghi ý kiến và ký kiểm soát để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro.
Bước 4: Phê duyệt cấp tắn dụng
Trên cơ sở quy định phân cấp thẩm quyền phê duyệt cấp tắn dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Phòng QLRR trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tắn dụng đối với khách hàng. Tùy theo quy định của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từng thời kỳ mà khoản tắn dụng của khách hàng được các cấp có thẩm quyền khác nhau phê duyệt như: Hội đồng quản lý tắn dụng trung ương, Hội đồng tắn dụng trung ương, Tổng Giám đốc, Hội đồng tắn dụng cơ sở (tại Chi nhánh), Giám đốc Chi nhánh, Phó giám đốc phụ trách QHKH tại BIDV Hà Nội.
Bước 5: Các thủ tục thực hiện sau khi phê duyệt cấp tắn dụng
Căn cứ nội dung phê duyệt cấp tắn dụng của cấp có thẩm quyền, Cán bộ QHKH tiến hành:
- Trường hợp từ chối cấp tắn dụng: Cán bộ QHKH soạn thảo văn bản từ chối cấp tắn dụng theo trình cấp có thẩm quyền ký và gửi cho khách hàng.
- Trường hợp đồng ý cấp tắn dụng: Cán bộ QHKH thực hiện thýőng thảo với khách hŕng về các điều kiện tắn dụng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tiến hành soạn thảo và tổ chức ký kết hợp đồng
Bộ phận QTTD thực hiện nhập thông tin vào hệ thống SIBS và lưu giữ hồ sơ theo Quy trình quản lý, lưu trữ hồ sơ. Các Hồ sơ gốc liên quan đến TSĐB của khách hàng được Bộ phận QHKH bàn giao cho Bộ phận kho quỹ để lưu giữ theo quy định của BIDV.
Bước 6: Giải ngân
- Bộ phận QHKH tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra mục đắch, điều kiện giải ngân, hạn mức tắn dụng của khách hàng; Chịu trách nhiệm đầy đủ về việc kiểm tra nội dung, tắnh chất của hồ sơ giải ngân (tắnh hợp pháp, hợp lệ của hoá đơn, chứng từ
giải ngân, hợp đồng kinh tếẦ).
- Trên cơ sở hồ sơ giải ngân của Bộ phận QHKH chuyển sang, Bộ phận QTTD chịu trách nhiệm thực hiện kiểm tra tắnh đầy đủ của hồ sơ giải ngân, hạn mức tắn dụng của khách hàng, việc thực hiện các điều kiện được phê duyệt, các điều kiện giải ngân được quy định trong hợp đồng tắn dụng, Quyết định phê duyệt tắn dụng, thẩm quyền và chữ ký của cán bộ đề xuất và phê duyệt đề xuất giải ngân.
Bước 7: Quản lý, theo dõi khoản vay
- Bộ phận QHKH thực hiện kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng thông qua kiểm tra chứng từ giải ngân, sổ sách kế toán của khách hàng; kiểm tra trực tiếp tại địa điểm thực hiện phương án vay vốn và lập biên bản kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay với khách hàng.
- Bộ phận QHKH thường xuyên theo dõi tình hình khoản vay trên hệ thống và nhắc nợ khách hàng đảm bảo thu hồi nợ đầy đủ, đúng hạn. Trong quá trình kiểm tra, quản lý khoản vay nếu phát hiện ra sai phạm cần báo cáo lãnh đạo để xử lý.
Bước 8: Thu hồi nợ và tất toán khoản vay
Khi khoản vay đến hạn, bộ phận QTTD lập đề xuất thu nợ.
2.2.1.3. Đặc điểm các loại hình cho vay ngắn hạn đối với các DNXL tại BIDV Hà Nội
Ớ Đối tượng cho vay:
Đối tượng cho vay ngắn hạn phục vụ các doanh nghiệp thi công xây lắp là những chi phắ trực tiếp liên quan và phục vụ doanh nghiệp thực hiện các hợp đồng thi công xây lắp (ngoại trừ khấu hao tài sản cố định) phù hợp với quy định của pháp luật và hướng dẫn của BIDV, cụ thể:
Các loại chi phắ này bao gồm:
- Chi phắ nguyên vật liệu phục vụ thi công xây lắp: cát, đá sỏi, thuê xe vận chuyển, xi măng, sắt thépẦ
- Chi phắ nhân công: lương cán bộ công nhân viên, công nhân xây dựng, nhân công thuê ngoài, Ầ
- Chi phắ thiết bị máy móc thi công, chi phắ sửa chữa nhỏ thiết bị, công cụ phân bổ vào công trình.
- Chi phắ ban đầu triển khai thi công công trình như: Chi phắ lán trại, chuyển quân, chuyển máy móc thiết bị,Ầ.
- Những máy móc thiết bị nằm trong dự toán thi công được lắp đặt cho công trình.
- Chi phắ chung
- Thanh toán cho nhà thầu phụ (BỖ) trong trường hợp doanh nghiệp là Nhà thầu chắnh hoặc Tổng thầu.
- Các chi phắ khác phục vụ thi công công trình xây lắp trong dự toán xây lắp công trình.
Ngân hàng không cho vay các nhu cầu vốn theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Quy chế cho vay của tổ chức tắn dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN, cụ thể: để mua sắm các tài sản và các chi phắ hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi; để thanh toán các chi phắ cho các giao dịch pháp luật cấm; để đáp ứng nhu cầu tài chắnh của các giao dịch mà pháp luật cấm.
Ớ Phương thức cho vay:
Tuỳ theo uy tắn, mức độ quan hệ của doanh nghiệp với Ngân hàng, tình hình hoạt động (sản xuất kinh doanh và tài chắnh) của doanh nghiệp mà BIDV Hà Nội thoả thuận với khách hàng để áp dụng phương thức cho vay phù hợp với chắnh sách khách hàng trong từng thời kỳ. Hiện nay, BIDV Hà Nội thực hiện cho vay ngắn hạn các DNXL theo hai phương thức chủ yếu sau:
Phương thức cho vay vốn lưu động theo hạn mức: Đây là hình thức cho vay áp dụng chủ yếu đối với các doanh nghiệp nói chung và với các DNXL nói riêng tại BIDV Hà Nội. Phương thức này áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động lâu năm tại BIDV Hà Nội, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tình hình tài chắnh ổn định và có nhu cầu vay vốn thường xuyên. Hạn mức tắn dụng là giới hạn cho vay tối đa đối với từng khách hàng, việc giải ngân thông qua các hợp đồng tắn dụng cụ thể được xem xét đến từng công trình, hợp đồng thi công xây lắp.
Phương thức cho vay theo món: áp dụng đối với khách hàng vay vốn có quan hệ lần đầu hoặc có quan hệ vay vốn không thường xuyên; hoặc khách hàng
thường xuyên nhưng có dấu hiệu giảm sút về năng lực tài chắnh và hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Ớ Thời hạn cho vay ngắn hạn đối với các DNXL:
Thời hạn cho vay ngắn hạn đối với các DNXL được xác định phù hợp với vòng quay vốn lưu động cụ thể của từng doanh nghiệp, tuy nhiên, thời gian vay vốn đối với từng hợp đồng tắn dụng cụ thể (áp dụng đối với các doanh nghiệp được cấp tắn dụng theo hạn mức) và đối với từng lần rút vốn (áp dụng đối với các doanh nghiệp được cấp tắn dụng theo món theo từng công trình) không vượt quá thời gian cho vay ngắn hạn tối đa là 12 tháng kể từ ngày giải ngân theo quy định về thời hạn cho vay ngắn hạn của NHNN.
Tuy nhiên, vòng quay vốn lưu động, thời hạn thu hồi vốn của các DNXL phụ thuộc rất lớn vào thời hạn thi công của các công trình và thời hạn thanh toán của chủ đầu tư. Không giống như các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hay kinh doanh thương mại, thời gian thu hồi vốn từng công trình của các DNXL là rất khác nhau, có những công trình thi công trong một đến hai tháng là kết thúc, song cung có những công trình có thời hạn thi công lên đến vài năm, thời gian thu hồi vốn, thanh quyết toán với chủ đầu tư rất phức tạp, do vậy vốn lưu động của các doanh nghiệp nay thường bị nợ đọng, chiếm dụng, ảnh hưởng lớn đến vòng quay vốn và hiệu quả sử dụng vốn.
Theo khảo sát các DNXL có vay vốn ngắn hạn tại BIDV Hà Nội, do tình