vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp xây lắp nói riêng
Chiến lược nâng cao chất lượng cho vay được coi là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi Ngân hàng. Chiến lược này có phù hợp thì hoạt động cho vay mới đạt chất lượng tốt, mang lại hiệu quả cao. Nhận thực rõ điều này, Ban lãnh đạo BIDV Hà Nội đã xây dựng một chiến lược chi tiết nhằm nâng cao chất lượng
trong cho vay đối với khách hàng, cụ thể:
- Xác định chất lượng, an toàn tắn dụng là mục tiêu hàng đầu.
- Kiểm soát tăng trưởng tắn dụng nằm trong giới hạn 15-19%/năm. Tăng trưởng tắn dụng phải đảm bảo an toàn, chất lượng tắn dụng trên cơ sở tăng trưởng nguồn vốn huy động.
- Tăng cường công tác quản trị rủi ro, đảm bảo nợ xấu dưới 2%, đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh phi tắn dụng.
- Tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn tắn dụng trên cơ sở cơ cấu lại khách hàng, đánh giá hiệu quả thu được trên đồng vốn vay.
- Thực hiện thu hồi nợ đúng theo lịch trả nợ, Tận thu nợ xấu, nợ ngoại bảng. - Kiên quyết thu đủ lãi đến kỳ, không để lãi treo mới phát sinh.
- Điều chỉnh cơ cấu tắn dụng theo hướng tăng tắn dụng ngắn hạn, giảm tắn dụng trung dài hạn.
- Tuân thủ kỷ cương kỷ luật điều hành trong hoạt động tắn dụng của NHNN, của hệ thống BIDV cũng như các quy chế, quy trình hoạt động tắn dụng, gắn chặt quá trình kiểm soát tăng trưởng tắn dụng với điều chỉnh lãi suất tiền vay đảm bảo các quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát ở tất cả các khâu trong quy trình tắn dụng, không để xảy ra rủi ro có nguyên nhân từ phắa chủ quan ngân hàng.
* Đối với tắn dụng ngắn hạn:
- Việc cho vay vốn lưu động phải đảm bảo đúng chu kỳ sản xuất kinh doanh, vòng quay thu hồi vốn của doanh nghiệp trên cơ sở xác lập hạn mức tắn dụng thực tế đến từng khách hàng trong phạm vi giới hạn tắn dụng của BIDV Hà Nội được BIDV phân giao theo từng thời kỳ.
- Xác lập định hướng kế hoạch quan hệ hợp tác với khách hàng tốt, ưu tiên cung ứng vốn cho các khách hàng từ nhóm A trở lên, các khách hàng tạo cân đối lớn cho nền kinh tế, các khách hàng có hoạt động sản xuất hàng hoá phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu nhằm phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát theo định kỳ hàng tháng đối với các khách hàng có dư nợ lớn về các nội dung: Sử dụng vốn vay đúng mục đắch, khả
năng tự chủ tài chắnh. Giám sát chặt chẽ các hợp đồng tắn dụng đến hạn trả nợ, theo dõi dòng tiền của khách hàng đảm bảo thu hồi đủ nợ gốc, lãi vay đúng hạn.
- Nâng tỷ trọng cho vay ngoài quốc doanh, phát triển phong phú các loại hình tắn dụng tài trợ thương mại.
- Đầu năm thực hiện nghiêm túc việc phân tắch kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chắnh của từng khách hàng và định kỳ thực hiện việc định hạng, phân loại khách hàng để đưa ra các chắnh sách khách hàng phù hợp, từ đó có thể lựa chọn, khuyến khắch hoặc áp dụng các chế độ ưu đãi đối với những khách hàng đạt tiêu chuẩn xếp loại tốt.
- Đôn đốc Doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ tài sản thế chấp, tiếp tục định giá lại và bổ sung tài sản thế chấp nhằm nâng cao tỷ trọng dư nợ có TSĐB/ tổng dư nợ.
- Đối với các khách hàng nợ nhóm II, BIDV Hà Nội đặc biệt quan tâm, thường xuyên nắm tình hình, liên lạc, gặp gỡ trực tiếp với ban lãnh đạo doanh nghiệp nhằm bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn và đưa ra các điều kiện để có thể tiêp tục cung cấp tắn dụng trên cơ sở giảm dần dư nợ tối đa, không để phát sinh nợ quá hạn.
* Đối với cho vay ngắn hạn phục vụ các DNXL:
Bên cạnh việc thực hiện các định hướng chung để nâng cao chất lượng trong cho vay, đối với việc cho vay ngắn hạn phục vụ các DNXL, BIDV Hà Nội đã thực hiện nghiêm túc quy định số 6480/QĐ-PTSP ngày 11/11/2009 của BIDV về cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp động xây lắp. Các định hướng cơ bản được thực hiện cụ thể:
Điều kiện cho vay đối với khách hàng:
- Có vốn tự có, vốn ứng trước, vốn khác chiếm tối thiểu 20% tổng vốn đầu tư của phương án/Tổng giá trị của các Hợp đồng thi công xây lắp.
- Có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất và năng lực công nghệ, nhân công đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đơn vị thi công xây lắp, phù hợp khả năng thi công, xây lắp có nhu cầu vay vốn lưu động.
tương ứng tỷ lệ vốn vay về tài khoản tiền gửi của khách hàng tại BIDV Hà Nội. - Có phương án kinh doanh theo Hợp đồng thi công xây lắp được BIDV Hà Nội đánh giá là khả thi, hiệu quả và có khả năng trả nợ.
- Khách hàng đã ký Hợp đồng thi công xây lắp với Chủ đầu tư/Nhà thầu chắnh (hoặc Bên giao thầu), Hợp đồng đã xác định rõ nguồn vốn thanh toán.
- BIDV Hà Nội chỉ cho vay đối với phần khối lượng xây lắp đã được xác định trong Hợp đồng (có Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu hoặc Quyết định chỉ định thầu của Chủ đầu tư), có dự toán chi tiết công trình của Nhà thầu khi tham gia đấu thầu đã được Chủ đầu tư chấp thuận.
- Có kế hoạch huy động vốn khả thi, đảm bảo tiến độ thi công công trình theo cam kết trong Hợp đồng thi công xây lắp. Có nguồn vốn thanh toán rõ ràng, thể hiện bằng kế hoạch vốn nếu là vốn ngân sách hoặc hợp đồng tắn dụng và/hoặc kế hoạch giải ngân nếu là vốn vay hoặc tài liệu xác minh được nguồn vốn thanh toán khác của Chủ đầu tư.
Mức cho vay
BIDV Hà Nội căn cứ chắnh sách cấp tắn dụng đối với khách hàng Doanh nghiệp, tắnh khả thi, hiệu quả của phương án thi công, khả năng trả nợ của khách hàng, giá trị TSĐB và nhu cầu vay vốn của khách hàng để xác định mức cho vay.
Mức cho vay tối đa (tắnh theo doanh số cho vay) đối với từng công trình không vượt quá 80% giá trị Hợp đồng thi công xây lắp nhưng tổng dư nợ tối đa trong mọi thời điểm không vượt quá tổng giới hạn tắn dụng đã được duyệt.
Thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay do BIDV Hà Nội quyết định phù hợp với thời gian thi công xây lắp và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng tối đa không quá 12 tháng và không được vượt quá thời hạn hoạt động còn lại ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của khách hàng.
Phương thức cho vay
BIDV Hà Nội sẽ thỏa thuận với khách hàng việc áp dụng các phương thức cho vay phù hợp với chắnh sách khách hàng và theo hướng dẫn của BIDV trong từng thời kỳ.Tuỳ theo uy tắn, mức độ quan hệ của khách hàng với BIDV Hà Nội,
tình hình hoạt động (kinh doanh và tài chắnh) của khách hàng, có thể thực hiện theo một trong các hình thức cho vay sau:
- Cho vay theo món.
- Cho vay theo hạn mức tắn dụng.
* Đối với tắn dụng trung dài hạn:
- Điều chỉnh cơ cấu tắn dụng theo hướng tăng tắn dụng ngắn hạn, giảm tắn dụng trung dài hạn, đảm bảo tỷ trọng tắn dụng trung dài hạn trên tổng dư nợ ở mức 19 - 25%.
- Tiến hành rà soát các Hợp đồng tắn dụng trung dài hạn đã ký kết hoặc đã giải ngân một phần để định hướng giải ngân trên cơ sở ưu tiên cho những hợp đồng có sản phẩm hoàn thành trong năm 2010 và chủ đầu tư chứng minh được các nguồn vốn khác cam kết bỏ vào dự án như nguồn vốn tự có, vốn của các tổ chức tắn dụng khác.
- Tiếp tục lựa chọn thẩm định các dự án tốt nâng cao chất lượng thẩm định các dự án, thẩm định năng lực của khách hàng vay vốn đầu tư.
* Đối với công tác thu hồi nợ xấu:
Đây là nhiệm vụ trọng tâm luôn được Ban giám đốc BIDV Hà Nội quan tâm chỉ đạo. Công tác thu và xử lý nợ xấu được phân giao đến từng phòng ban, từng cán bộ, đối tượng khách hàng cụ thể để có định hướng, kế hoạch thu rõ ràng.
Thông qua các mối quan hệ và sự chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo, các đơn vị có nợ xấu đã phối hợp, liên hệ và triển khai với các Công ty mua bán nợ, các bên có nhu cầu mua tài sản thế chấp của doanh nghiệp để tận thu nợ. Do vậy, các khoản nợ xấu, nợ ngoại bảng, các khoản vay theo kế hoạch nhà nước, các khoản vay theo chỉ định của Chắnh phủ đã được tận thu đáng kể.