- Sự biến động của nền kinh tế- xã hội:
Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm các hoạt động kinh tế có quan hệ biện chứng, ràng buộc lẫn nhau nên với bất kỳ biến động của một hoạt động kinh tế nào cũng sẽ có tác động ảnh hưởng tới các hoạt động còn lại. Tắnh ổn định hay bất ổn định về kinh tế mà trước hết và chủ yếu là ổn định về tài chắnh quốc gia, ổn định tiền tệ, khống chế lạm phát là điều mà các doanh nghiệp rất quan tâm vì nó liên quan trực tiếp đến kết quả kinh doanh của họ. Khi nền kinh tế tăng trưởng và ổn định thì hoạt động cho vay cũng tăng trưởng. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và DNXL bị thu hẹp thì hoạt động cho vay cũng gặp nhiều khó khăn và có độ rủi ro cao.
Chu kỳ kinh tế cũng có tác động không nhỏ tới hoạt động tắn dụng. Trong giai đoạn tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cao, các doanh nghiệp có xu hướng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nhu cầu tắn dụng tăng, rủi ro ắt do chất lượng cho vay cũng tăng. Tuy nhiên, trong thời kỳ này, ngân hàng vẫn có thể gặp rủi ro bởi những khoản vay vượt quá quy mô hay khả năng quản lý của doanh nghiệp. Những khoản vay này khó có thể được hoàn trả nếu tình trạng này dẫn đến suy thoái và khủng hoảng kinh tế.
Chắnh sách lãi suất cũng có tác động tới chất lượng cho vay. Khi lãi suất cho vay tăng, khách hàng có xu hướng hoãn việc trả nợ ngân hàng để dùng vốn đó cho kỳ sản xuất kế tiếp. Còn khi lãi suất cho vay giảm song lãi suất tiền gửi giữ nguyên làm giảm sự chênh lệch giữa đầu vào và đầu ra dẫn đến chi phắ vốn lớn.
Các khoản cho vay ngắn hạn đối với DNXL thường có thời gian dài hơn so với cho vay thương mại và sản xuất. Do vậy nếu lãi suất cho vay không linh
hoạt, không tắnh đến tắnh khả biến của thị trường sẽ dễ dẫn đến rủi ro thua lỗ do huy động lãi suất cao nhưng cho vay lãi suất thấp. Thực tế, thị trường cho vay của Việt Nam trong giai đoạn 2008-2012 đã chứng minh lãi suất đã có sự biến động đột biến, tăng hoặc giảm với biên độ khá lớn dẫn đến một số ngân hàng đã gặp rủi ro lãi suất đối với các khoản cho vay xây lắp do không thể điều chỉnh lãi suất trong hợp đồng đã được cố định trước đó.
Ảnh hưởng từ tình hình lạm phát của nền kinh tế với chi phắ tiêu dùng tăng cao, chi phắ đầu tư tăng cao ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người đi vay. Sự khan hiếm của thị trường nguồn vốn do tác động của những chắnh sách kiềm chế lạm phát của Nhà nước dẫn đến trường hợp vốn tắn dụng khan hiếm hoặc có lãi suất khá cao làm tăng chi phắ cho người đi vay.
- Về môi trường pháp lý:
Các quy định điều tiết về xây dựng hiện nay chưa rõ ràng, đồng bộ. Việc có được một cơ chế ràng buộc để bảo đảm nhu cầu vay vốn và thu hồi nợ một cách dễ dàng chưa được như mong muốn.
Các chắnh sách của chắnh phủ góp phần ổn định môi trường chắnh trị - xã hội, giúp các doanh nghiệp yên tâm mở rộng sản xuất kinh doanh, ngân hàng mạnh dạn đầu tư vào các dự án, phương án sản xuất kinh doanh đem lại lợi nhuận cao. Ngược lại, nếu chắnh trị không ổn định, sự điều hành của chắnh phủ không chặt chẽ, các ngân hàng sẽ hạn chế cho vay do rủi ro cao, đặc biệt đối với cho vay DNXL. Từ đó dẫn đến dư nợ cho vay và hiệu quả cho vay thấp.
- Rủi ro từ các điều kiện tự nhiên:
Đó là các hiện tượng như: thiên tai, lũ lụt, hạn hán, cháy nổẦ ngày càng có tắnh ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân nói riêng và các hoạt động sản xuất kinh doanh của cả nền kinh tế nói chung dễ dẫn đến trường hợp không còn khả năng trả nợ do lũ quét hay do mất mùa,...
Đối với DNXL, sản phẩm các công trình xây dựng ở ngoài trời, chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng công trình, phát sinh cho DNXL nhiều chi phắ để khắc phục, sửa chữa, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng. Ngoài ra trong hoạt động thi công xây dựng các công
trình luôn bị phụ thuộc vào những nguyên nhân khách quan tại các địa phương (như thủ tục đền bù, giải phóng mặt bằng, thủ tục quản lý đầu tư) mà bản thân doanh nghiệp không tháo gỡ được, việc thu xếp vốn đầu tư, quá trình đấu thầu kéo dài do trượt giá ngoại tệ... cũng ảnh hưởng đến tiến độ thi công, thu hồi vốn của DNXL. Từ đó khả năng trả nợ của DNXL bị suy giảm, ngân hàng có nguy cơ mất vốn, hiệu quả cho vay giảm rõ rệt.
- Nhân tố xã hội:
Quan hệ cho vay được thực hiện trên cơ sở long tin, là cầu nối giữa ngân hàng và khách hàng. Đạo đức xã hội ảnh hưởng tói chất lượng cho vay. Trong trường hợp đạo đức xã hội không tốt, lợi dụng lòng tin để lừa đảo sẽ làm giảm chất lượng tắn dụng. Nếu trình độ dân trắ không cao, kém hiểu biết về hoạt động của ngân hàng, các quy định của pháp luật cũng sẽ làm giảm chất lượng tắn dụng.
Tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội, sự hoàn thiện môi trường pháp lý mà các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay DNXL ở các mức độ khác nhau. Để nâng cao hiệu quả cho vay nói chung và cho vay DNXL nói riêng, các ngân hàng cần đánh giá cụ thể sự tác động của từng nhân tố, trên cơ sở đó có những chắnh sách phù hợp với đặc thù kinh doanh của mình.