6. Kết cấu của Luận văn
2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Công trình nghiên cứu của tác giả sẽ thu thập dữ liệu thông qua các phƣơng pháp chủ yếu sau đây:
Vấn đề nghiên cứu (công tác quản lý tín dụng) => Các thông tin cần thu thập (hoạt động tín dụng, các kết quả của hoạt động tín dụng, thực hiện các nội dung công tác quản lý tín dụng)=> Mục tiêu nghiên cứu
Cơ sở lý luận của hoạt động quản lý tín dụng và kế hoạch thu thập thông tin về hoạt động
quản lý tín dụng
Cơ sở lý thuyết
Các nguồn thông tin: Thứ cấp, sơ cấp
Các phƣơng pháp thu thập: Quan sát, điều tra phỏng vấn, thực nghiệm Các công cụ: Phiếu điều tra, bảng hỏi, dụng cụ ghi chép, lƣu trữ Xác định thời gian thực hiện
Thu thập thông tin Phƣơng pháp tiếp cận đối tƣợng: Trực tiếp, qua thƣ, điện thoại, email (Phỏng vấn ban lãnh đạo BIDV Bắc Ninh, trƣởng phòng quản trị tín dụng, trƣởng phỏng QLRR về thực trạng hoạt động quản lý tín dụng tại BIDV Bắc Ninh); các báo cáo của BIDV Bắc Ninh về công tác QLTD
Phân tích thông tin Xử lý dữ liệu
Lực chọn các kỹ thuật phân tích, thống kê
Trình bày kết quả Viết báo cáo
Đƣa ra các kết luận, đề xuất
CÁC BƢỚC THỰC HIỆN QUY TRÌNH
NGHIÊN CỨU
CÁCH THỨC THỰC HIỆN CÁC BƢỚC QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Sự cần thiết phải nghiên cứuhoạt động quản lý tín dụng tại NHTM
2.3.1.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp đƣợc tác giả thu thập từ các nguồn đƣợc đăng công khai trên các báo nhƣ Tập san báo Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. Ngoài ra tác giả cũng thu thập tài liệu đƣợc công bố trên các tạp chí nhƣ tạp chí Kinh tế Phát triển, Tạp chí Kinh tế,… và các báo cáo của BIDV Bắc Ninh.
2.3.1.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp sẽ đƣợc tác giả thu thập từ hai nguồn chính: Phỏng vấn sâu (In-depth Interview).
Việc phỏng vấn sẽ đƣợc thực hiện nhằm thu thập các thông tin: (1) Yêu cầu về tính đầy đủ trong quy trình, văn bản chế độ hoạt động tín dụng và đội ngũ cán bộ tín dụng tại BIDV Bắc Ninh; (2) những nhận xét chi tiết về điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động tín dụng tại BIDV Bắc Ninh; và (3) những đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng tại BIDV Bắc Ninh.
Đối tƣợng phỏng vấn dự kiến 10 ngƣời gồm:
Ban lãnh đạo BIDV Bắc Ninh (bao gồm 1 đồng chí Giám đốc, 2 phó giám đốc); Trƣởng các phòng Quan hệ khách hàng, Quản lý rủi ro, Quản trị tín dụng; 4 cán bộ tín dụng tại BIDV Bắc Ninh.
Việc phỏng vấn sẽ đƣợc thực hiện nhằm thu thập các thông tin: (1) Yêu cầu về tính đầy đủ trong quy trình, văn bản chế độ hoạt động tín dụng và đội ngũ cán bộ tín dụng tại BIDV Bắc Ninh; (2) những nhận xét chi tiết về điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động tín dụng tại BIDV Bắc Ninh; và (3) những đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng tại BIDV Bắc Ninh.
Trƣớc cuộc phỏng vấn tác giả đã chuẩn bị sẵn bảng chỉ dẫn hỏi với những câu hỏi cố định. Ngoài ra, tùy tình hình cụ thể, tác giả sẽ hỏi thêm các câu hỏi cho thích hợp.
2.3.2. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp tài liệu
Phân tích trƣớc hết là phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy.
Từ định nghĩa trên, để có thể có đƣợc những hiểu biết về hoạt động tín dụng và chất lƣợng hoạt động này tại BIDV Bắc Ninh, tác giả tiến hành phân tích hoạt động tín dụng tại BIDV Bắc Ninh trên các khía cạnh về quy mô tín dụng, tố độ tăng trƣởng tín dụng, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của hoạt động tín dụng tại BIDV Bắc Ninh.
Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra đƣợc cái chung, thông qua hiện tƣợng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến. Khi phân chia đối tƣợng nghiên cứu cần phải: Xác định tiêu thức để phân chia; Chọn điểm xuất phát để nghiên cứu.
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu để tìm thuộc tính riêng và chung. Bƣớc tiếp theo của phân tích là tổng hợp. Tổng hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát.
Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt về hoạt động tín dụng tại BIDV Bắc Ninh, tác giả phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về hoạt động tín dụng tại BIDV Bắc Ninh, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của hoạt động này. Phân tích và tổng hợp là hai phƣơng pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tƣợng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể
từ sự phân tích, khả năng trìu tƣợng, khái quát nắm bắt đƣợc mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lƣợng khác nhau.
Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp là phƣơng pháp đƣợc tác giả sử dụng nhiều nhất trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
2.4.1 Chỉ tiêu định lượng
Chỉ tiêu định lƣợng dựa trên 6 chỉ tiêu sau:
Thứ nhất, chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn:
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dƣ nợ của Ngân hàng thƣơng mại ở một thời điểm nhất định, thƣờng là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.
Đến kỳ trả nợ mà khách hàng vay không trả đƣợc nợ hoặc không đƣợc gia hạn nợ thì Ngân hàng sẽ chuyển toàn bộ nợ đó sang nợ quá hạn với lãi suất cao hơn lãi suất vay. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ cao chứng tỏ chất lƣợng tín dụng của ngân hàng thấp vì với một lƣợng lớn các khoản nợ không đƣợc trả đúng hạn thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong kinh doanh, thu nhập của ngân hàng bị giảm (không thu đƣợc lãi, khả năng bị mất vốn là rất lớn). Nặng hơn nữa thì ngân hàng có thể mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản.
Công thức 1.1: Tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn =
Nợ quá hạn
x 100% Tổng dƣ nợ
Khi phân tích chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn cần so sánh với tỷ lệ nợ quá hạn của các NHTM khác để có những đánh giá tổng thể về chất lƣợng tín dụng.
Thứ hai, chỉ tiêu về tỷ lệ nợ xấu:
Nợ xấu tại NHTM là các khoản tiền NHTM cho khách hàng vay mà NHTM đánh giá là khó có khả năng thu hồi đƣợc.
Tại Việt Nam, theo quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành
theo Quyết định số 493 /2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc) thì nợ xấu là các khoản nợ thuộc Nhóm 3 (Nợ dƣới tiêu chuẩn), Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) và Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn).
Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu và tổng dƣ nợ của ngân hàng thƣơng mại ở một thời điểm nhất định, thƣờng là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.
Công thức 1.2: Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu
x 100% Tổng dƣ nợ
Tỷ lệ nợ xấu càng cao biểu hiện chất lƣợng tín dụng của NHTM càng thấp. Tuy nhiên, nợ xấu là những khoản nợ mà ngân hàng đánh giá là khó có khả năng thu hồi nợ do vậy chỉ tiêu này phán ánh sát thực nhất chất lƣợng tín dụng của NHTM.
Thứ ba, tỷ lệ lãi treo từ hoạt động tín dụng:
Lãi treo là số lãi phải thu của các khoản tín dụng của ngân hàng nhƣng chƣa thu hồi đƣợc.
Nếu tổng các khoản lãi treo từ hoạt động tín dụng càng thấp, nghĩa là ngân hàng đã thu đƣợc các khoản lãi của khách hàng để đảm bảo lợi nhuận của ngân hàng thể hiện chất lƣợng tín dụng càng tốt.
Thứ tư, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động tín dụng:
Không thể nói một khoản tín dụng có chất lƣợng cao khi nó không đem lại thu nhập, hoặc đem lại thu nhập thấp cho ngân hàng. Lợi nhuận do hoạt động tín dụng đem lại chứng tỏ các khoản vay không những thu hồi đƣợc gốc mà còn thu đƣợc lãi và phí bảo đảm lợi nhuận cho ngân hàng. Thu nhập từ hoạt động tín dụng là kết quả cuối cùng, là cái đích hƣớng đến của các NHTM. Thu nhập này mà càng cao biểu hiện chất lƣợng tín dụng càng tốt và ngƣợc lại. Để đánh giá mức độ thu nhập từ hoạt động tín dụng mang lại, ngƣời ta dùng tỷ suất lợi nhuận và so sánh tỷ suất này với các ngân hàng khác.
Thứ năm, tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm (TSBĐ):
Công thức 1.3: Tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm
Tỷ lệ dƣ nợ có TSBĐ = Min (dƣ nợ, TSBĐ TSBĐ( ) ) x hệ số x 100% Tổng dƣ nợ
( ) Hệ số TSBĐ là hệ số theo quy định của NHTM tương ứng với từng loại TSBĐ.
Tài sản bảo đảm đƣợc coi nhƣ nguồn trả nợ cuối cùng khi mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho ngân hàng, tài sản bảo đảm cũng ràng buộc trách nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng, làm cho khách hàng trách nhiệm hơn trong việc thực hiện các cam kết với ngân hàng. Do vậy, tỷ lệ dƣ nợ có tài sản bảo đảm là rất quan trọng trong việc đánh giá chất lƣợng tín dụng nói chung. Tỷ lệ này càng cao phản ánh chất lƣợng tín dụng càng tốt.
Thứ sáu, các chỉ tiêu định lượng khác:
Ngoài các chỉ tiêu nêu trên còn có nhiều các chỉ tiêu định lƣợng khác có ảnh hƣởng ở mức độ khác nhau theo từng thời kỳ và từng NHTM cụ thể.
Tỷ lệ dƣ nợ tín dụng của số ít khách hàng lớn trên tổng dƣ nợ của NHTM (ví dụ Top 5, Top 10, Top 50, Top 100): Chỉ tiêu này cho thấy sự phụ thuộc của ngân hàng vào một số ít khách hàng. Nếu tổng dƣ nợ của một số ít khách hàng này chiếm tỷ lệ càng cao so với tổng dƣ nợ của NHTM phản ánh sự phụ thuộc vào số ít khách hàng này của NHTM đó càng lớn, biểu hiện rủi ro tín dụng càng cao, đồng nghĩa với chất lƣợng tín dụng không bảo đảm.
Tỷ lệ dƣ nợ ở những lĩnh vực đƣợc đánh giá có rủi ro cao so với tổng dƣ nợ của tổ chức tín dụng: Đây là chỉ tiêu phán ảnh độ an toàn tín dụng ở những lĩnh vực có mức độ rủi ro cao trong nền kinh tế. Tùy từng thời điểm, tùy từng quốc gia mà mức độ rủi ro cao ở các lĩnh vực có khác nhau, ví dụ ở Việt Nam hiện nay lĩnh vực có mức độ rủi ro cao là đầu tƣ chứng khoán và bất động sản. Tỷ lệ này càng cao thể hiện mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng đó càng cao, biểu hiện chất lƣợng tín dụng chƣa bảo đảm. Tuy nhiên, chỉ tiêu này còn phụ thuộc vào điều kiện cấp tín dụng ở
những lĩnh vực này của NHTM và tài sản bảo đảm cho các khoản vay thuộc lĩnh vực này cũng nhƣ khả năng quản trị rủi ro của NHTM.
Các dịch vụ đi kèm với hoạt động tín dụng:
NHTM cung cấp các sản phẩm tín dụng cho khách hàng ngoài mục tiêu thu lợi nhuận từ lãi, còn mục tiêu cung cấp các dịch vụ khác cho khách hàng. Thực tế NHTM thu đƣợc các lợi ích nhƣ sau:
Một là, huy động vốn: Khách hàng sử dụng các dịch vụ tín dụng phải mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tại NHTM để chuyển doanh thu, nguồn thu nhập trả nợ ngân hàng do đó NHTM có thể tăng cƣờng huy động vốn với chi phí thấp (do lãi huy động vốn không kỳ hạn thấp).
Hai là, thu phí cung cấp dịch vụ: Ngoài ra NHTM có thể thu phí cung cấp các dịch vụ cho khách hàng sử dụng các sản phẩm tín dụng nhƣ: Phí chuyển tiền trong nƣớc và quốc tế, phí phát hành và sử dụng thẻ, phí duy trì tài khoản, phí thông tin tài khoản tự động (SMS), phí kiểm đếm tiền tệ...
Ba là, thu hoa hồng của các tổ chức sử dụng dịch vụ của NHTM: Các khách hàng sử dụng các sản phẩm tín dụng của NHTM mở tài khoản tại NHTM, cam kết chuyển nguồn thu nhập về tài khoản mở tại NHTM, qua đó có thể sử dụng nguồn tiền để thanh toán các chi phí tiêu dùng của khách hàng nhƣ: Hóa đón tiền điện, tiền nƣớc, tiền điện thoại, tiền dịch vụ bảo hiểm... Theo đó NHTM sẽ đƣợc hƣởng phí hoa hồng từ các đơn vị cung cấp đó căn cứ vào doanh số thu phí thông qua NHTM.
Trên đây là các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lƣợng tín dụng. Dựa vào các chỉ tiêu đó ta có thể nhận định đƣợc chất lƣợng tín dụng ngân hàng cao hay thấp. Tuy nhiên chất lƣợng tín dụng còn chịu tác động của các nhân tố khác.
2.4.2. Chỉ tiêu định tính
Các chỉ tiêu định tính về chất lƣợng tín dụng của NHTM chính là những cảm nhận mang tính cảm quan về các yếu tố liên quan đến hoạt động tín dụng của một NHTM. Các chỉ tiêu này bao gồm:
Một là, sự hài lòng của khách hàng vay đối với các sản phẩm tín dụng của NHTM:
Về bản chất, tín dụng ngân hàng là một sản phẩm dịch vụ, Vì vậy, cũng nhƣ tất cả các loại hình kinh doanh cung cấp sản phẩm khác, tín dụng ngân hàng cần phải thỏa mãn đƣợc nhu cầu sử dụng sản phẩm (dịch vụ) của khách hàng.
Trong các loại thƣớc đo, một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng đối với dịch vụ của ngân hàng đó là sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm, cụ thể ở đây là sản phẩm tín dụng ngân hàng. Sự hài lòng của khách hàng càng cao, sản phẩm tín dụng của ngân hàng càng đƣợc đánh giá có chất lƣợng.
Có nhiều khái niệm khác nhau về sự hài lòng của khách hàng. Sau đây là một số khái niệm về sự hài lòng của khách hàng, thông qua đó chúng ta có thể có một cái nhìn rõ nét về sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm tín dụng của NHTM:
Sự hài lòng của khách hàng là cảm giác của một ngƣời cảm thấy dễ chịu hoặc thất vọng từ kết quả của việc so sánh hoạt động nhận thức về một sản phẩm trong mối liên hệ với sự mong đợi về sản phẩm đó của ngƣời ấy.
Sự hài lòng của khách hàng là một tập hợp kết quả của sự nhận thức, đánh giá và các phản ứng tâm lý về kinh nghiệm tiêu dùng đối với một sản phẩm, dịch vụ.
Sự hài lòng của khách hàng là một chức năng niềm tin của khách hàng tin rằng khách hàng đang đƣợc đối xử công bằng.
Mối liên hệ giữa sự hài lòng của khách hàng và chất lƣợng sản phẩm/dịch vụ đƣợc hầu hết các nhà nghiên cứu thừa nhận nhƣ là một mối quan hệ biện chứng. Cụ thể, sự hài lòng của khách hàng là một thái độ cụ thể đối với một giao dịch trong ngắn hạn; trong khi đó, chất lƣợng sản phẩm/dịch vụ là một thƣớc đo đƣợc hình thành nên bởi sự đánh giá toàn diện một hoạt động trong dài hạn. Nếu đặt trong mối tƣơng quan thời gian thì chất lƣợng sản
phẩm/dịch vụ xảy ra trƣớc, sau đó dẫn đến sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ đó. Nhƣ vậy có thể xem chất lƣợng là một yếu tố đầu vào quan trọng quyết định sự hài lòng của khách hàng đối với một sản phẩm/dịch vụ.