6. Kết cấu của Luận văn
1.2.5. Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro
Theo chuẩn mực Việt Nam, từ năm 2005, theo quy định của NHNN Việt Nam, các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam (trừ Ngân hàng Chính sách Xã hội, và chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đƣợc NHNN chấp thuận cho thực hiện chính sách trích lập dự phòng riêng) phải thực hiện việc phân loại nợ, trích lập dự phòng (dự phòng cụ thể và dự phòng chung) và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo Quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN. Trong đó, quy định các ngân hàng có thể phân loại nợ theo hai phƣơng pháp định tính hoặc định lƣợng để phân loại dƣ nợ vào các nhóm cho phù hợp với mức độ rủi ro. Tuỳ theo mức độ rủi ro của khách hàng có thể trích lập dự phòng của thể theo các tỷ lệ khác nhau.
- Dƣ nợ đƣợc phân loại thành 5 nhóm với tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể nhƣ sau:
+ Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn): 0% + Nhóm 2(Nợ cần chú ý): 5%
+ Nhóm 3(Nợ dƣới tiêu chuẩn): 20% + Nhóm 4(Nợ nghi ngờ): 50%
+ Nhóm 5(Nợ có khả năng mất vốn): 100%
- Số tiền dự phòng cụ thể phải trích đƣợc tính theo công thức sau: R max 0, (A - C) x r
Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: giá trị của khoản nợ
C: giá trị của tài sản bảo đảm r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể
- Tổ chức tín dụng thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
Theo chuẩn mực quốc tế, việc phân loại nợ và trích lập DPRR đƣợc thực hiện theo IAS 39 (International Accounting Standard 39). IAS39 yêu cầu xem xét đánh giá tất cả các công cụ tài chính trong đó bao gồm các khoản cho vay để đánh giá khả năng chịu rủi ro. Tất cả các khoản cho vay có dấu hiệu, bằng chứng khách quan cho thấy các khoản cho vay đó có thể phát sinh tổn thất sẽ phải lập DPRR. Những dấu hiệu, bằng chứng của rủi ro là: Những khó khăn về tài chính của khách hàng vay ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh, sự chậm trễ, lơ là trong việc hoàn trả nợ gốc và lãi, cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ vì lý do khó khăn về tài chính, có dấu hiệu mất khả năng thanh toán hoặc phải cơ cấu lại tài chính, những biến động bất lợi về nền kinh tế, môi trƣờng kinh doanh có liên quan. Theo IAS 39, DPRR tín dụng đƣợc xác định bằng chênh lệch giữa giá trị của khoản cho vay và giá trị hiện tại của các dòng tiền ƣớc tính thu hồi đƣợc trong tƣơng lai. Giá trị hiện tại của các dòng tiền trong tƣơng lai đƣợc xác định bằng chiết khấu các dòng tiền bằng lãi suất thực tế của hợp đồng tín dụng. Dòng tiền ƣớc tính bao gồm cả dòng tiền thu hồi đƣợc từ việc xử lý tài sản đảm bảo trong trƣờng hợp rủi ro. IAS 39 không quy định việc xác định dự phòng chung. Dự phòng chung nếu có sẽ không đƣợc ghi nhận vào chi phí mà phải giảm lợi nhuận để lại.
Dựng hệ thống nhận biết và báo cáo nội bộ các khoản nợ xấu theo chuẩn mực của từng ngân hàng. Nhận biết và báo cáo các khoản nợ xấu theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt đƣợc thiết kế để bảo vệ vị thế của ngân hàng. Khi xảy ra nợ xấu các ngân hàng có thể xử lý theo các biện pháp sau:
- Yêu cầu tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp và cơ cấu lại nợ
- Chứng khoán hoá các khoản nợ xấu: đây là một kỹ thuật mới trong công tác xử lý nợ xấu đang đuợc áp dụng rộng rãi trên thế. Chứng khoán hoá là chuyển đổi một tập hợp có chọn lọc các khoản vay có thế chấp của ngân hàng mà trƣớc đó không có thị trƣờng thứ cấp để giao dịch thành các chứng khoán khả mại, có thể bán trên thị trƣờng thứ cấp. Ngân hàng có thể dùng kỹ
thuật này để xử lý các khoản nợ xấu của mình nhƣng cần có sự phát triển mạnh mẽ của thị trƣờng chứng khoán cùng giao dịch mua bán nợ.
- Xử lý tài sản bảo đảm, đòi nợ bên bảo lãnh - Bán các khoản nợ
- Sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro.
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới hoạt động quản lý tín dụng của ngân hàng thƣơng mại