Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng tại BIDV Bắc Ninh. Thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 112)

6. Kết cấu của Luận văn

1.4.1 Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

Để nâng cao chất lượng tín dụng, ACB có chính sách tín dụng như sau:

Thứ nhất, có 10 nhóm tiêu chí đƣợc áp dụng để thẩm định, phê duyệt tín dụng cũng nhƣ kiểm soát, đánh giá chất lƣợng tín dụng danh mục cho vay của ACB... và đƣợc chia thành 2 nhóm nhƣ sau:

Bảng 1.2: Tiêu chí đánh giá chất lƣợng tín dụng cho vay Ngân hàng TMCP Á Châu

NHÓM XÉT DUYỆT NHÓM KIỂM SOÁT

1. Đối tƣợng khách hàng 2. Ngành nghề kinh doanh 3. Tình hình tài chính 4. Nguồn trả nợ 5. Vị trí địa lý 6. Tài sản bảo đảm 7. Kỳ hạn và loại tiền

8. Tỷ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm

1. Sản phẩm tín dụng 2. Kênh phân phối

Thứ hai, khi phân tích và thẩm định khách hàng mới, mức cấp tín dụng mới hay tăng cấp tín dụng cho khách hàng hiện hữu, mỗi khoản vay/khách hàng sẽ đƣợc xếp vào một trong ba nhóm sau:

Nhóm cấp tín dụng bình thƣờng: là các khách hàng thoả mãn các tiêu chí từ 1 đến 7 (nhóm xét duyệt) đều “cấp tín dụng bình thƣờng”, không có tiêu chí nào thuộc “hạn chế cấp tín dụng” hay “không cấp tín dụng” hay “chấm dứt cấp tín dụng”

Nhóm hạn chế cấp tín dụng: là các khách hàng có ít nhất một trong các tiêu chí từ 1 đến 7 (nhóm xét duyệt) thuộc “hạn chế cấp tín dụng”, không có tiêu chí nào thuộc “không cấp tín dụng” hay “chấm dứt cấp tín dụng”

Nhóm không cấp tín dụng: là các khách hàng có ít nhất một trong các tiêu chí từ 1 đến 7 (nhóm xét duyệt) thuộc “không cấp tín dụng” hay “chấm dứt cấp tín dụng

Thứ ba, khi phân tích, đánh giá và tái thẩm định khách hàng hiện hữu, mỗi khoản vay/khách hàng sẽ đƣợc xếp vào một trong bốn nhóm sau:

Nhóm duy trì cấp tín dụng: là các khách hàng thoả mãn các tiêu chí từ 1 đến 7 (nhóm xét duyệt) đều “cấp tín dụng bình thƣờng”, không có tiêu chí nào thuộc “hạn chế cấp tín dụng” hay “không cấp tín dụng” hay “chấm dứt cấp tín dụng”.

Nhóm hạn chế cấp tín dụng: là các khách hàng có ít nhất một trong các tiêu chí từ 1 đến 7 (nhóm xét duyệt) thuộc “hạn chế cấp tín dụng”, không có tiêu chí nào thuộc “không cấp tín dụng” hay “chấm dứt cấp tín dụng”.

Nhóm không cấp tín dụng: là các khách hàng có ít nhất một trong các tiêu chí từ 1 đến 7 (nhóm xét duyệt) thuộc “không cấp tín dụng”.

Nhóm chứt dƣt cấp tín dụng: là các khách hàng có ít nhất một trong các tiêu chí từ 1 đến 7 (nhóm xét duyệt) thuộc “chấm dứt cấp tín dụng”.

Tổng dƣ nợ cho vay của nhóm Hạn chế cấp tín dụng trên tổng dƣ nợ cho vay của ACB: định hƣớng chiếm tối đa 25% và giảm dần để chuyển sang nhóm cấp tín dụng bình thƣờng và duy trì cấp tín dụng.

Tổng dƣ nợ cho vay của nhóm không cấp tín dụng trên tổng dƣ nợ cho vay của ACB định hƣớng chiếm tối đa 5% và giảm dần về 0% hoặc chuyển sang nhóm cấp tín dụng bình thƣờng, nhóm duy trì cấp tín dụng và nhóm hạn chế cấp tín dụng.

Tổng dƣ nợ của nhóm chấm dứt cấp tín dụng trên tổng dƣ nợ cho vay của ACB: định hƣớng chiếm 0%.

Tổng dƣ nợ cho vay tín chấp trên tổng dƣ nợ cho vay của ACB: định hƣớng chiếm tối đa 10% (Đối với khách hàng cá nhân: định hƣớng chiếm tối đa 2%, đối với khách hàng doanh nghiệp: định hƣớng chiếm tối đa 8%).

Quy mô cho vay: Tổng dƣ nợ của khách hàng doanh nghiệp/ khách hàng cá nhân có tiêu chí quy mô khoản vay thuộc cấp tín dụng bình thƣờng chiếm tối thiểu 75% tổng dƣ nợ cho vay của khối khách hàng doanh nghiệp/khối khách hàng cá nhân; Tổng dƣ nợ của 1,5% số lƣợng khách hàng có dƣ nợ lớn nhất không vƣợt quá 50% tổng dƣ nợ và 10 khách hàng có dƣ nợ lớn nhất không vƣợt quá 30% tổng dƣ nợ cho vay của ACB.

Để nâng cao chất lượng tín dụng, Ngân hàng ACB có những định hướng cụ thể sau:

Theo đối tƣợng khách hàng: Khách hàng đƣợc phân nhóm theo các tiêu chuẩn về lịch sử tín dụng, nghề nghiệp, mức độ thu nhập ổn định, thời gian làm việc, gia cảnh, điều kiện sinh sống, năng lực hành vi, quan hệ xã hội, thái độ hợp tác với ACB... đối với khách hàng cá nhân; lịch sử tín dụng, vị thế doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ điều hành, thái độ hợp tác với ACB... đối với khách hàng doanh nghiệp.

Theo Ngành nghề kinh doanh: gồm 35 nhóm ngành đƣợc ACB đánh giá và phân nhóm vào các nhóm cấp tín dụng bình thƣờng, hạn chế cấp tín dụng và

không cấp tín dụng. ACB tập trung cho vay những doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong các ngành nghề có khả năng tăng trƣởng hoặc phát triển ổn định, ít nhạy cảm với thời tiết và các yếu tố văn hoá - tín ngƣỡng - chính trị và chính sách, ít chịu ảnh hƣởng của chu kỳ kinh tế trong thời gian kinh tế đi xuống, năng lực cạnh tranh trên trung bình, có khả năng tạo giá trị gia tăng tốt.

Theo sản phẩm tín dụng: các sản phẩm tín dụng của ACB đƣợc phân vào các nhóm sản phẩm cấp tín dụng bình thƣờng, hạn chế cấp tín dụng và không cấp tín dụng. Việc phân nhóm các sản phẩm dựa vào tính chất sản phẩm nhƣ mục đích sử dụng vốn vay, nguồn trả nợ, TSBĐ, kỳ hạn vay, loại tiền tệ, khách hàng mục tiêu... và các chính sách, chỉ đạo của Chính phủ, của NHNN và chính sách quản lý rủi ro của ACB tại từng thời kỳ.

Theo tình hình tài chính: Các chỉ số tài chính trọng yếu của khách hàng đƣợc xem xét để phân làm 04 nhóm cấp tín dụng bình thƣờng, hạn chế cấp tín dụng, không cấp tín dụng và chấm dứt cấp tín dụng. Các chỉ số tài chính trọng yếu là các chỉ số giúp đánh giá đƣợc mức độ hợp lý của nguồn trả nợ, khả năng trả nợ, độ ổn định và chủ động về tài chính, khả năng bù đắp rủi ro, độ nhạy tài chính... của khách hàng.

Theo nguồn trả nợ: Nguồn trả nợ đƣợc phân thành 03 nhóm Cấp tín dụng bình thƣờng, hạn chế cấp tín dụng và không cấp tín dụng dựa trên mức độ ổn định, khả năng kiểm chứng và mức độ chắc chắn của dòng tiền. Nguồn trả nợ bằng (tổng thu - tổng chi). Tổng thu bằng: (Tổng doanh thu bằng tiền mặt từ hoạt động sản xuất kinh doanh + thu nhập bằng tiền từ các nguồn khác nhƣ lƣơng, thƣởng + thu bằng tiền từ thanh lý tài sản + thu từ đầu tƣ, tiết kiệm đến hạn + thu từ khoản phải thu sẽ đƣợc thu + thu bằng tiền từ các nguồn thu xác minh đƣợc khác...). Tổng chi bằng: (Các khoản chi phí, các khoản chi bằng tiền cần thiết và hợp lý khác phục vụ sản xuất kinh doanh và chi tiêu + các khoản phải trả đến hạn trả + các nghĩa vụ trả nợ đến hạn + các khoản đầu tƣ mới + các khoản chi ra bằng tiền khác ...)

Theo tài sản bảo đảm: các loại tài sản thế chấp/cầm cố dựa theo độ thanh khoản, sự ổn định về giá trị, sự dễ dàng hay phức tạp trong quản lý và bảo quản, khả năng dễ dàng đo đếm và yếu tố pháp lý trong sở hữu ... đƣợc đánh giá và phân vào 3 nhóm cấp tín dụng bình thƣờng, hạn chế cấp tín dụng và không cấp tín dụng.

Tỷ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm: Mức tỷ lệ cho vay/TSĐB tuỳ thuộc vào kết quả đánh giá khách hàng thuộc nhóm Cấp tín dụng bình thƣờng hay hạn chế cấp tịn dụng, theo cấp phê duyệt tín dụng, theo độ ổn định về giá TSĐB, thanh khoản và các rủi ro khác.

Theo kỳ hạn và loại tiền: theo quy định của Tổng giám đốc ACB trong từng thời kỳ phụ thuộc vào chính sách quản lý rủi ro. Kỳ hạn cho vay, loại tiền tệ cho vay đƣợc phân chia thành 3 nhóm cấp tín dụng bình thƣờng, hạn chế cấp tín dụng và không cấp tín dụng.

Theo vị trí địa lý: ACB tập trung cho vay khách hàng có địa điểm sinh sống, kinh doanh gần nơi ACB có trụ sở, cơ sở hạ tầng phát triển... để dễ dàng tiếp cận và phục vụ khách hàng một cách trọn gói, để có thể dễ dàng gặp gỡ và thƣờng xuyên kiểm tra tình hình khách hàng. Phụ thuộc vào khoảng cách từ nơi ở, trụ sở chính/cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng đến trụ sở chi nhánh ACB gần nhất, vị trí địa lý đƣợc phân thành 3 nhóm cấp tín dụng bình thƣờng, hạn chế cấp tín dụng và không cấp tín dụng.

Theo kênh phân phối: Kênh phân phối đƣợc phân thành Cập hạn mức phán quyết bình thƣờng, không gia tăng hạn mức phấn quyết, giảm hạn mức phán quyết và ngƣng cấp hạn mức phán quyết phụ thuộc vào năng lực cán bộ, năng lực quản lý hoạt động tín dụng.

Đối với các kênh phân phối (Sở giao dịch, Chi nhánh và Phòng giao dịch) có phát sinh nợ quá hạn trong 3 tháng liên tiếp > 1,5%: không tăng thẩm

quyền phê duyệt đối với Trƣởng đơn vị và Ban tín dụng đơn vị; Ban kiểm toán nội bộ kiểm tra về quản lý hoạt động tín dụng đối với đơn vị.

Đối với các kênh phân phối (Sở giao dịch, Chi nhánh và Phòng giao dịch) có phát sinh nợ quá hạn trong 3 tháng liên tiếp >3% nhƣng nhỏ hơn 5%: Giảm thẩm quyền phê duyệt đối với Ban tín dụng đơn vị. Hạn chế tăng dƣ nợ tín dụng.

Đối với các kênh phân phối (Sở giao dịch, Chi nhánh và Phòng giao dịch) có phát sinh nợ quá hạn trên 5% trong 3 tháng liên tiếp: Ngƣng cấp hạn mức phán quyết cho Ban tín dụng đơn vị, tập trung thu hồi nợ, không phát triển khách hàng mới.

1.4.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB)

Quan điểm tổng quát của Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam cấp tín dụng dựa trên 3 quan điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, không tập trung cấp tín dụng quá cao cho 01 khách hàng, 01 ngành nghề/lĩnh vực; các nhóm khách hàng, ngành nghề/lĩnh vực có liên quan với nhau; 01 loại tiền tệ; và tại một địa bàn.

Thứ hai, khi quyết định cấp tín dụng cho một dự án lớn phải đƣợc thực hiện theo chế độ tập thể (nhiều thành viên cùng tham gia quyết định cho vay thông qua nhiều mức xét duyệt và biểu quyết hoạt động của hội đồng tín dụng), bảo đảm tính khách quan.

Thứ ba, áp dụng hạn mức quyết định cấp tín dụng và/hoặc thời hạn cấp tín dụng tuỳ thuộc vào năng lực của chi nhánh.

Để nâng cao chất lƣợng tín dụng, VCB có bốn quy định trong hoạt động tín dụng nhƣ:

Nhằm vừa tạo tính linh hoạt, vừa bảo đảm mục tiêu quản lý hoạt động tín dụng, Tổng Giám đốc VCB ban hành quy định thẩm quyền xét duyệt cho vay theo các cấp nhƣ sau:

Giám đốc chi nhánh: có thẩm quyền xét duyệt cho vay đối với mỗi chi nhánh đƣợc quy định khác nhau, tuỳ thuộc vào tình hình thực tế trên địa bàn và năng lực quản lý. Mức thẩm quyền cao nhất là 60 tỷ đồng, thấp nhất là 20 tỷ đồng đối với từng lần cho vay dự án đầu tƣ và mở thƣ tín dụng (Letter credit), bảo lãnh miễn ký quỹ (trừ các lĩnh vực/mặt hàng mang tính chất đặc thù có quy định riêng). Các khoản cho vay khác có giá trị nằm trong Giới hạn tín dụng đã đƣợc duyệt, Giám đốc chi nhánh đƣợc quyền chủ động quyết định. Đối với các khoản cho vay vƣợt ngoài phạm vi nói trên, Chi nhánh phải trình Tổng Giám đốc xem xét phê duyệt.

Tổng Giám đốc: có thẩm quyền sau, các khoản thuộc Hội sở chính hoặc do chi nhánh gửi lên đƣợc chia làm 3 cấp: các khoản có giá trị đến 100 tỷ đồng do Phó Tổng Giám đốc phụ trách tín dụng đƣợc quyền xem xét và quyết định; các khoản từ trên 100 tỷ đồng đến 120 tỷ đồng do Tổng Giám đốc quyết định; các khoản lớn hơn 120 tỷ đồng phải do Hội đồng tín dụng Trung ƣơng xem xét phê duyệt.

Hai là, hệ thống tính điểm tín dụng.

Ngân hàng Ngoại thƣơng sử dụng 2 phƣơng pháp chấm điểm tín dụng khác nhau cho 2 loại khách hàng chính là: doanh nghiệp và cá nhân.

Ngân hàng Ngoại thƣơng xếp các doanh nghiệp thành 10 loại có mức độ rủi ro từ thấp lên cao là: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, và D.

Ngân hàng Ngoại thƣơng xếp các khách hàng cá nhân thành 10 loại có mức độ rủi ro từ thấp đến cao với ký hiệu từ A+ đến D.

Bảng 1.3: Phân loại rủi ro của khách hàng theo hệ thống chấm điểm tín dụng

Loại Mức độ rủi ro Quan điểm của Ngân hàng Ngoại thƣơng

A+ Thấp Cấp tín dụng ở mức tối đa

A Thấp Cấp tín dụng ở mức tối đa

A- Thấp Cấp tín dụng ở mức tối đa

B+ Thấp Cấp tín dụng với hạn mức tuỳ thuộc vào phƣơng án bảo đảm tiền vay.

B Trung bình Có thể cấp tín dụng với việc xem xét hiệu quả phƣơng án vay vốn và bảo đảm tiền vay

B- Trung bình Không khuyến khích mở rộng tín dụng mà tập trung thu nợ.

C+ Trung bình Từ chối cấp tín dụng

C Cao Từ chối cấp tín dụng

C- Cao Từ chối cấp tín dụng

D Cao Từ chối cấp tín dụng

Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam năm 2012

Xác định giới hạn tín dụng

Quy trình xác định giới hạn tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam đƣợc xác định theo trình tự sau:

Bảng 1.4: Quy trình xác định giới hạn tín dụng của ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam

Khách hàng theo

mức độ rủi ro

Thứ tự các bƣớc

Điều chỉnh nhu cầu tín dụng theo quy mô

Điều chỉnh nhu cầu theo chiến lƣợc quản lý danh mục đầu tƣ

của chi nhánh Theo chiến lƣợc của CN GHTD cuối cùng Rủi ro thấp

Ƣu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Trƣờng hợp này có thể áp dụng GHTD lớn hơn nhu cầu tín dụng theo ƣớc tính. Các ngƣỡng tối đa về GHTD:  GHTD Doanh thu; hoặc

 GHTD = GHTD năm trƣớc x tốc độ tăng trƣởng dự kiến  Tổng nợ/Nguồn vốn(*) 90% (hay Tổng nợ/vốn CSH 9 lần) Thuộc lĩnh vực ƣu tiên mở rộng trong thời gian tới

Áp dụng mức GHTD cao nhất (có thể cao hơn nhu cầu ƣớc tính) Không thuộc lĩnh vực ƣu tiên mở rộng, hoặc hạn chế mở rộng Áp dụng GHTD bằng mức giao dịch thực tế hiện tại, thậm chí thấp hơn. Chỉ đáp ứng những nhu cầu tín dụng hợp lý. Trƣờng hợp này, GHTD nên ở mức bằng hoặc thấp hơn chút ý so với nhu cầu tín dụng.

Các ngƣỡng tối đa về GHTD:  GHTD 90% Doanh thu; hoặc  GHTD = GHTD năm trƣớc  Tổng nợ/Nguồn vốn 70% (hay Tổng nợ/vốn CSH 2,3 lần) Thuộc lĩnh vực ƣu tiên mở rộng trong thời gian tới

Áp dụng GHTD ở mức tối đa Không thuộc lĩnh vực ƣu tiên mở rộng, hoặc hạn chế mở rộng Điều chỉnh giảm GHTD (**) Rủi ro cao Hạn chế mở rộng tín dụng, chỉ tiếp tục giao dịch trên cơ sở kiểm soát chặt và với mức GHTD nhỏ. Trƣờng hợp này thƣờng có GHTD nhỏ hơn nhiều so với nhu cầu ƣớc tính, thậm chí GHTD = 0 (không cho vay mới mà chỉ thu nợ)

Các ngƣỡng GHTD:

 GHTD 80% Doanh thu; hoặc  Điều chỉnh giảm GHTD năm trƣớc; hoặc  Tổng nợ/Nguồn vốn 60% (hay Tổng nợ/vốn CSH 1,5 lần); hoặc  GHTD = 0 Thuộc lĩnh vực ƣu tiên mở rộng trong thời gian tới

Áp dụng GHTD ở mức vừa phải

Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam năm 2012

Ghi chú:

GHTD: Giới hạn tín dụng CSH: Chủ sở hữu

Kết luận chƣơng 1

Hoạt động tín dụng là một mảng hoạt động lớn và đóng một vai trò hết sức quan trọng trong toàn bộ hoạt động của NHTM. Hoạt động tín dụng mang

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng tại BIDV Bắc Ninh. Thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)