6. Kết cấu của Luận văn
3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại
* Nguyên nhân từ phía ngân hàng:
Mặc dù đã đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan trong việc quản lý hoạt động tín dụng (QLTD), tuy nhiên hoạt động của BIDV vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế mà BIDV cần khắc phục để hoàn thiện:
Thứ nhất, hạn chế trong chính sách, quy trình tín dụng của BIDV.
Một là, chưa xây dựng được chiến lược QLTD dài hạn:
Hiện nay, kế hoạch phát triển tín dụng hàng năm của BIDV đƣợc thực hiện vào đầu năm do Ban kế hoạch phát triển và Ban Quan lý tín dụng thực
hiện tổng hợp và giao cho các chi nhánh của BIDV. Đơn vị Kế hoạch tại BIDV căn cứ vào yếu tố cụ thể về mục tiêu tăng trƣởng tín dụng của NHNN với hệ thống, căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch năm trƣớc và các yếu tố thị trƣờng để đƣa ra các chỉ tiêu kế hoạch tăng trƣởng cho năm sau. Các yếu tố khác nhƣ phân tích lợi nhuận, chi phí, mức độ rủi ro hầu nhƣ chƣa đƣợc đề cập đến.
Hai là, vẫn còn tồn tại những yếu kém trong việc xây dựng và vận hành hệ thống định hạng tín dụng nội bộ.
Hệ thống định hạng tín dụng nội bộ của BIDV là công cụ quan trọng trong công tác phân loại, xếp hạng khách hàng của BIDV, từ đó giúp cán bộ tín dụng BIDV có thể nhận biết đƣợc những rủi ro tín dụng đối với khách hàng từ trƣớc, trong và sau khi cấp tín dụng cho khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV đƣợc xây dựng theo phƣơng pháp chuyên gia, nghĩa là việc lựa chọn, quyết định toàn bộ các yếu tố cơ bản của hệ thống xếp hạng (bộ chỉ tiêu, trọng số của từng chỉ tiêu) hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của các chuyên gia thay vì dựa trên dữ liệu thống kê lịch sử và phân tích mô hình kinh tế lƣợng. Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ mang tính chủ quan và chƣa thực sự là căn cứ để làm cơ sở xây dựng các thƣớc đo lƣợng hóa rủi ro, hỗ trợ ngân hàng tính toán chuẩn xác tổn thất dự tính và vốn yêu cầu vốn tối thiểu bù đắp rủi ro. Điều này dẫn đến hạn chế trong quản trị rủi ro danh mục, định giá tín dụng, xác định khẩu vị rủi ro… của Ngân hàng.
Chất lƣợng thông tin đầu vào là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến chất lƣợng của XHTDNB, nhƣng thực tế thông tin thiếu minh bạch, thiếu tin cậy diễn ra rất phổ biến ở mọi lĩnh vực. Phần lớn các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại BIDV Bắc Ninh không đƣợc kiểm toán. Ngay cả đối với các doanh nghiệp lớn phải kiểm toán, thì sự chậm trễ trong việc công bố báo cáo cũng nhƣ chất lƣợng kiểm toán ... còn bất cập, có sự sai lệch giữa số liệu kiểm toán với thực tế. Một số thông tin dữ liệu từ CIC lại chƣa đƣợc cập nhật. Thực trạng này có một phần lỗi từ BIDV
Bắc Ninh trong việc thu thập, xử lý thông tin khách hàng, nhƣng phần lớn là do NHNN chƣa có chế tài chặt chẽ đối với việc cập nhật thông tin này.
Ba là, tồn tại trong hệ thống văn bản tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của BIDV.
BIDV Bắc Ninh chƣa xây dựng một quy trình QLTD tổng thể:
Quy trình QLTD hiện nay đang đƣợc lồng vào một số văn bản về quy chế hoạt động và các văn bản quy định về chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. Chƣa có một văn bản chuẩn hoá về quy trình QLTD tổng thể để hƣớng dẫn các đơn vị thực hiện.
BIDV chƣa có hệ thống văn bản quy định cụ thể về chính sách và trình tự QLRR nhƣ quy trình, chính sách đánh giá RRTD, quy trình kiểm tra lại và xác định những vấn đề về khoản vay. Do vậy, hoạt động QLTD chƣa đƣợc kiểm soát chặt chẽ và thực hiện một cách thống nhất trên toàn hệ thống. Điều này cũng gây khó khăn cho công tác QLTD tại các chi nhánh của BIDV Bắc Ninh.
Bốn là, quản lý danh mục tín dụng chưa có kế hoạch dài hạn. Hiện BIDV mới chỉ QLTD theo cơ chế kế hoạch (tỷ trọng trong tổng dƣ nợ) đối với một số lĩnh vực nhƣ cho vay bất động sản, cho vay xây dựng, cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu. Kế hoạch này đƣợc xây dựng theo từng năm, chƣa có kế hoạch phát triển, tài trợ trong một giai đoạn dài để làm tiền đề cho kế hoạch dài hơn của BIDV Bắc Ninh.
Năm là, nền tài sản bảo đảm chưa vững chắc: Nền tài sản bảo đảm của BIDV Bắc Ninh còn yếu kém. Với đặc thù là Ngân hàng lâu đời trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, nền khách hàng truyền thống chủ yếu của BIDV Bắc Ninh là các doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, kinh doanh bất động sản, sản xuất công nghiệp, tài trợ xuất nhập khẩu đã quan hệ lâu năm tại BIDV. Tài sản bảo đảm của các khách hàng này chủ yếu là những bất động sản với hồ sơ pháp lý không đầy đủ đƣợc để lại tài sản đảm bảo này không thực hiện đƣợc nghiệp vụ đăng ký giao dịch đảm bảo. Nếu xảy
ra rủi ro tín dụng thì việc xử lý các tài sản bảo đảm này là tƣơng đối khó khăn và có thể không đảm bảo thu hồi đƣợc nợ vay.
Sáu là, việc xử lý tổn thất rủi ro tín dụng còn hạn chế.
Hiện nay việc kiểm tra sau cho vay tại BIDV Bắc Ninh nhìn chung vẫn chỉ dừng lại ở việc đƣa ra những nhận định chung chung do khả năng nhận biết tín dụng có vấn đề còn hạn chế hoặc chƣa đƣợc khai thác, chƣa có những quy định cụ thể và các biện pháp phù hợp và đủ mạnh để khuyến khích hoặc bắt buộc các cán bộ QHKH, cán bộ QLRR phải chú trọng việc dự báo khả năng xuất hiện tín dụng có vấn đề.
Hiện cũng chƣa có những hƣớng dẫn nội bộ của BIDV nêu ra các biểu hiện của một khoản tín dụng xấu và biểu hiện của một chính sách tín dụng kém hiệu quả.
Việc đánh giá và nhận biết tín dụng có vấn đề chƣa đƣợc chú trọng thực hiện tốt kéo theo việc xử lý tín dụng có vấn đề cũng chƣa có những giải pháp hiệu quả và kịp thời, làm cho các khoản tín dụng xấu sẽ càng trở nên xấu hơn.
Thứ hai, về tổ chức bộ máy QLTD
Một là, chưa có sự gắn kết chặt chẽ trong các chức năng QLTD tại các khâu đề xuất, thẩm định và giải ngân các khoản tín dụng.
Hai là, cơ chế phối hợp của các đơn vị liên quan và văn hoá rủi ro hạn chế.
Một số hạn chế khác:
Đội ngũ cán bộ tín dụng là những ngƣời trực tiếp đứng ra thẩm định món vay để ra quyết định cho vay, do đó có thể nói rằng chất lƣợng cán bộ tín dụng là rất quan trọng. Trong Chi nhánh, tuy đội ngũ cán bộ đều là những ngƣời có trình độ đại học trở lên, nhƣng do độ tuổi còn trẻ, kinh nghiệm làm việc chƣa nhiều nên khả năng phân tích vấn đề còn hạn chế, chƣa hiểu rõ hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Thông tin tín dụng không đƣợc cung cấp và khai thác đầy đủ: Ngân hàng luôn phải tự tìm kiếm thông tin và gặp nhiều khó khăn dẫn đến chất
lƣợng thông tin không đầy đủ, xác thực. Đặc biệt, việc cung cấp thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng Nhà nƣớc (CIC) còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, việc kết nối thông tin với các ngân hàng khác còn lỏng lẻo, khiến cho thông tin nhận đƣợc rất sơ sài, chƣa đáp ứng đƣợc đòi hỏi của công việc.
Các sản phẩm tín dụng còn tƣơng đối đơn giản, chƣa đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng của khách hàng, các điều kiện tín dụng đôi khi khó thực hiện so với các tổ chức tín dụng khác nên khả năng cạnh tranh còn hạn chế. BIDV cũng chƣa có một số sản phẩm tiềm năng mà các Ngân hàng khác đang có, nhƣ: Cho vay bảo đảm bằng vàng, cho vay mua hàng trả góp (phối hợp với các Nhà phân phối lớn về hàng tiêu dùng),…
Một số sản phẩm chƣa phù hợp với yêu cầu thực tế, dẫn đến sau một thời gian đƣợc ban hành sản phẩm không đƣợc Chi nhánh triển khai và phát triển; ví dụ, nhƣ: cho vay đi du học, cho vay đối với ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài, Cho vay hộ dân chuyển nhƣợng vƣờn cà phê…
Các sản phẩm cho vay của BIDV chƣa ứng dụng công nghệ hiện đại (gửi đơn vay vốn trực tuyến; tƣ vấn cho vay online, qua điện thoại…) nên chƣa thuận tiện, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu vay vốn của khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời; vì vậy, sản phẩm không có tính cạnh tranh cao so với các sản phẩm cùng loại của các ngân hàng khác trên thị trƣờng.
* Nguyên nhân từ phía khách hàng:
Năng lực tài chính, quản lý và năng lực lập, thực hiện phƣơng án sản xuất kinh doanh của nhiều khách hàng còn hạn chế. Sự yếu kém về trình độ nguồn nhân lực đã khiến cho việc sử dụng khoản vay không đƣợc hiệu quả nhƣ phƣơng án kinh doanh đề ra, do đó tự gây khó khăn cho việc trả nợ vay.
Đạo đức, uy tín của một số khách hàng chƣa cao: đây là nguyên nhân rất khó khắc phục. Nếu một doanh nghiệp không có uy tín trên thị trƣờng, làm mất bạn hàng, do đó việc kinh doanh trở nên khó khăn sẽ dẫn tới việc trả nợ đối với Ngân hàng gặp phải trở ngại. Thậm chí nhiều trƣờng hợp doanh nghiệp còn cố tình lừa đảo để chiếm dụng vốn vay của Ngân hàng.
Kết luận chƣơng 3
Chƣơng 3, Luận văn phân tích thực trạng quản lý hoạt động tín dụng tại BIDV Bắc Ninh. Luận văn sử dụng cơ sở lý luận đƣợc trình bày ở chƣơng 1 và chƣơng 2 của Luận văn để làm nền tảng cơ sở cho những phân tích về thực trạng quản lý hoạt động tín dụng tại BIDV Bắc Ninh.
Trong chƣơng này, Luận văn giới thiệu khái quát về BIDV Bắc Ninh, kết quả hoạt động kinh doanh cơ bản của BIDV Bắc Ninh trong giai đoạn 2009 -2013. Đồng thời, Luận văn cũng trình bày thực trạng quản lý hoạt động tín dụng của BIDV Bắc Ninh giai đoạn 2009 - 2013. Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại BIDV Bắc Ninh, Luận văn cũng đƣa ra những nhận xét, đánh giá về những kết quả đạt đƣợc về hoạt động quản lý tín dụng tại BIDV Bắc Ninh, những mặt đã làm đƣợc và những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động quản lý tín dụng tại BIDV Bắc Ninh.
Chƣơng 4
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI BIDV BẮC NINH