Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng tại BIDV Bắc Ninh. Thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 32)

6. Kết cấu của Luận văn

1.3.1. Các nhân tố chủ quan

1.3.1.1. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng

Cơ cấu tổ chức của một ngân hàng đợc xây dựng hợp lý sẽ góp phần tạo ra môi trƣờng tốt cho hoạt động kiểm soát. Cơ cấu tổ chức hợp lý đảm bảo một hệ thống xuyên suốt từ trên xuống dƣới trong việc ban hành các quyết định, triển khai các quyết định đó cũng nhƣ kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quyết định này trong toàn bộ ngân hàng. Một cơ cấu tổ chức hợp lý còn góp phần ngăn ngừa có hiệu quả các hành vi gian lận và sai sót trong hoạt động quản lý tín dụng, làm tăng hiệu quả của các thủ tục kiểm soát cũng nhƣ hiệu quả của kiểm soát nội bộ. Một cơ cấu tổ chức hợp lý phải thiết lập sự điều hành và kiểm soát trên toàn bộ hoạt động và các lĩnh vực của doanh nghiệp sao cho không bị chồng chéo hoặc bỏ trống. Thực hiện sự phân chia tách bạch giữa các chức năng, đảm bảo sự độc lập tƣơng đối giữa các bộ phận, tạo khả năng kiểm tra, kiểm soát lẫn nhau trong các bƣớc thực hiện công việc.

1.3.1.2 Cơ chế tín dụng

Hoạt động tín dụng hiện nay còn chịu sự điều chỉnh chi phối của nhiều luật, văn bản dới luật chồng chéo, không rõ ràng. Bên cạnh đó, hầu hết các NHTM đều cha xây dựng cho mình một chính sách tín dụng khoa học, hợp lý. Ngoài các hƣớng dẫn quy chế cho vay của NHNN, hầu hết các NHTM đều chƣa có chính sách tín dụng đầy đủ bằng văn bản riêng của chính mình mà chỉ là những chỉ đạo rời rạc, không hệ thống, đôi khi còn có nhiều nội dung mẫu thuẫn nhau. Hoạt động quản lý tín dụng của các NHTM có chức

năng giám sát, kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật, các quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ của ngân hàng, do đó việc thiếu đồng bộ của các văn bản chỉ đạo, cơ chế hoạt động sẽ dẫn tới việc kiểm soát hoạt động tín dụng của các NHTM lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ, tiềm ẩn có nguy cơ dẫn đến rủi ro.

1.3.1.3 Sự phát triển công nghệ của ngân hàng

Sự phát triển của công nghệ thông tin đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho mọi hoạt động kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế. Đối với các ngân hàng, họ luôn phải là những ngƣời đi đầu trong việc ứng dụng các tiến bộ trong công nghệ ngân hàng để nâng cao hiệu quả hoạt động. Sự phát triển của công nghệ ngân hàng tác động đến hệ thống thông tin về kế toán ngân hàng sẽ dẫn đến thay đổi các thủ tục kiểm soát. Ví dụ, quá trình hạch toán kế toán đƣợc máy tính hóa sẽ dẫn đến giảm bớt rủi ro do xảy ra sai sót do tính toán và chuyển số, sai sót do có sự chênh lệch giữa số kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp. Việc thực hiện thủ tục đối chiếu số dƣ giữa các số này cũng sẽ đƣợc giảm bớt. Trong hoạt động tín dụng, việc tính toán lãi phải trả theo kỳ nếu tính theo phƣơng pháp thủ công sẽ tiềm ẩn rủi ro do tính sau, gây thiệt hại cho khách hàng hoặc cho ngân hàng. Khi số lƣợng khách hàng lên tới hàng nghìn ngƣời với rất nhiều hợp đồng tín dụng, rủi ro tính sai càng dễ dàng xảy ra. Với việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong lĩnh vực ngân hàng, những sai sót do tính toán sẽ đƣợc giảm bớt. Ngoài ra, công nghệ thông tin hiện đại có thể hỗ trợ hoạt động kiểm soát, giúp việc thực hiện các thủ tục kiểm soát đƣợc dễ dàng.

1.3.1.4 Trình độ của cán bộ ngân hàng

Các cán bộ trong các khâu của quá trình cấp tín dụng độc lập cần có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, có tinh thần trách nhiệm, kỷ luật nghề nghiệp cao đồng thời phải có chuyên môn vững và kinh nghiệm công tác. Hầu hết các cán bộ quản lý tín dụng tại các ngân hàng hiện nay đều chƣa đƣợc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ một cách cơ bản, đa số họ là những cán bộ đƣợc tuyển dụng trực tiếp vào ngân hàng và đƣợc nhận công tác quản lý tín dụng nhƣng lại chƣa trải qua một phòng nghiệp vụ nào. Do vậy

trình độ và kinh nghiệm của cán bộ kiểm tra cũng ảnh hƣởng rất lớn tới công tác quản lý tín dụng trong ngân hàng.

Cũng giống nhƣ cán bộ tín dụng, cán bộ làm công tác quản lý tín dụng phải nắm bắt, hiểu rõ các đối tƣợng khách hàng ở nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, nhiều vùng, lãnh thổ, thậm chí nhiều quốc gia khác nhau, để đánh giá tốt khách hàng họ phải am hiểu khách hàng, lĩnh vực mà khách hàng kinh doanh, môi trƣờng mà khách hàng sống. Nhƣ vậy, cán bộ quản lý tín dụng phải đƣợc đào tạo và tự đào tạo đầy đủ nghiệp vụ ngân hàng nói chung và chuyên môn về kiểm soát nói riêng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng tại BIDV Bắc Ninh. Thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)