6. Kết cấu của Luận văn
3.2.1. Tổ chức quản lý hoạt động tín dụng của tại Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh
3.2.1.1. Tổ chức quản lý hoạt động tín dụng tại hội sở chính BIDV
Với mục tiêu hƣớng tới trở thành một ngân hàng hiện đại, mô hình tổ chức hoạt động của Hội sở chính và các đơn vị thành viên đã đƣợc thay đổi căn bản về cơ cấu tổ chức nhằm hƣớng tới khách hàng, thúc đẩy và cải thiện dịch vụ khách hàng. Việc tạo lập cơ cấu tổ chức mới tại Hội sở chính và tại các chi nhánh đã tạo ra sự tách bạch rõ ràng chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong hoạt động tín dụng giúp cho BIDV nâng cao chất lƣợng hiệu quả hoạt động, tăng khả năng hạn chế rủi ro.
Từ năm 2008, Ban Quản lý tín dụng của BIDV đã chính thức đƣợc thành lập, thực hiện chức năng, nhiệm vụ về quản lý hoạt động tín dụng. Định hƣớng mô hình của Ban Quản lý tín dụng đƣợc mô tả ở sơ đồ dƣới đây:
Sơ đồ 3.2: Mô hình Quản lý hoạt động tín dụng tại BIDV
Hội đồng quản trị ụ trách QLRRTD Ban QLRR thị trƣờng và tác nghiệp Ban quản lý tín dụng
Hội đồng quản trị, thông qua Hội đồng quản lý rủi ro, sẽ phê duyệt kế hoạch quản lý rủi ro của ngân hàng và chịu trách nhiệm giám sát và thực hiện chiến lƣợc quản lý rủi ro tổng thể, chính sách và sự tuân thủ với những luật định tác động tới BIDV cả từ nội bộ và bên ngoài của ngân hàng.
Hội đồng Quản lý rủi ro họp định kỳ để giám sát và đảm bảo là văn hoá, thông lệ và hệ thống quản lý rủi ro thiết yếu trong ngân hàng đều đƣợc thực hiện trong toàn ngân hàng, để xem xét chính sách và phản ứng của ngân hàng trƣớc những rủi ro và xu hƣớng mới phát sinh, rà soát các vấn đề tuân thủ đồng thời cả tính hiệu quả của các hệ thống quản lý rủi ro trong ngân hàng.
Ban lãnh đạo ngân hàng có trách nhiệm chính trong việc xác định và đánh giá những rủi ro lớn đối với BIDV và thực hiện các quy trình kiểm soát rủi ro có hiệu quả. Trách nhiệm thực hiện chính sách rủi ro và đảm bảo một khuôn khổ kiểm soát rủi ro có hiệu quả đƣợc Tổng giám đốc giao cho Phó tổng giám đốc phụ trách Quản lý Rủi ro đảm nhận.
Ban Quản lý tín dụng (Ban QL tín dụng) có chức năng cơ bản là tham mƣu giúp Ban Lãnh đạo về quản lý hoạt động tín dụng trong hoạt động kinh doanh của BIDV, bao gồm:
+ Thực hiện nhiệm vụ rà soát, đánh giá, một cách độc lập các đề xuất tín dụng từ các bộ phận: Ban Quan hệ khách hàng, các khoản vƣợt hạn mức từ chi nhánh, Ban Định chế tài chính và Ban Đầu tƣ; Chịu trách nhiệm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro/ Phê duyệt rủi ro tín dụng phù hợp với thẩm quyền phê duyệt đƣợc giao.
+ Tham mƣu giúp Ban lãnh đạo trong việc hoạch định chính sách quản lý rủi ro tín dụng,xây dựng các văn bản, chế độ về rà soát, đánh giá rủi ro tín dụng đối với các khách hàng và các khoản đầu tƣ. Quản lý, chỉ đạo, hƣớng dẫn, giám sát trong lĩnh vực quản lý rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống đảm bảo an toàn, hiệu quả và tuân thủ theo các quy định hiện hành.
Ban quản lý rủi ro thị trƣờng và tác nghiệp (Ban QLRR thị trƣờng và tác nghiệp) có chức năng cơ bản là tham mƣu giúp ban lãnh đạo trong việc quản lý rủi ro thị trƣờng và rủi ro tác nghiệp trong toàn hệ thống BIDV.
Việc thành lập Ban Quản lý tín dụng tại Hội sở chính giúp cho việc quản lý hoạt động tín dụng đƣợc thực hiện tập trung tại Hội sở chính và báo cáo cho một lãnh đạo khối duy nhất. Lãnh đạo phụ trách khối này trên cơ sở đó báo cáo lên Tổng giám đốc, nhờ đó giúp tạo ra sự lãnh đạo nhất quán trong toàn hệ thống BIDV.
3.2.1.2. Tổ chức quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV Bắc Ninh
Thực hiện đề án chuyển đổi mô hình tổ chức giai đoạn 2007-2010, Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam đã có quyết định số 680/QĐ- HĐQT ngày 03/09/2008 về việc phê duyệt mô hình tổ chức mẫu của các chi nhánh trong hệ thống. Theo đó, việc thành lập bộ phận Quan hệ khách hàng, bộ phận quản lý rủi ro tín dụng, bộ phận quản trị tín dụng (phân tách đƣợc giữa 3 bộ phận front office, middle office và back office) tại BIDV Bắc Ninh đã tách bạch đƣợc 3 chức năng đề xuất, phê duyệt, giải ngân (Xem sơ đồ 3.1 ở trên về mô hình tổ chức của BIDV Bắc Ninh).
Tại chi nhánh BIDV Bắc Ninh, Phòng Quản lý rủi ro chịu trách nhiệm quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh, bao gồm các hoạt động chủ yếu:
- Công tác quản lý tín dụng:
+Tham mƣu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng.
+ Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh; Duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào việc quản lý danh mục.
+ Giám sát việc phân loại nợ và trích lập DPRR; Tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập DPRR gửi Phòng tài chính kế toán để lập cân đối kế toán theo quy định.
+ Thu thập, quản lý thông tin về tín dụng, thực hiện các báo cáo về công tác tín dụng và chất lƣợng tín dụng cua chi nhánh; lập báo cáo phân tích thực trạng tài sản đảm bảo nợ vay của chi nhánh.
+ Thực hiện việc xử lý nợ xấu: Đề xuất các phƣơng án xử lý và trực tiếp xử lý các khoản nợ xấu (xử lý tài sản đảm bảo, xóa nợ, bán nợ,...).
- Công tác quản lý rủi ro tín dụng:
+ Tham mƣu, đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng.
+ Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành, thực hiện và kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của Chi nhánh. Chịu trách nhiệm về an toàn, chất lƣợng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng theo phạm vi nhiệm vụ đƣợc giao. Đảm bảo mọi khoản tín dụng đƣợc cấp ra tuân thủ đúng quy định về quản lý rủi ro và trong mức chấp nhận rủi ro của BIDV và của Chi nhánh.
+ Phối hợp, hỗ trợ phòng Quan hệ khách hàng để phát hiện, xử lý các khoản nợ có vấn đề.
- Ngoài ra, Phòng Quản lý rủi ro còn thực hiện công tác Quản lý rủi ro tác nghiệp, Quản lý chất lƣợng hệ thống ISO,Kiểm tra nội bộ đối với hoạt động của các phòng ban trong toàn chi nhánh.
Với mô hình tổ chức mới, BIDV Bắc Ninh đã thực hiện đƣợc nguyên tắc độc lập, khách quan: mô hình quản lý rủi ro tín dụng đƣợc độc lập trong sự tách bạch rõ ràng giữa 3 bộ phận: Bộ phận kinh doanh (Front office - đóng vai trò là ngƣời đề xuất các sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng); Bộ phận quản lý rủi ro (Middle office - là bộ phận rà soát các đề xuất do bộ phận front office chuyển sang, phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt); Bộ phận tác nghiệp (Back office - Bộ phận chịu trách nhiệm nhập dữ liệu vào
hệ thống, quản lý toàn bộ hồ sơ và thực hiện chức năng báo cáo). Phòng Quản lý rủi ro chịu trách nhiệm kiểm soát tất cả các rủi ro tín dụng và các rủi ro khác của Chi nhánh, là ngƣời kiểm tra thứ hai đối với các giao dịch đƣợc đề xuất bởi khối Front-Office. Mô hình tổ chức mới này đã tạo ra đƣợc sự độc lập khách quan trong các khâu từ đề xuất, phê duyệt đến thực hiện giải ngân; đồng thời nó cũng tạo ra sự tập trung chức năng quản lý rủi ro tín dụng về một đầu mối là Phòng Quản lý rủi ro. Hơn nữa là chức năng quản lý rủi ro đƣợc nằm trong các quy trình nghiệp vụ, Phòng quản lý rủi ro là nơi phê duyệt trƣớc khi nghiệp vụ kinh doanh đƣợc thực sự tiến hành chứ không phải chỉ đứng ngoài quy trình thực hiện chức năng giám sát sau khi nghiệp vụ đã thực sự phát sinh, nhờ đó giúp dễ dàng, nhất quán trong công tác quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV Bắc Ninh.
3.2.2. Quản lý khách hàng bằng xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh
Cuối năm 2006 BIDV đã xây dựng Hệ thống XHTDNB và đã đƣợc đƣa vào áp dụng để đánh giá khách hàng doanh nghiệp. Đây là công cụ quản lý hoạt động tín dụng cốt lõi của BIDV, đồng thời đây cũng là cơ sở để BIDV thực hiện quản lý khách hàng có quan hệ tín dụng. Hệ thống XHTDNB cũng sẽ trợ giúp cho BIDV tính toán trích lập DPRR tín dụng theo chuẩn mực quốc tế số IAS 39 (phƣơng pháp chiết khấu dòng tiền), phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế.
Hiện nay, BIDV Bắc Ninh đang áp dụng hệ thống XHTDNB đối với các khách hàng doanh nghiệp đủ điều kiện xếp hạng. Hệ thống XHTDNB đối với khách hàng doanh nghiệp sử dụng phƣơng pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của từng khách hàng; kết hợp với phƣơng pháp chuyên gia và phƣơng pháp thống kê để xếp hạng khách hàng. Phƣơng pháp
chấm điểm trong hệ thống XHTDNB của BIDV là phƣơng pháp rất phổ biến trên thế giới, đƣợc các tổ chức định hạng quốc tế nhƣ S&P, Moody’s... đang sử dụng, theo đó việc xếp hạng khách hàng đƣợc thực hiện thông qua việc chấm điểm một bộ các chỉ tiêu liên quan đến tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng của BIDV sử dụng 14 chỉ tiêu tài chính thuộc 4 nhóm (Nhóm chỉ tiêu thanh khoản, Nhóm chỉ tiêu hoạt động, Nhóm chỉ tiêu cân nợ, Nhóm chỉ tiêu thu nhập) và 40 chỉ tiêu phi tài chính thuộc 5 nhóm (Trọng số của các nhóm chỉ tiêu xem chi tiết tại phụ lục 1), kết quả xếp hạng đƣợc thực hiện phê duyệt qua 3 cấp đảm bảo có sự kiểm soát độc lập và chặt chẽ. Các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính phản ánh toàn diện về doanh nghiệp từ quy mô, ngành nghề, triển vọng phát triển, tình hình tài chính, năng lực quản trị điều hành, quan hệ với ngân hàng… Các chỉ tiêu này có mối quan hệ với nhau, bổ sung lẫn nhau và đƣợc lƣợng hoá tối đa nhằm giảm thiểu các sai sót chủ quan của ngƣời đánh giá. Điều này sẽ giúp ngƣời phê duyệt dễ dàng phát hiện các sai sót trong quá trình chấm điểm của cán bộ tín dụng.
Hệ thống XHTDNB đƣợc xây dựng thành 3 mô hình cho ba loại khách hàng chính là khách hàng là tổ chức tín dụng, khách hàng là tổ chức kinh tế và khách hàng là cá nhân trong đó cấu phần xếp hạng đối với khách hàng là tổ chức kinh tế là cốt lõi bởi đây là đối tƣợng khách hàng có tổng dƣ nợ chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Mô hình chấm điểm và xếp hạng khách hàng là tổ chức kinh tế đƣợc thực hiện qua 6 bƣớc: Xác định ngành kinh tế; Xác định quy mô; Xác định loại hình sở hữu; Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính; Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính; Tổng hợp điểm và xếp hạng.
AAA AA A BBB BB B CCC CC C D
Sơ đồ 3.3: Mô hình XHTDNB đối với khách hàng là tổ chức kinh tế của BIDV
Điểm của khách hàng đƣợc tổng hợp theo công thức nhƣ sau:
Điểm của khách hàng = Điểm các chỉ tiêu tài chính * Trọng số phần tài chính+ Điểm các chỉ tiêu phi tài chính * Trọng số phần phi tài chính
Trong đó trọng số của phần Tài chính và Phi tài chính phụ thuộc vào báo cáo tài chính của khách hàng có đƣợc kiểm toán hay không đƣợc kiểm toán (Chi tiết tại phụ lục 2: Trọng số phần tài chính và phi tài chính)
Theo Hệ thống XHTDNB cho điểm tối đa đối với một khách hàng là 100 điểm và khách hàng đƣợc xếp hạng thành 10 nhóm với số điểm giảm dần bắt đầu từ AAA, AA,…C, D (Chi tiết xem tại phụ lục 3: Kết quả xếp hạng khách hàng). Khách hàng có điểm chấm càng cao thì mức độ rủi ro của khách hàng đó càng thấp (Chi tiết xem tại phụ lục 4)
Số khách hàng đƣợc đánh giá thông qua hệ thống XHNB của BIDV Bắc Ninh có xu hƣớng tăng dần qua các năm và tỷ trọng dƣ nợ của các khách hàng này tính trên tổng dƣ nợ luôn ở mức cao, trên 90%. Đến năm 2013, tại BIDV Bắc Ninh đã có 951 khách hàng là tổ chức kinh tế trên tổng số 1230 khách hàng vay vốn tại Chi nhánh (khoảng 77,3%)đã đƣợc đánh giá thông qua hệ
Ngành kinh tế
Chỉ tiêu tài chính Chỉ tiêu phi tài chính Tổng hợp điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng
Quy mô Loại hình doanh nghiệp
thống XHTDNB, dƣ nợ của số khách hàng này chiếm khoảng 96,9% tổng dƣ nợ của BIDV Bắc Ninh. Mặc dù đã xây dựng bộ chỉ tiêu chấm điểm cho khách hàng cá nhân tuy nhiên đến nay BIDV Bắc Ninh vẫn chƣa triển khai áp dụng. Kết quả XHTDNB của các khách hàng có quan hệ tín dụng tại BIDV Bắc Ninh nhƣ sau:
Bảng 3.3: Số khách hàng xếp hạng theo kết quả XHTDNB của BIDV Bắc Ninh
Đơn vị: %
Hạng
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số KH Tỷ trọng (%) Số KH Tỷ trọng (%) Số KH Tỷ trọng (%) Số KH Tỷ trọng (%) Số KH Tỷ trọng (%) AAA 664 78,8 648 82,1 711 82 705 79,9 739 77,6 AA 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 A 155 18,4 93 11,8 107 12,4 131 14,8 164 17,3 BBB 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0,1 BB 1 0,1 1 0,1 1 0,1 1 0,1 1 0,1 B 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0,1 CCC 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 CC 23 2,7 47 6 48 5,5 46 5,2 46 4,8 C 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 D 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng cộng 843 100 789 100 867 100 883 100 951 100
Nguồn: Tổng hợp dữ liệu tín dụng BIDV Bắc Ninh giai đoạn 2009-2013