Phần 5: Ảnh hƣởng của phân hữu cơ trong cải thiện độ phì nhiêu đất và năng suất

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện chất lượng đất, năng suất và phẩm chất trái trên vườn măng cụt và chôm chôm tại huyện chợ lách, tỉnh bến tre (Trang 63 - 65)

B. NGHIÊN CỨU TRÊN CÂY CHÔM CHÔM

3.5.Phần 5: Ảnh hƣởng của phân hữu cơ trong cải thiện độ phì nhiêu đất và năng suất

nhiêu đất và năng suất và phẩm chất trái chôm chôm

3.5.1. Chọn vƣờn thí nghiệm

Bƣớc 1: Đánh giá tổng quan hiện trạng vƣờn chôm chôm qua thảo luận với nông dân có vƣờn cây ăn trái lâu năm tại địa phƣơng nhƣ kỹ thuật canh tác, phân bón, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chế độ tƣới tiêu, năng suất và sâu bệnh hại trên cây.

47

Bƣớc 2: Bố trí thí nghiệm cải thiện độ phì nhiêu đất và nâng cao năng suất, phẩm chất trái là vƣờn có tuổi cây là 17 năm. Tuổi liếp là 20 năm.

3.5.2. Bố trí thí nghiệm

Mục tiêu thí nghiệm: Thí nghiệm tiếp tục đánh giá ảnh hƣởng của các

loại phân hữu cơ để cải thiện đất và năng suất, phẩm chất trái chôm chôm. Bố trí thí nghiệm cải thiện độ phì nhiêu đất và nâng cao năng suất, phẩm chất trái trên vƣờn có tuổi cây là 17 năm, tuổi liếp là 20 năm, vƣờn chôm chôm đƣợc thực hiện bón phân hữu cơ thuộc chƣơng trình SANSED trong ba vụ (2007 – 2009). Thí nghiệm thực hiện tiếp vụ thứ tƣ và vụ thứ năm 2010 và 2011). Đất vƣờn thí nghiệm cũng thuộc nhóm đất phù sa đang phát triển, phèn tiềm tàng trung bình, phân lọai thuộc nhóm Endo Protho Thionic Gleysols theo hệ phân lọai FAO-UNESCO (2006).

Các nghiệm thức:

Nghiệm thức 1: Bón theo nông dân (2,2 N +1,5 P2O5 + 0,3 K2O.cây-1).

Nghiệm thức 2: Bón 18 kg.cây-1 Phân bã bùn mía + (1,5 kg N + 1,0 kg P2O5 + 1,7 K2O.cây-1).

Nghiệm thức 3: Bón 18 kg.cây-1Biogas + (1,5 kg N + 1,0 kg P2O5 + 1,7 kg K2O.cây-1).

Nghiệm thức 4: Bón 18 kg.cây-1Phân trùn quế + (1,5 kg N + 1,0 kg P2O5 + 1,7 kg K2O.cây-1).

Nghiệm thức 5: Bón 18 kg.cây-1Cỏ cúc dại + (1,5 kg N + 1,0 kg P2O5 + 1,7 kg K2O.cây-1).

Thí nghiệm đƣợc tiến hành trên vƣờn của nông dân tại xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Vƣờn trồng chuyên canh cây chôm chôm có độ tuổi liếp là 20 năm, tuổi cây 17 năm và đất thuộc nhóm đất (Endo Protho

Thionic Gleysol). Thí nghiệm đƣợc thực hiện liên tiếp chƣơng trình SANSED,

đề tài nghiên cứu đƣợc thực hiện tiếp vụ thứ 4 và thứ 5. Kết quả thí nghiệm ở vụ 1 cho thấy bón phân hữu cơ 3,6 tấn.ha-1 có khuynh hƣớng giúp cải thiện độ phì nhiêu đất và năng suất trái. Đây là cơ sở để tiếp tục thực hiện thí nghiệm nhằm giúp khuyến cáo nông dân thay đổi kỹ thuật canh tác theo hƣớng tăng năng suất và quản lý đất bền vững.

Thí nghiệm đƣợc bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên 4 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Mỗi nghiệm thức có 2 cây trên diện tích là 30 m2 với lƣợng phân N-P-K bón theo khuyến cáo (Diczbalis, 2002; Võ Thị Gƣơng và ctv. 2006) với lƣợng 1,5 kg N + 1,0 kg P2O5 + 1,7 kg K2O/cây. Lƣợng phân bón này đƣợc bón trên các nghịêm thức 2,3,4 và đƣợc chia làm 4 lần

48 bón/năm. Lƣợng vôi nền 7,5 kg.cây-1

và phân hữu cơ ẩm độ 30 % với lƣợng 18 kg.cây-1. Nhƣ vậy trên mỗi ha đất không có mƣơng, phân hữu cơ đƣợc bón với lƣợng 12 tấn.ha-1. Riêng trên đất liếp vƣờn, mỗi hecta trồng đƣợc 200 cây, lƣợng phân hữu cơ với 18 kg/cây, lƣợng đƣợc bón tƣơng đƣơng 3,6 tấn.ha-1. Phân hữu cơ đƣợc bón tập trung một lần ngay sau cuối vụ thu hoạch trái.

* Phân vô cơ được chia làm bốn lần bón như sau:

- Lần 1: Sau khi cắt tỉa cành bón 1/3 lƣợng phân vô.

- Lần 2: Trƣớc trổ hoa 30 – 40 ngày bón 1/3 lƣợng phân vô cơ (P và K) - Lần 3: Khi trái có đƣờng kính 2cm bón 1/3 lƣợng phân vô cơ còn lại. - Lần 4: Trƣớc lúc thu hoạch 10 – 15 ngày bón 1/3 lƣợng phân N còn lại.

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện chất lượng đất, năng suất và phẩm chất trái trên vườn măng cụt và chôm chôm tại huyện chợ lách, tỉnh bến tre (Trang 63 - 65)