A. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN VƢỜN MĂNG CỤT
4.3.10 Hiệu quả cải thiện năng suất trái
Kết quả trình bày ở Hình 4.13 cho thấy sau ba vụ bón phân hữu cơ, năng suất trái đƣợc cải thiện có ý nghĩa. Năng suất đạt cao nhất ở nghiệm thức bón phân ủ biogas, phân bã bùn mía kết hợp phân vô cơ cân đối, khác biệt ý nghĩa với các nghiệm thức khác (tăng 210% năng suất trái). Phân trùn quế cũng giúp tăng năng suất trái có ý nghĩa so với đối chứng và nghiệm thức chỉ sử dụng phân vô cơ. So sánh giữa nghiệm thức bón theo nông dân thì bón phân vô cơ cân đối theo khuyến cáo cũng giúp tăng năng suất trái có ý nghĩa. Phân trùn quế cũng giúp tăng năng suất trái có ý nghĩa so với đối chứng chỉ sử dụng phân vô cơ. So sánh giữa nghiệm thức bón theo nông dân thì bón phân vô cơ cân đối theo khuyến cáo cũng giúp tăng năng suất trái có ý nghĩa.
Bón phân hữu cơ trong 3 năm đã giúp cải thiện pH đất, tăng chất hữu cơ trong đất, tăng khả năng cung cấp dinh dƣỡng từ đất nhƣ tăng N hữu dụng, P hữu dụng, K, Ca trao đổi, tăng khả năng giữ và trao đổi cation dinh dƣỡng, tăng nguyên tố trung lƣợng Ca, Mg, tăng độ bão hòa base trong đất do đó giúp cây phát triển tốt, cây ra hoa nhiều hơn, tăng khả năng đậu trái và tăng trọng lƣợng trái. Kết quả góp phần tăng năng suất trái.
Hình 4.13: Hiệu quả của phân hữu cơ đến năng suất trái măng cụt
CV (%) = 9,75
Ghi chú:
70
Nghiệm thức 2: Bón cân đối theo khuyến cáo 1,6 kg N + 1,5 kg P2O5 + 2,2 kg K2O/cây; Nghiệm thức 3: Bón 22,5kg Phân cỏ cúc dại + (1,6 kg N + 1,5 kg P2O5 + 2,2 kg K2O/cây); Nghiệm thức 4: Bón 22,5kg Phân trùn quế + (1,6kg N + 1,5 kg P2O5 +2,2kg K2O/cây); Nghiệm thức 5: Bón 22,5kg Phân bã bùn mía + (1,6 kg N + 1,5 kg P2O5 + 2,2 kg K2O/cây); Nghiệm thức 6: Bón 22,5kg Phân heo ủ biogas + (1,6 kg N + 1,5 kg P2O5 + 2,2 kg K2O/cây).