A. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN VƢỜN MĂNG CỤT
4.4.2 Hiệu quả cải thiện chảy nhựa trái măng cụt
Chảy nhựa trái măng cụt gây giảm phẩm chất trái, giảm lợi nhuận rất đáng kể. Vì thế đây là yếu tố chính đƣa đến diện tích lớn vƣờn măng cụt bị giảm ở Chơ Lách, Bến Tre. Do nông dân không khắc phục đƣợc vấn đề này, phải phá bỏ vƣờn măng cụt và thay bằng cây trồng khác. Nhiều nghiên cứu trƣớc đây cho rằng nguyên nhân gây chảy nhựa trong trái măng cụt do thừa nƣớc, mất cân bằng dinh dƣỡng (Osman và Milan, 2006). Thí nghiệm đƣợc thực hiện nhằm đánh giá biện pháp tác động giúp giảm tỉ lệ chảy nhựa trái và tăng năng suất trái.
Kết quả thí nghiệm đánh giá biện pháp giảm sự chảy nhựa trái đƣợc trình bày ở Hình 4.15. Bón phân hữu cơ, kết hợp phân vô cơ cân đối theo khuyến cáo và có che bạt giúp giảm 45% tỉ lệ chảy nhựa. Bón phân vô cơ theo nông dân, có che bạt, giúp giảm 40% tỉ lệ chảy nhựa trái. Trong điều kiện để mƣa tự nhiên, ẩm độ đất cao, bón phân vô cơ cân đối theo khuyến cáo giúp giảm 37% chảy nhựa trái. Chỉ bón phân hữu cơ giúp giảm 22% tỉ lệ chảy nhựa. Kết quả trên cho thấy biện pháp che bạt, giảm ẩm độ đất trong mùa mƣa là biện pháp đơn có hiệu quả tốt. Bón phân vô cơ cân đối hoặc chỉ bón phân hữu cơ, để mƣa tự nhiên cũng là biện pháp đơn đạt hiệu quả giảm chảy nhựa trái, tuy thấp
73
hơn biện pháp che bạt. Biện pháp kết hợp các yếu tố nhƣ che bạt giảm ẩm độ đất, bón phân hữu cơ và vô cơ cân đối là biện pháp kết hợp ba yếu tố, đạt hiệu quả cao nhất trong giảm chảy nhựa trái. So với kết quả nghiên cứu trƣớc đây của Lê Bảo Long và Lê Văn Hòa (2008) thì hạn chế sự hấp thu nƣớc bằng cách che bạt giúp giảm 20% tỉ lệ chảy nhựa trái.
Hình 4.15: Ảnh hƣởng che bạt và phân hữu cơ đến chảy nhựa trong trái.
CV (%) = 37,47
Ghi chú:
NT1: Bón theo nông dân 0.4kgN + 0.22kg P2O5 + 0.02kg K2O/cây mưa tự nhiên.
NT2: Bón 14,4kg Phân ủ biogas + 1,5kgN + 1kg P2O5 + 2,2kg K2O/cây và mưa tự nhiên; NT3: Chỉ bón 28,8kg Phân ủ biogas và mưa tự nhiên.
NT4: Bón theo nông dân 0.4kgN + 0.22kg P2O5 + 0.02kg K2O/cây và có che bạt. NT5: Bón 14,4kg Phân ủ biogas + 1,5kgN + 1kg P2O5 + 2,2kg K2O/cây và có che bạt.
Vấn đề đƣợc đặt ra là có phải yếu tố ẩm độ đất góp phần quan trọng gây chảy nhựa trái? Theo nghiên cứu trƣớc đây thì sự hấp thu nhiều nƣớc sau giai đoạn mùa khô gây nên sự chảy nhựa trên trái (Osman và Milan, 2006). Nghiên cứu khác cũng cho rằng chảy nhựa trái xảy ra khi đất có độ ẩm thấp, sau đó ẩm độ gia tăng (Peet et al., 1995; Sdoodee và Udom, 2002). Mối tƣơng quan giữa biến động ẩm độ đất và tỷ lệ chảy nhựa trên trái măng cụt, nhất là trong giai đoạn trƣớc thu hoạch từ 40 - 50 ngày khi tăng ẩm độ đất đƣa đến tăng tỷ lệ chảy nhựa trái. Khảo sát đo đạc ẩm độ đất đƣợc thực hiện vào thời gian từ 80 ngày trƣớc thu họach. Kết quả trình bày ở Hình 4.21, Hình 4.22 và Hình 4.23 có sự tƣơng quan thuận giữa ẩm độ đất và tỉ lệ chảy nhựa trái vào thời gian 32 ngày (R2 = 0,90**) và 40 ngày trƣớc thu họach (R2
= 0,75*). Tổng hợp hai thời điểm này thì hệ số tƣơng quan đạt R2 = 0,55*. Nhƣ vậy trong điều kiện của thí nghiệm, thời gian ẩm độ đất cao tƣơng quan với chảy nhựa trái sớm hơn so với nghiên cứu trƣớc đây. Kết quả tƣơng quan thuận giữa ẩm độ đất và chảy nhựa trái giúp khẳng định hiệu quả của biện pháp che bạt từ đầu mùa mƣa.
74
Nhƣ vậy, từ kết quả nghiên cứu của đề tài, che bạt cho vƣờn măng cụt từ đầu mùa mƣa là yếu tố rất cần thiết. Sự kết hợp giữa che bạt, bón cân đối phân vô cơ kết hợp với phân hữu cơ là biện pháp tốt cần đƣợc khuyến cáo đến nông dân canh tác vƣờn măng cụt nhằm giảm sự chảy nhựa trái.
Có thể bón phân vô cơ cân đối, bón phân hữu cơ kết hợp với che bạt giúp cải thiện một số đặc tính hóa lý sinh học đất nhƣ tăng cƣờng chất hữu cơ trong đất, cải thiện dinh dƣỡng đất, tăng họat động của vi sinh vật đất là yếu tố đƣa đến tăng năng suất trái có ý nghĩa. Kết quả phân tích pH đất trình bày ở Hình 4.16 cho thấy pH đất vƣờn khá thấp theo thang đánh giá của Brady (1990), pH đất tăng khác biệt có ý nghĩa khi bón bón phân hữu cơ, kết hợp bón phân vô cơ cân đối và che bạt. Kết quả phân tích đạm hữu dụng trong đất Hình 4.17 cho thấy nghiệm thức này giúp tăng đạm hữu dụng, khác biệt ý nghĩa so với các nghiệm thức khác. Phần trăm bão hòa cũng gia tăng có ý nghĩa, giúp tăng khả năng cung cấp dinh dƣỡng base nhƣ Ca, K, Mg (Hình 4.18). Về mặt sinh sinh học đất, kết quả trình bày trong Hình 4.19 và hình 4.20 cho thấy tổng vi sinh vật đạt cao nhất khi bón phân hữu cơ, vô cơ cân đối kết hợp với che bạt vào đầu mùa mƣa. Có thể yếu tố cung cấp dinh dƣỡng đủ và cân đối, đồng thời ẩm độ đất thích hợp, ổn định và thoáng khí giúp mật số vi sinh vật gia tăng. Hoạt độ enzyme Catalase trong đất gia tăng, giúp tăng tiến trình khóang hóa chất hữu cơ trong đất. Kết quả nghiên cứu của theo Glinski và ctv. (1986) có
mối tƣơng quan thuận giữa hoạt động Catalase với hàm lƣợng O2 khuyến tán trong môi trƣờng đất. Klose và ctv. (1999); Pascual và ctv. (1999) cũng có kết luận tƣơng tự là hoạt độ enzyme Catalase trong đất tăng khi hàm lƣợng chất hữu cơ trong đất tăng và môi trƣờng đất thóang khí, không bị bão hòa nƣớc.
Hình 4.16: Ảnh hƣởng che bạt và phân hữu cơ đến pH đất.
CV (%) = 3,48
Ghi chú:
75
NT2: Bón 14,4kg Phân ủ biogas + 1,5kgN + 1kg P2O5 + 2,2kg K2O/cây và mưa tự nhiên; NT3: Chỉ bón 28,8kg Phân ủ biogas và mưa tự nhiên.
NT4: Bón theo nông dân 0.4kgN + 0.22kg P2O5 + 0.02kg K2O/cây và có che bạt. NT5: Bón 14,4kg Phân ủ biogas + 1,5kgN + 1kg P2O5 + 2,2kg K2O/cây và có che bạt.
Hình 4.17: Lƣợng đạm hữu dụng trong đất.
CV (%) = 16,10
Ghi chú:
NT1: Bón theo nông dân 0.4kgN + 0.22kg P2O5 + 0.02kg K2O/cây mưa tự nhiên.
NT2: Bón 14,4kg Phân ủ biogas + 1,5kgN + 1kg P2O5 + 2,2kg K2O/cây và mưa tự nhiên; NT3: Chỉ bón 28,8kg Phân ủ biogas và mưa tự nhiên.
NT4: Bón theo nông dân 0.4kgN + 0.22kg P2O5 + 0.02kg K2O/cây và có che bạt. NT5: Bón 14,4kg Phân ủ biogas + 1,5kgN + 1kg P2O5 + 2,2kg K2O/cây và có che bạt.
Hình 4.18: Ảnh hƣởng che bạt và phân hữu cơ đến phần trăm base bão hòa.
CV (%) = 1,88
Ghi chú:
NT1: Bón theo nông dân 0.4kgN + 0.22kg P2O5 + 0.02kg K2O/cây mưa tự nhiên.
NT2: Bón 14,4kg Phân ủ biogas + 1,5kgN + 1kg P2O5 + 2,2kg K2O/cây và mưa tự nhiên; NT3: Chỉ bón 28,8kg Phân ủ biogas và mưa tự nhiên.
76
NT5: Bón 14,4kg Phân ủ biogas + 1,5kgN + 1kg P2O5 + 2,2kg K2O/cây và có che bạt.
Hình 4.19: Ảnh hƣởng của phân hữu cơ và che bạt đến sự thay đổi mật số vi sinh vật trong đất.
Ghi chú:
NT1: Bón theo nông dân 0.4kgN + 0.22kg P2O5 + 0.02kg K2O/cây mưa tự nhiên.
NT2: Bón 14,4kg Phân ủ biogas + 1,5kgN + 1kg P2O5 + 2,2kg K2O/cây và mưa tự nhiên; NT3: Chỉ bón 28,8kg Phân ủ biogas và mưa tự nhiên.
NT4: Bón theo nông dân 0.4kgN + 0.22kg P2O5 + 0.02kg K2O/cây và có che bạt. NT5: Bón 14,4kg Phân ủ biogas + 1,5kgN + 1kg P2O5 + 2,2kg K2O/cây và có che bạt.
Hình 4.20: Ảnh hƣởng của phân hữu cơ và che bạt đến sự thay đổi hàm lƣợng enzyme Catalase trong đất.
Ghi chú:
NT1: Bón theo nông dân 0.4kgN + 0.22kg P2O5+ 0.02kg K2O/cây mưa tự nhiên.
NT2: Bón 14,4kg Phân ủ biogas + 1,5kgN + 1kg P2O5 + 2,2kg K2O/cây và mưa tự nhiên; NT3: Chỉ bón 28,8kg Phân ủ biogas và mưa tự nhiên.
NT4: Bón theo nông dân 0.4kgN + 0.22kg P2O5 + 0.02kg K2O/cây và có che bạt. NT5: Bón 14,4kg Phân ủ biogas + 1,5kgN + 1kg P2O5 + 2,2kg K2O/cây và có che bạt.
77 y = 1.6407x - 30.748 R2 = 0.90** 0 10 20 30 23 Ẩm độ đất (%) 28 33 T ỷ lệ c hả y nh ự a củ a tr ái ( %)
Hình 4.21: Mối tƣơng quan giữa ẩm độ đất với tỷ lệ chảy nhựa trên trái măng cụt vào thời điểm 40 ngày trƣớc thu họach.
y = 3,0151x - 57,527 R2 = 0,75 * 0 10 20 30 21 Ẩm độ đất (%) 23 25 27 T ỷ l ệ c h ả y n h ự a c ủ a t r á i (%)
Hình 4.22: Mối tƣơng quan giữa ẩm độ đất với tỷ lệ chảy nhựa trên trái măng cụt vào thời điểm 32 ngày trƣớc thu họach.
y = 1,3844x - 20,78 R2 = 0,55 * 0 10 20 30 20 Ẩm độ đất (%) 25 30 35 T ỷ l ệ c h ảy n h ựa t rái ( %)
Hình 4.23: Mối tƣơng quan giữa ẩm độ đất với tỷ lệ chảy nhựa trên trái măng cụt trong thời gian 32 - 40 ngày trƣớc thu họach.
78
Kết quả phân tích đất giúp giải thích rõ hơn về hiệu quả của phân hữu cơ, vô cơ cân đối và che bạt giảm ẩm độ đất, trong cải thiện môi trƣờng đất về mặt phì nhiêu và sinh học đất, góp phần cải thiện năng suất trái. Nhƣ vậy, vƣờn măng cụt đƣợc bón phân hữu cơ và vô cơ cân đối, che bạt trong mùa mƣa đạt hiệu quả cao trong tăng năng suất trái và giảm tỉ lệ chảy nhựa trái.