Các giống chôm chôm

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện chất lượng đất, năng suất và phẩm chất trái trên vườn măng cụt và chôm chôm tại huyện chợ lách, tỉnh bến tre (Trang 51 - 161)

Theo Zee et al. (1998) cho rằng nhiều giống chôm chôm hiện diện tại vùng Đông Nam Á là những giống mang tính thƣơng mại chính nhƣ Lebakbulus, Bijai, Simacan và Rapiah từ Indonesia; Gula Batu, Muar Gading, Khaw Tow Bak, Lee Long và Daun Hijau từ Malaysia; Deli Cheng và Jitlee từ Singapore; Seematjan, Seenjonja và Mahalika từ Philippines; Rongrien, Seechompoo, Bangyeekhan, Seetong, Namtangruad và Jemong từ Thailand.

Theo Vũ Công Hậu (2000) cho rằng tại Việt Nam hiện có các quần thể giống chôm chôm nhƣ:

- Chôm chôm Java: là giống nhập nội, đƣợc trồng nhiều ở Bến Tre, Đồng Nai và Vĩnh Long cung cấp số lƣợng lớn cho quả bán trong nƣớc, đặc tính chính là cùi không dính với hạt (chôm chôm tróc) nhƣng khi bóc ra lúc nào cũng dính theo vỏ ngoài của hạt làm giảm chất lƣợng khi ăn tƣơi cũng nhƣ chế biến (Hình 2.12).

Hình 2.12: Giống chôm chôm Java.

- Chôm chôm nhãn: quả nhỏ (nặng khoảng 15 - 20g so với 30 - 40g ở chôm chôm Java), gai ngắn, hình dáng không đẹp khi chín gai màu đỏ còn lẫn màu xanh, cùi khô khi bóc mang theo vỏ hạt, hƣơng vị tốt, cùi giòn, khô, giá bán cao (Hình 2.13).

35

Hình 2.13: Giống chôm chôm nhãn.

- Chôm chôm Rongrieng: Ngày nay, nhiều nhà làm giống đã chủ động du nhập giống Rongrieng của Thái Lan đem về trồng và nhân giống ra diện tích khá lớn, trái chín có mẫu mã đẹp, gai ngắn (so Java) lâu héo khi chín gai bên ngoài vẫn còn xanh, thịt rất giòn, khô, bán giá cao, khi bóc cơm không mang theo võ hạt (Hình 2.14).

Hình 2.14: Giống chôm chôm Rongrieng.

2.7.3.4 Ảnh hƣởng của dƣỡng chất K đến cháy lá

Theo Lê Văn Bé và ctv. (2006) cho rằng kết quả khảo sát ngẫu nhiên

vƣờn trồng chôm chôm tại 5 quận/huyện có trồng chôm chôm nhƣ Cái Răng, Bình Thủy, Thốt Nốt (Cần Thơ), Long Hồ (Vĩnh Long), Chợ Lách (Bến Tre) cho thấy tất cả các vƣờn đều có bệnh cháy lá xuất hiện. Qua kết quả điều tra này cũng cho thấy có khoảng 90% ngƣời trồng chôm chôm không biết nguyên nhân gây ra triệu chứng cháy lá. Có khoảng 10% hộ khẳng định rằng loại đất

36

(đất gò cao, nhiều sét) là yếu tố quyết định ảnh hƣởng đến bệnh cháy lá của cây chôm chôm.

Theo báo cáo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách (2010) cho rằng vƣờn chôm chôm có tuổi khoảng từ 15 - 30 năm có 90% vƣờn bị cháy lá từ cấp 1 - 2 trở lên. Có vƣờn không bị cháy lá hoặc bị cháy nhẹ chiếm khoảng 10%. Các vƣờn bị cháy lá nhẹ ở vị trí đất thấp, gần sông lớn, bị ngập vào mùa lũ nếu không có đê bao. Cây mang trái vào thời gian chính vụ (mùa khô từ tháng 2 - 5) bị cháy lá nặng hơn cây mang trái vào mùa mƣa (tháng 6 - 9 là chín vụ). Tuổi cây càng lớn thì cấp độ cháy lá càng nặng. Ngoài ra, trồng cây che mát, giống trồng cũng ảnh hƣởng đến bệnh cháy lá.

Hầu hết nhà vƣờn đều cho rằng thiệt hại năng suất khoảng 30 - 40% tùy theo cấp lá bị cháy. Bên cạnh đó, nhiều nhà có nhiều ý kiến khác cho rằng lá bị cháy không những ảnh hƣởng năng suất mà còn một yếu tố khác làm cho sản phẩm rất kém đó là trái rất nhỏ, chất lƣợng rất kém và cơm có thể không tróc ra khỏi hạt (Lê Văn Bé ctv., 2006).

Theo Lê Văn Bé ctv. (2006) cho rằng bệnh cháy lá trên cây chôm chôm đƣợc đánh giá thành 04 cấp từ cấp 0 đến cấp 3. Cụ thể nhƣ sau (Bảng 2.2):

Bảng 2.2: Đánh giá cấp độ cháy lá trên cây chôm chôm

Cấp độ lá bị cháy Diễn giải

Cấp 0 Cháy: < 10% tổng số lá Cấp 1 Cháy: 10 – 30% tổng số lá Cấp 2 Cháy: > 30 - 50% tổng số lá Cấp 3 Cháy: > 50% tổng số lá

Năng suất và phẩm chất trái chôm phụ thuộc vào cấp độ cháy lá. Cháy cấp 3 (100% lá bị cháy) thì gần nhƣ bị thất thu hoàn toàn (Hình 2.16) hoặc cháy cấp 2 (50 - 70%) thì ảnh hƣởng 30 - 40% năng suất trái (Hình 2.15). Ngoài ra, trong vƣờn chôm chôm bị cháy lá làm cho kích thƣớc trái giảm ảnh hƣởng lớn đến phẩm chất trái và giá cả.

Hình 2.15: Vƣờn chôm chôm bị cháy lá cấp 2, năng suất thất thu 30-40%.

Hình 2.16: Vƣờn chôm chôm bị cháy lá cấp 3, năng suất thất thu hoàn toàn.

37

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu của đề tài là điều tra, khảo sát, đánh giá sự bạc màu đất, tìm hiểu các nguyên nhân gây ra sự chảy nhựa trên trái măng cụt và cháy lá trên cây chôm chôm, thử nghiệm bón phân hữu cơ để cải thiện độ phì nhiêu đất, các đặc tính hóa, lý, sinh học đất và nâng cao năng suất, phẩm chất trái măng cụt và chôm chôm. Bón phân hữu cơ và che bạt quản lý ẩm độ đất để hạn chế tỷ lệ chảy nhựa trên trái măng cụt, bón phân vô cơ theo các tỷ lệ K/N có bổ sung phân hữu cơ để cải thiện cháy lá trên cây chôm chôm. Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 3 năm 2009 đến tháng 8 năm 2012, trên 4 vƣờn thí nghiệm. Nội dung nghiên cứu đƣợc thể hiện qua lƣợc đồ thí nghiệm Hình 3.1

Hình 3.1: Lƣợc đồ thí nghiệm

A. NGHIÊN CỨU TRÊN CÂY MĂNG CỤT

3.1. Phần 1: Khảo sát và đánh giá đặc tính đất vƣờn trồng măng cụt. 3.1.1. Phƣơng pháp thực hiện 3.1.1. Phƣơng pháp thực hiện

Dựa vào số liệu phân tích hóa học, lý học đất và tổng hợp số liệu khảo sát đƣợc nhằm đánh giá hiện trạng chất lƣợng đất vƣờn trồng măng cụt của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thí nghiệm (1) sử dụng phân hữu cơ trong cải thiện độ phì nhiêu đất và năng suất trái Khảo sát đặt tính đất vƣờn và sự chảy nhựa

trên trái măng cụt

CÂY MĂNG CỤT Cải thiện chất lƣợng đất và nâng cao năng suất, phẩm chất trái trên vƣờn cây măng cụt và chôm chôm

CÂY CHÔM CHÔM

Thí nghiệm (2) giảm sự chảy nhựa và nâng cao năng suất trái Khảo sát sự cháy lá trên cây chôm

chôm Thí nghiệm (4) sử dụng PHC nhằm cải thiện độ phì nhiêu đất và năng suất và phẩm chất trái Thí nghiệm (3) bón phân hữu cơ và phân K nhằm khắc phục tình trạng cháy lá và cải thiện năng suất trái

38

huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, đây là cơ sở cho nghiên cứu các biện pháp cải thiện chất lƣợng đất, giúp nâng cao năng suất và giảm tỷ lệ chảy nhựa trái măng cụt.

Khảo sát đƣợc tiến hành tại các xã Long Thới, Tân Thiềng, Vĩnh Thành, Phú Sơn và Vĩnh Hoà thuộc huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre. Tổng số vƣờn đƣợc khảo sát là 60 vƣờn trên khu vực trái bị chảy nhựa.

Hộ nông dân đƣợc chọn khảo sát có diện tích canh tác từ 0,3 ha trở lên và cây măng cụt hiện đang trong thời kỳ cho trái ổn định. Chọn bốn độ tuổi vƣờn và tuổi cây để khảo sát là (i) nhỏ hơn 20 năm tuổi, (ii) từ 20 đến 40 năm tuổi, (iii) từ 40 đến 60 năm tuổi, (iv) trên 60 năm tuổi.

Phỏng vấn nông dân bằng phiếu điều tra, nội dung phỏng vấn về lịch sử, kỹ thuật sử dụng phân bón, nguồn nƣớc và quản lý nƣớc, tuổi cây, tuổi liếp và ý kiến thảo luận nông dân về tỷ lệ và nguyên nhân chảy nhựa trong trái măng cụt. Phiếu điều tra đƣợc trình bày ở Phụ chƣơng 4.

Các chỉ tiêu khảo sát:

- Kỹ thuật lên liếp vƣờn cây măng cụt. - Tuổi liếp vƣờn cây măng cụt.

- Tuổi cây và bố trí vƣờn măng cụt. - Nguồn nƣớc tƣới cho cây măng cụt. - Phân bón cây măng cụt.

- Sự chảy nhựa trái măng cụt. - Năng suất trái (kg/cây).

3.1.2. Thu mẫu đất

Kết hợp với việc phỏng vấn nông hộ, mẫu đất đƣợc thu thập để xác định pH, chất hữu cơ, dung trọng và độ bền cấu trúc đất của 60 vƣờn trồng măng cụt có độ tuổi liếp khác nhau nhằm đánh giá một số đặc tính đất.

Mẫu đất đƣợc thu ở tầng 0 – 20 cm, mỗi vƣờn thu 10 điểm trộn chung lại với nhau kết hợp thành một mẫu đất. Đất đƣợc thu trong khu vực thuộc phạm vi bìa tán cây nơi vùng tập trung rễ hấp thu dinh dƣỡng của cây măng cụt. Mẫu đất đƣợc mang về phòng thí nghiệm bộ môn Khoa Học Đất khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng để khô tự nhiên trong không khí sau đó nghiền và phân tích các chỉ tiêu pH, chất hữu cơ, dung trọng và độ bền cấu trúc đất.

39

3.2. Phần 2: Đánh giá ảnh hƣởng của phân hữu cơ trong cải thiện độ phì nhiêu đất và nâng cao năng suất trái măng cụt phì nhiêu đất và nâng cao năng suất trái măng cụt

3.2.1. Mục tiêu thí nghiệm

Trên cơ sở khảo sát, đánh giá hiện trạng chất lƣợng đất vƣờn trồng măng cụt, thí nghiệm đƣợc tiến hành nhằm cải thiện độ phì nhiêu đất và năng suất trái măng cụt.

3.2.2. Chọn vƣờn thí nghiệm

Trên cơ sở khảo sát 60 vƣờn trồng măng cụt tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Hộ nông dân có vƣờn măng cụt lâu năm đƣợc chọn, cây đang có vấn đề phát triển kém và cho năng suất rất thấp, để tiến hành thí nghiệm. Thí nghiệm đƣợc tiến hành từ tháng 8 năm 2009 đến tháng 8 năm 2012.

Đất vƣờn thí nghiệm là đất phù sa đang phát triển, phèn tiềm tàng trung bình, phân lọai thuộc nhóm Endo Protho Thionic Gleysols theo hệ phân lọai FAO-UNESCO (2006).

3.2.3. Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm sẽ đƣợc bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 6 nghiệm thức và 4 lần lập lại (6 NT x 4 lần lặp lại x 1 cây/nghiệm thức = 24 cây). Mỗi nghiệm thức có 30 m2/cây. Tổng diện tích thí nghiệm 1.200 m2. Cây măng cụt tại xã Long Thới đã đƣợc trồng 50 năm tuổi, tuổi liếp 65 năm và lƣợng phân NPK bón theo khuyến cáo (1,6kg N + 1,5 kg P2O5 + 2,2 kg K2O/cây).

Các nghiệm thức:

Nghiệm thức 1: Bón theo nông dân (1,8 kg N + 2,0 kg P2O5 + 0,02 kg K2O.cây-1): đối chứng.

Nghiệm thức 2: Bón cân đối theo khuyến cáo (1,6 kg N + 1,5 kg P2O5 + 2,2 kg K2O.cây-1) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghiệm thức 3: Bón 22,5kg/cây Phân cỏ cúc dại + (1,6 kg N + 1,5 kg P2O5 + 2,2 kg K2O/cây).

Nghiệm thức 4: Bón 22,5kg/cây Phân trùn quế + (1,6kg N + 1,5 kg P2O5 +2,2kg K2O.cây-1).

Nghiệm thức 5: Bón 22,5kg/cây Phân bã bùn mía + (1,6 kg N + 1,5 kg P2O5 + 2,2 kg K2O.cây-1).

Nghiệm thức 6: Bón 22,5kg/cây Phân heo ủ biogas + (1,6 kg N + 1,5 kg P2O5 + 2,2 kg K2O.cây-1).

40

Lƣợng phân hữu cơ đƣợc bón với lƣợng 22,5 kg.cây-1

, trên mỗi hecta trồng đƣợc 160 cây, phân hữu cơ với ẩm độ 30 %, lƣợng đƣợc bón tƣơng đƣơng 3,6 tấn.ha-1

và lƣợng vôi nền là 9,5 kg.cây-1 tƣơng đƣơng 1,5 tấn/ha. Phân hữu cơ và vôi đƣợc bón tập trung một lần ngay sau cuối vụ thu hoạch trái.

* Phân vô cơ đƣợc chia làm ba lần bón nhƣ sau:

- Lần 1: Sau khi cắt tỉa cành bón 2/4 lƣợng phân vô.

- Lần 2: Trƣớc trổ hoa 30 – 40 ngày bón 2/4 lƣợng phân lân còn lại và 1/4 lƣợng kali.

- Lần 3: Khi trái có đƣờng kính 2cm bón 2/4 lƣợng phân đạm còn lại và 1/4 lƣợng kali.

3.2.4. Các chỉ tiêu theo dõi

- Mô tả phẩu diện đất vƣờn thí nghiệm.

- Đầu vụ trƣớc khi bón phân: theo dõi một số đặc tính lý hóa học của đất nhƣ pH đất, dung trọng đất và độ bền của đất. Lấy 5 mẫu đất theo đƣờng chéo gốc, sau đó đo các thông số này tại phòng thí nghiệm Khoa Học Đất.

- Cuối vụ sau khi thu hoạch: ghi nhận một số chỉ tiêu hóa học đất nhƣ pH đất, lƣợng hữu cơ trong đất, đạm hữu dụng, lân dễ tiêu, kali trao đổi, khả năng hấp phụ ion của đất, Ca trao đổi, Mg trao đổi.

- Tính năng suất trái của cây: Vì trái măng cụt không chín đồng loạt, cách thu trái dựa vào kinh nghiệm của ngƣời trồng khi vỏ trái bắt đầu chuyển sang màu nâu thành từng đốm trên vỏ trái là thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch. Năng suất đƣợc tính bằng thu hoạch của từng đợt, cân trọng lƣợng trái và cộng lại tất cả các đựơc thu trái để có trọng lƣợng trái cuối cùng của cây.

- Tính hiệu quả kinh tế của việc bón phân hữu cơ

+ Chi phí bao gồm lƣợng phân vô cơ: Urea (11.000 đồng/kg); Super lân (3.000 đồng/kg); KCl (12.000 đồng/kg), phân heo ủ Biogas (800 đồng/kg); bã bùn mía (800 đồng/kg); phân trùn quế (1.500 đồng/kg); công lao động (120.000 đồng/ngày)

+ Thu nhập: tổng trọng lƣợng trái/cây tính ra năng suất trái/ha nhân với giá bán đƣợc.

41

3.3. Phần 3: Ảnh hƣởng của phân hữu cơ và che bạt đến độ phì nhiêu đất, năng suất và chảy nhựa trái măng cụt nhiêu đất, năng suất và chảy nhựa trái măng cụt

3.3.1. Mục tiêu thí nghiệm

Trên cơ sở khảo sát 60 vƣờn trồng măng cụt tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Hộ nông dân có vƣờn măng cụt lâu năm đƣợc chọn để tiến hành thí nghiệm, cây đang có vấn đề chảy nhựa bên trong trái. Thí nghiệm nhằm (i) đánh giá đặc tính đất vƣờn trồng măng cụt và tình trạng chảy nhựa trái (ii) Tìm biện pháp cải thiện sự chảy nhựa trái và năng suất trái qua quản lý nƣớc và dinh dƣỡng.

3.3.2. Vƣờn thí nghiệm

Vƣờn trồng chuyên canh măng cụt tại ấp An Thạnh, xã Long Thới, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Đất vƣờn đào mƣơng, lên liếp đƣợc 25 năm, mặt liếp rộng khoảng 6 m và chiều dài của liếp khoảng 60 m. Cây măng cụt trong vƣờn đƣợc nhân giống từ hạt, cây trồng đƣợc 15 năm tuổi, đang trong thời kì cho trái ổn định. Khoảng cách giữa hai cây trung bình 5 m. Lƣợng phân bón nông dân sử dụng theo kinh nghiệm và tùy vào năng suất thu đƣợc trong vụ trƣớc. Cây măng cụt đƣợc chọn thí nghiệm sinh trƣởng tốt và tƣơng đối đồng đều. Đặc tính đất vƣờn thí nghiệm đƣợc trình bày trên Bảng 3.1 cho thấy đất trên vƣờn thí nghiệm là đất sét pha thịt, có pH rất thấp, hàm lƣợng chất hữu cơ đạt ở mức trung bình, đạm hữu dụng cũng thấp, hàm lƣợng lân dễ tiêu rất giàu, đồng thời khả năng trao đổi cation ở mức trung bình khá. Dung trọng đất đƣợc đánh giá tốt thuận lợi cho cây măng cụt phát triển.

Bảng 3.1: Một số đặc tính lý, hóa học đất trồng măng cụt trên vƣờn thí nghiệm tại Chợ Lách, tỉnh Bến Tre ở tầng 0 - 20 cm trƣớc khi bố trí thí nghiệm.

TT Chỉ tiêu hóa, lý học đất Vƣờn TN 1 pH (H2O 1:2.5) 3,54 2 Chất hữu cơ (%) 3,11 3 Đạm hữu dụng(N-NH4+) (mg.kg-1) 18,06 4 Lân dễ tiêu (P205) (mg.kg-1) 110,08 5 CEC (cmol.kg-1) 12,41 6 Ca2+ (cmol.kg-1) 2,24 7 K+ (cmol.kg-1) 0,45 8 Dung trọng (g.cm-3) 0,99 9 Cát (%) 2,22 10 Thịt (%) 57,13 11 Sét (%) 40,65

42

3.3.3. Nội dung thí nghiệm Bố trí thí nghiệm Bố trí thí nghiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên vƣờn thí nghiệm, chọn những cây tƣơng đối đồng đều nhau về mức độ sinh trƣởng, tán lá. Thí nghiệm đƣợc bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức với ba lần lặp lại. Mỗi nghiệm thức đƣợc thực hiện trên hai cây.

Nghiệm thức 1: Bón theo nông dân 0.4kgN + 0.22kg P2O5 + 0.02kg K2O.cây-1 để điều kiện mƣa tự nhiên (đối chứng).

Nghiệm thức 2: Bón phân vô cơ 1,5kgN + 1kg P2O5 + 2,2kg K2O.cây-1 + 14,4 kg.cây-1phân ủ biogas và để mƣa tự nhiên.

Nghiệm thức 3: Chỉ bón 28,8 kg.cây-1phân ủ biogas và để mƣa tự nhiên.

Nghiệm thức 4: Bón theo nông dân 0.4kgN + 0.22kg P2O5 + 0.02kg K2O.cây-1 và che bạt ngay khi bắt đầu mƣa.

Nghiệm thức 5: Bón phân vô cơ 1,5kg N + 1kg P2O5 + 2,2kg K2O.cây-1 + 14,4 kg.cây-1phân ủ biogas và che bạt ngay khi bắt đầu mƣa.

Lƣợng phân hữu cơ ẩm độ 30 % với lƣợng 14,4 kg.cây-1. Mỗi cây bón diện tích là 8 m2, Nhƣ vậy trên đất liếp (2/3 là liếp) thì lƣợng bón trên 1 ha là 12 tấn, nếu tính trên 1 ha đất không có mƣơng, mỗi hecta trồng đƣợc 250 cây, lƣợng phân hữu cơ với ẩm độ 30 %, lƣợng đƣợc bón tƣơng đƣơng 3,6 tấn.ha-1 và lƣợng vôi nền là 6 kg.cây-1 tƣơng đƣơng 1,5 tấn/ha. Phân hữu cơ và vôi đƣợc bón tập trung một lần ngay sau cuối vụ thu hoạch trái.

Lƣợng phân vô cơ sử dụng trên cây măng cụt khuyến cáo cho các nghiệm thức gồm: 1,5kgN + 1kg P2O5 + 2,2kg K2O. Phân vô cơ đƣợc chia làm ba lần bón cho cây măng cụt theo từng giai đoạn cây nhƣ sau:

- Lần 1: Sau khi cắt tỉa cành bón 2/4 lƣợng phân vô.

- Lần 2: Trƣớc trổ hoa 30 – 40 ngày bón 2/4 lƣợng phân lân còn lại và

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện chất lượng đất, năng suất và phẩm chất trái trên vườn măng cụt và chôm chôm tại huyện chợ lách, tỉnh bến tre (Trang 51 - 161)