Vi sinh vật trong đất

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện chất lượng đất, năng suất và phẩm chất trái trên vườn măng cụt và chôm chôm tại huyện chợ lách, tỉnh bến tre (Trang 30 - 34)

Theo nghiên cứu của Võ Thị Gƣơng và ctv. (2004) mật số nấm có xu

14

cao nhất trên vƣờn có tuổi liếp 7 đế 9 năm, kế đến là vƣờn có tuổi liếp là 26 năm và thấp nhất ở vƣờn có tuổi liếp là 33 năm. Tảo và xạ khuẩn phát triển với mật số tƣơng đƣơng nhau giữa các vƣờn có tuổi liếp khác nhau. Kết quả này cho thấy, mật số vi khuẩn và nấm trong đất có thay đổi theo tuổi liếp, vƣờn có tuổi liếp cao mật số nấm và vi khuẩn giảm thấp có thể do điều kiện nhƣ đất chặt, độ nén dẽ cao, pH đất thấp, hàm lƣợng chất hữu cơ thấp, dinh dƣỡng thấp là yếu tố làm giảm sự phát triển của nấm và vi khuẩn.

Qua kết quả nghiên cứu của Bossuyt et al. (2001) cho thấy nấm trong đất có tác dụng liên kết các hạt đất lại thành những đoàn lạp to. Trong khi đó, vi khuẩn trong đất giúp ổn định các cỡ hạt sét - thịt trong đất (Tindall, 1994). Do đó, sự giảm mật số nấm, vi khuẩn trong đất liếp lâu năm ngoài việc ảnh hƣởng bất lợi đến các tiến trình sinh học nhƣ sự khoáng hoá chất hữu cơ trong đất thì ảnh hƣởng bất lợi về mặt vật lý đất là đất càng chặt, tế khổng trong đất kém, trao đổi khí và vận chuyển dƣỡng chất kém gây ra bất lợi cho sự phát triển của rễ và sinh trƣởng của cây trồng.

Quần thể vi sinh vật trong đất có ảnh hƣởng trực tiếp đến các tiến trình trong đất, đặc biệt là những tiến trình thúc đẩy sự phát triển và làm tăng độ phì tự nhiên của đất (sự phát triển cấu trúc, sự khoáng hoá, sự chuyển hoá đạm, sự cố định đạm...). Ngoài ra, trong các nghiên cứu gần đây cho thấy một số dòng vi sinh vật đất còn góp phần phân huỷ một vài loại thuốc trừ sâu bệnh, trừ cỏ dại lƣu tồn trong đất. Hệ vi sinh vật đất đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hoá chất hữu cơ và góp phần cải thiện tính chất lý, hoá đất. Bản thân sinh vật đất khi chết đi cũng trở thành chất hữu cơ và đƣợc phân hủy là một trong những nguồn cung cấp dƣỡng chất cho cây trồng.

Theo Trần Thƣợng Tuấn (2004), cho biết vi sinh vật có vai trò sản sinh enzyme phân hủy các hợp chất hữu cơ: cellulase, lignase, xylase, chitinase, protease, lipase… Sản sinh các chất kháng sinh giúp rễ cây kháng bệnh; Sản sinh một số chất sinh trƣởng: auxin, gibberellin, cytokinin; Cố định đạm và giữ gìn cấu trúc của đất và chất hữu cơ trong đất.

Theo Dƣơng Minh (2010), nấm Trichoderma có khả năng phòng trị các loại nấm bệnh hại rễ cây ăn trái và rau màu nhƣ Fusarium, Rhizoctonia, Sclerotium, Colletotrichum, Verticilium… và trứng tuyến trùng hại rễ.

Sự kết hợp chủng vi khuẩn Rhizobium với dung dịch lân chứa vi khuẩn và Trichoderma làm tăng sinh trƣởng của cây, hấp thu đạm và năng suất, quần thể vi sinh vật ở vùng rễ (Rudresh et al., 2005).

Trong điều kiện đất liếp trồng cây ăn trái thấp, đất bị nén dẽ, các đặc tính bất lợi về đất nhƣ nghèo dinh dƣỡng, nghèo chất hữu cơ, môi trƣờng đất

15

không thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật, hệ thống rễ bị tổn thƣơng do ngập nƣớc (Võ Thị Gƣơng et al ., 2008). Khi đất có ẩm độ cao ở vùng rễ, các loại nấm bệnh trong đất nhƣ Fusarium, phytophora và Corrticium samonicolor có cơ hội tấn công làm rễ, thân và lá bị hƣ hại. Sử dụng các loại

nông dƣợc để phòng trị các loại nấm gây bệnh thƣờng tốn kém, cho hiệu quả không cao và gây ô nhiễm môi trƣờng. Kết quả nghiên cứu các chủng nấm

trichoderma phân lập đƣợc có khả năng tiết chitinases cao, giúp đối kháng tốt

với các nấm bệnh trong đất do Fusarium solani, Phytophthora palmivora và Corticium salmonicolor gây hại (Dƣơng Minh, 2010).

Các nhóm vi sinh vật trong đất, thƣờng đƣợc quan sát là: vi khuẩn, xạ khuẩn, tuyến trùng, trùng đất, nấm, tảo, động vật nguyên sinh, virus và hệ vi sinh vật đất này đóng vai trò quan trọng trong các tiến trình phân huỷ chất hữu cơ, cung cấp dƣỡng chất hữu dụng cho cây trồng, giúp đất phát triển cấu trúc, chống xói mòn đất (Bot and Benites, 2005). Theo Dƣơng Minh và ctv (2003) phân lập nhiều dòng nấm Trochoderma spp. từ các vƣờn cam quýt tại Tiền

Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và Cần Thơ có khả năng khống chế hiệu quả đối với sự phát triển của nấm Fusarium solani gây bệnh thối rễ trên cam quýt. Theo Dƣơng Minh (2004) nấm Trichoderma phân bố rộng khắp trên thế giới có thể sống và phát triển trong điều kiện dinh dƣỡng, nhiệt độ, ẩm độ khác nhau và có khả năng phòng trị các loại nấm bệnh hại rễ cây ăn trái và rau màu nhƣ Fusarium, Rhizoctonia, Selerotium, Colletotrichum, Verticilium… và

trứng tuyến trùng hại rễ. Sự kết hợp chủng vi khuẩn Rhizobium với dung dịch lân chứa vi khuẩn và Trichoderma làm tăng sinh trƣởng của cây, hấp thu đạm và năng suất (Rudresh et al. 2004).

Hệ vi sinh vật đất đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa chất hữu cơ và góp phần cải thiện tính chất lý, hóa đất và bản thân sinh vật đất sau khi chết đi cũng trở thành chất hữu cơ và đƣợc phân hủy là một trong những nguồn cung cấp chất dinh dƣỡng rất tốt cho cây trồng (Võ Thị Gƣơng, 2002). Trong đất quần thể vi sinh vật rất đa dạng có rất nhiều vi sinh vật có lợi và có khả năng cố định đạm, phân giải lân cho cây trồng hay phân hủy xác bã thực vật thành mùn, tăng độ hữu dụng (Nguyễn Thanh Hiền, 2003). Theo Sparling (1997) tất cả nguồn hữu cơ bón vào đất đều thông qua chu trình phân hủy của vi sinh vật đất và phóng thích ra đạm, lân và lƣu huỳnh bởi sự khoáng hóa chất hữu cơ, đồng thời giúp gia tăng cộng đồng vi sinh vật đất và làm thay đổi môi trƣờng đất. Sự giảm mật số nấm, vi khuẩn trong đất liếp lâu năm ngoài việc ảnh hƣởng bất lợi đến các tiến trình sinh học nhƣ sự khoáng hoá chất hữu cơ trong đất thì ảnh hƣởng bất lợi về mặt vật lý đất là đất càng chặt, tế khổng trong đất kém, trao đổi khí và vận chuyển dƣỡng chất kém gây ra bất lợi cho

16

sự phát triển của rễ và sinh trƣởng của cây trồng (Võ Thị Gƣơng và ctv.

2010b).

Theo Bot and Benites (2005), hoạt động của vi sinh vật nhƣ vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm và protozoa trong đất có phân giải lân hữu cơ thông qua quá trình khoáng hóa carbon hữu cơ trong đất. Quần thể vi sinh vật đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy xác bã hữu cơ, tham gia vào các phản ứng sinh hóa trong đất, làm tăng độ phì nhiêu đất và ảnh hƣởng đến tính chất vật lý đất có lợi cho cây trồng, mật số vi sinh vật trong tầng đất mặt liếp vƣờn 33 năm tuổi rất thấp so với các vƣờn có tuổi liếp 7, 9 và 26 năm (Võ Thị Gƣơng và ctv.

2005). Các nhóm vi sinh vật trong đất, thƣờng đƣợc quan sát là: vi khuẩn, xạ khuẩn, tuyến trùng, trùng đất, nấm, tảo, động vật nguyên sinh, virus và hệ vi sinh vật đất này đóng vai trò quan trọng trong các tiến trình phân huỷ chất hữu cơ, cung cấp dƣỡng chất hữu dụng cho cây trồng, giúp đất phát triển cấu trúc, chống xói mòn đất (Bot and Benites, 2005). Theo Dƣơng Minh và ctv (2003) phân lập nhiều dòng nấm Trichoderma spp. từ các vƣờn cam quýt tại Tiền

Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và Cần Thơ có khả năng khống chế hiệu quả đối với sự phát triển của nấm Fusarium solani gây bệnh thối rễ trên cam quýt. Kết quả đo hô hấp đất thông qua nồng độ CO2 (mg.kg-1 đất) theo thời gian một tuần, hai tuần và bốn tuần sau khi ủ đất, trên hai tầng đất 0 - 20 và 20 - 40 cm của mẫu đất đầu vụ tại hai vƣờn thí nghiệm, có sự chênh lệch giữa hai vƣờn có tuổi liếp khác nhau, đất liếp vƣờn sầu riêng 15 năm tuổi có quần thể vi sinh vật trong đất nhiều hơn so với đất liếp vƣờn chôm chôm 25 năm tuổi (Võ Thị Gƣơng và ctv. 2005). Theo kết quả nghiên cứu của Võ Thị Gƣơng và

ctv (2010b) sự hô hấp đất đƣợc đánh giá họat động của vi sinh vật đất qua việc

phát thải CO2 và hô hấp đất tăng cao sau các tuần ủ ở các nghiệm thức có bón phân hữu cơ bã bùn mía và cây phân xanh (thân lá cây dã quỳ), khác biệt có nghĩa so với chỉ bón phân vô cơ. Theo Dƣơng Minh Viễn và ctv (2011) phân hữu cơ càng hoai mục thì hàm lƣợng CO2 thoát ra càng giảm là do sự khoáng hóa của chất hữu cơ. Theo Hồ Văn Thiệt (2006); Ngô Thị Hồng Liên và Võ Thị Gƣơng (2007) khi bón phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh thì sự hô hấp đất tăng có ý nghĩa so với không bón hữu cơ. Bón phân hữu cơ vào đất giúp quần thể vi sinh vật trong đất hoạt động mạnh, vì phân hữu cơ là nguồn cung cấp dinh dƣỡng và năng lƣợng chủ yếu cho nhiều sinh vật đất (Bot and Benites, 2005) và bón liên tục phân hữu cơ giúp gia tăng sinh khối vi sinh vật đất, đồng thời kích thích hoạt động của các enzyme. Kết quả nghiên cứu của Olga Shibistova

et al (2009) bón phân hữu cơ bã bùn mía, cặn hầm ủ biogas, phân trùn quế với

lƣợng 18 kg.cây-1

trong hai vụ liên tiếp giúp tăng sinh khối vi sinh vật đất vƣờn chôm chôm có khác biệt so với đối chứng không bón hữu cơ.

17

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện chất lượng đất, năng suất và phẩm chất trái trên vườn măng cụt và chôm chôm tại huyện chợ lách, tỉnh bến tre (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)