Đặc tính sinh vật học

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện chất lượng đất, năng suất và phẩm chất trái trên vườn măng cụt và chôm chôm tại huyện chợ lách, tỉnh bến tre (Trang 40 - 43)

Măng cụt là một loại cây to, có thể cao tới 20 - 25 mét. Lá dày, dai, màu lục sẩm, hình thon dài, cây trƣởng thành cao trung bình từ 10 đến 25 mét, có đƣờng kính thân từ 25 - 30 cm (Trần Thƣợng Tuấn và ctv., 1994). Cây tăng

trƣởng chậm, vỏ thân có màu nâu sẩm, thƣờng chứa tanin, mangostin và amiliasin… có thể dùng làm dƣợc liệu (Hình 2.1).

Rễ măng cụt phát triển chậm và yếu, độ rộng của hệ rễ chỉ bằng 2/3 độ rộng của tán cây, phần lớn rễ chỉ tập trung ở độ sâu từ 20 cm đến 30 cm. Rễ măng cụt không có hệ thống lông hút nên khả năng hấp thu nƣớc và dinh dƣỡng hạn chế (Nguyễn Thị Thanh Mai, 2005). Lá măng cụt là lá đơn khá to hình bầu dục hơi dài, mọc đối nhau. Cuống lá ngắn, phiến lá nguyên, thon dài, có gân giữa nổi rõ đều đặn nhƣ kiểu lông chim. Lá xanh sậm và bóng ở mặt trên, xanh vàng và mốc ở phía dƣới. Lá dài từ 12 - 25 cm, rộng 7 - 13 cm. Downton and Chacko (1998) ghi nhận lá măng cụt có khả năng quang hợp rất kém. Tuy nhiên, nếu đƣợc gia tăng hàm lƣợng CO2 trong không khí lên gấp đôi so với bình thƣờng cây có thể hấp thụ thêm 40 - 60% khí CO2 để tạo chất khô. Không khí giàu CO2 cũng giúp cho cây có nhiều nhánh ngang, gia tăng diện tích lá và giúp cây quang hợp hiệu quả hơn.

24

Ở ĐBSCL, măng cụt thƣờng ra hoa vào tháng 1 - 3 dƣơng lịch và cho trái chín vào khoảng tháng 5 - 8 dƣơng lịch, khoảng 120 ngày sau khi hoa nở (Trần Văn Minh và Nguyễn Lân Hùng, 2001). Măng cụt là cây ra hoa ở đầu cành, hoa cứng có cuống dài 7 - 9 mm. Hoa đơn khi trổ có đƣờng kính 4 - 6 cm, dài 1,5 - 2 cm, có bốn đài hoa gồm hai cánh nhỏ khép chặt ở phía trong và hai cánh lớn bao bọc bên ngoài có màu xanh pha vàng. Bốn cánh hoa màu vàng xanh có viền đỏ hoặc đỏ kích thƣớc 2,5 x 3cm, hình bầu dục tƣơng đối tròn và chắc. Trái măng cụt là quả nang còn mang đài hoa ở cuống và nuốm nhụy ở chóp trái. Vỏ trái khi còn sống có màu xanh đọt chuối, khi già có nhiều chấm nhỏ màu tím đỏ; khi chín vỏ đỏ dần, rồi chuyển sang tím và tím sẫm khi chín mùi (Nguyễn Thị Thanh Mai, 2005). Quả hình cầu, đáy phẳng, đƣờng kính 3,5 - 7 cm, nặng từ 70 - 100 gram. Vỏ quả láng dày từ 0,8 - 1 cm, bên trong quả nó chứa một loại dịch đắng màu vàng và tiết ra khi quả non bị tổn thƣơng. Phần thịt bên trong trái chứa 5 đến 7 múi trắng rất dễ tách, cơm không sƣợng có vị chua ngọt. Mỗi trái chứa từ 1 đến 3 hạt phát triển, các hạt lớn màu tím sậm, đƣợc bao bọc bởi một lớp sơ mỏng phát triển bên trong múi. Cây măng cụt từ khi trồng đến cho trái lần đầu tiên là khoảng 9 năm và phải mất một đến 2 năm giai đoạn cây con trong vƣờn ƣơm. Ở Miền Nam Thái Lan, phần lớn các cây măng cụt cũng bắt đầu cho trái khoảng 7 năm sau khi trồng, chƣa tính giai đoạn cây trong vƣờn ƣơm (Te-chato and Lim, 2004). Theo Wiebel et al. (1994) cho rằng phần lớn cây măng cụt có giai đoạn cây tơ có thể lên đến 10 đến 20 năm.

Hoa đực cụm 3 - 9 hoa, có lá bắc, hoa lƣỡng tính có cuống, có đốt, khi hoa nở hoàn toàn và kết trái sau 24 giờ (Hình 2.2).

25

Kanchanapoom and kanchanapoom (1998) cho rằng hoa măng cụt đƣợc hình thành riêng lẽ hay từng cặp ở đỉnh của chồi ngọn hay cành đã trƣởng thành, cây chỉ ra hoa 1 lần trong năm nhƣng khi gặp điều kiện khô hạn thì cây có thể ra hoa 2 lần trong một năm.

Cây măng cụt thƣờng có khuynh hƣớng cho trái cách niên, tại Srilanka và một số nơi khác, cây thất mùa cho khoảng 100 trái/cây/năm, trong khi cây trúng mùa có thể cho khoảng 500 - 600 trái/cây/năm. Năng suất cây măng cụt năm trúng mùa ở ĐBSCL có thể đạt từ 400 - 500 trái/cây/năm, trong điều kiện tốt và cung cấp đầy đủ dinh dƣỡng cây có thể cho đến 800 trái/cây/năm. Trong trái có từ 2 đến 5 hạt, quanh hạt có áo hạt trắng, ăn ngọt thơm ngon (Hình 2.3).

Hình 2.3: Trái măng cụt khi chín đƣợc cắt ra.

Nhƣ các loại quả khác, măng cụt ngọt nhờ có nhiều chất đƣờng sucrose, fructose, glucose và có thể cả maltose, trái măng cụt thơm nhờ một số lớn các chất dễ bốc hơi. Phổ sắc ký lỏng, tinh dầu chiết xuất phát hiện khoảng 50 hóa chất hữu cơ, trong số ấy hơn 30 chất đã đƣợc xác định. Nhiều nhất là hexenol, tƣơng đối ít hơn là octan, đứng trƣớc hexyl acetate, a-copaen, acetone, furfural, hexanol, methyl butenon, toluene. Đáng để ý là nếu furfurl methylceton cống hiến hƣơng thơm dễ chịu thì furfural lại cho thoáng vào một mùi hôi khó ngửi, cho thấy trái măng cụt có hƣơng vị thiên nhiên là phức tạp.

Trái măng cụt thơm ngon cũng còn cống hiến nhiều môn thuốc, theo Balasubramanian and Rajagopalan (1988) cho rằng từ lâu ở Châu Á hệ thống khoa học đời sống Ayurvedic của Ấn Độ đã kê nó vào nhiều thang thuốc cổ truyền, đặc biệt chống viêm, chữa tiêu chảy, ức chế dị ứng, làm giản phế quản trong cuộc điều trị hen suyển. Theo Sen et al. (1980) nó cũng đƣợc xem nhƣ là những thuốc chống dịch tả, bệnh lỵ, kháng vi khuẩn, kháng vi sinh vật, chống

26

suy giảm miễn dịch. Theo Parveen et al. (1991) ngƣời Thái dùng nó để chữa

vết thƣơng ngoài da. Theo Đỗ Tất Lợi (2004) ngƣời Mã Lai, Phi Luật Tân dùng nƣớc sắc vỏ chữa lỵ, đau bụng, đi tiêu lỏng, bệnh vàng da.

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện chất lượng đất, năng suất và phẩm chất trái trên vườn măng cụt và chôm chôm tại huyện chợ lách, tỉnh bến tre (Trang 40 - 43)