B. NGHIÊN CỨU TRÊN CÂY CHÔM CHÔM
3.4.1. Khảo sát hiện trạng cháy lá của cây chôm chôm
* Mục tiêu của khảo sát điều tra: tình hình cháy lá trên cây chôm chôm và cách đối phó của ngƣời dân với tình trạng này.
* Phạm vi điều tra, khảo sát:
Khảo sát hiện trạng vƣờn trồng chôm chôm của huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre làm cơ sở nghiên cứu các biện pháp cải thiện chất lƣợng đất, giúp nâng cao năng suất và giảm tỷ lệ cháy lá trên cây chôm chôm.
Khảo sát đƣợc tiến hành tại các xã Phú Phụng, Vĩnh Bình, Sơn Định và Tân Thiềng thuộc huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre. Tổng số hộ nông dân khảo sát là 18 hộ trên các khu vực đất khác nhau nhƣ: đất ven sông, đất gò cao.
Hộ nông dân đƣợc chọn khảo sát có diện tích canh tác từ 0,3 ha trở lên và cây chôm chôm hiện đang trong thời kỳ cho trái ổn định. Phỏng vấn nông dân bằng phiếu điều tra, nội dung phỏng vấn về lịch sử, kỹ thuật phân bón, nguồn nƣớc và quản lý nƣớc, tuổi cây, tuổi liếp, giống trồng và ý kiến thảo luận nông dân về tỷ lệ và nguyên nhân cháy lá trên cây chôm chôm. Phiếu điều tra đƣợc trình bày ở Phụ chƣơng 4.Trong khảo sát chú trọng các chỉ tiêu điều tra về tình trạng sử dụng phân bón của nông dân
- Sử dụng phân bón vô cơ, phân hữu cơ, đặc biệt là tỷ lệ K/N mà nông hộ sử dụng.
- Đánh giá cấp độ lá bị cháy. Chọn một xã 3 vƣờn mà đánh giá bằng cảm quan cháy lá nặng, trung bình và nhẹ. Trong từng vƣờn chọn ngẫu nhiên 3 cây,
45
thu ngẫu nhiên 120 lá trên/cây chia thành 4 hƣớng. Đếm số lá bị cháy quy ra cấp độ lá bị cháy theo phƣơng pháp phân cấp cháy lá chôm chôm của Lê Văn Bé (2006), đƣợc trình bày trong Bảng 3.2.
Bảng 3.2: Đánh giá cấp độ cháy lá trên cây chôm chôm
Cấp độ lá bị cháy Diễn giải
Cấp 0 Cháy < 10% tổng số lá
Cấp 1 Cháy 10 - 30% tổng số lá
Cấp 2 Cháy > 30 - 50% tổng số lá
Cấp 3 Cháy > 50% tổng số lá
3.4.2. Chọn vƣờn thí nghiệm
Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 11 năm 2010 đến tháng 11 năm 2011 tại xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, với hai nội dung (1) khảo sát và đánh giá hiện trạng cháy lá trên cây chôm chôm; (2) thí nghiệm bón phân hữu cơ và phân K theo tỷ lệ K/N khác nhau để khắc phục tình trạng cháy lá, cải thiện chất lƣợng đất và năng suất trái.
Thí nghiệm đƣợc tiến hành trên vƣờn chôm chôm 12 năm tuổi, tuổi liếp 20 năm, giống trồng là Java, đất thuộc dạng gò cao, cây phát triển kém, có tỉ lệ cháy lá cao, năng suất và phẩm chất trái kém.
3.4.3. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm đƣợc bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức 2 cây và ba lần lập lại. Đất vƣờn thí nghiệm cũng thuộc nhóm đất phù sa đang phát triển, phèn tiềm tàng trung bình, phân lọai thuộc nhóm Endo Protho Thionic Gleysols theo hệ phân lọai FAO-UNESCO (2006).
Nghiệm thức 1: Bón theo nông dân có tỷ lệ K/N bằng 0,1 (2.0 kg N + 3.0 kg P2O5 + 0,2 kg K2O.cây-1) đối chứng.
Nghiệm thức 2:. Bón theo nông dân có tỷ lệ K/N bằng 0,1 (2.0 kg N + 3.0 kg P2O5 + 0,2 kg K2O.cây-1) +18 kg.cây-1 phân ủ biogas.
Nghiệm thức 3: Bón phân theo tỷ lệ K/N bằng 0,9 (1,4 kg N + 1.0 kg P2O5 + 1,3 kg K2O.cây-1) +18 kg.cây-1 phân ủ biogas.
Nghiệm thức 4: Bón phân theo tỷ lệ K/N bằng 1,2 (1,4 kg N + 1.0 kg P2O5 + 1,7 kg K2O.cây-1) +18 kg.cây-1 phân ủ biogas.
Nghiệm thức 5: Bón phân theo tỷ lệ K/N bằng 1,3 (1,4 kg N + 1.0 kg P2O5 + 1,8 kg K2O.cây-1) +18 kg.cây-1 phân ủ biogas.
46
Lƣợng phân hữu cơ ẩm độ 30 % đƣợc bón với lƣợng 18 kg.cây-1. mỗi hecta trồng đƣợc 200 cây, lƣợng phân hữu cơ đƣợc bón tƣơng đƣơng 3,6 tấn.ha-1
và lƣợng vôi nền là 7,5 kg.cây-1 tƣơng đƣơng 1,5 tấn/ha. Phân hữu cơ và vôi đƣợc bón tập trung một lần ngay sau cuối vụ thu hoạch trái.
* Phân vô cơ được chia làm bốn lần bón như sau:
- Lần 1: Sau khi cắt tỉa cành bón 1/3 lƣợng phân vô.
- Lần 2: Trƣớc trổ hoa 30 – 40 ngày bón 1/3 lƣợng phân vô cơ (P và K) - Lần 3: Khi trái có đƣờng kính 2cm bón 1/3 lƣợng phân vô cơ còn lại. - Lần 4: Trƣớc lúc thu hoạch 10 – 15 ngày bón 1/3 lƣợng phân N còn lại.
3.4.4. Các chỉ tiêu theo dõi
- Mô tả phẩu diện đất.
- Phân tích hàm lƣợng K theo 4 cấp cháy lá trên 4 vƣờn bị cháy lá khác nhau.
- Hàm lƣợng K trao đổi trong đất. - K tổng số trong lá theo 4 cấp cháy lá.
- Trên mỗi cây lấy 4 cành theo 4 hƣớng để đo diện tích lá xanh và lá cháy để tính tỷ lệ theo cấp cháy lá.
- Năng suất trái. - Hiệu quả kinh tế
+ Chi phí bao gồm lƣợng phân vô cơ: Urea (11.000 đồng/kg); Super lân (3.000 đồng/kg); KCl (12.000 đồng/kg), phân heo ủ Biogas (800 đồng/kg); bã bùn mía (800 đồng/kg); phân trùn quế (1.500 đồng/kg); công lao động (120.000 đồng/ngày)
+ Thu nhập tổng trọng lƣợng trái/cây tính ra năng suất trái/ha nhân với giá bán đƣợc.