Phƣơng pháp phân tích đất

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện chất lượng đất, năng suất và phẩm chất trái trên vườn măng cụt và chôm chôm tại huyện chợ lách, tỉnh bến tre (Trang 66 - 161)

B. NGHIÊN CỨU TRÊN CÂY CHÔM CHÔM

3.7.Phƣơng pháp phân tích đất

3.7.1. Chỉ tiêu hóa học đất

- Trị số pH đất: Trích bằng nƣớc cất, tỷ lệ ly trích 1 : 2,5 (đất:nƣớc) và đƣợc xác định bằng cách sử dụng điện cực [H+] (Jackson, 1962; Hach, 1986)

- Đạm hữu dụng N-NH4 và N-NO3: theo phƣơng pháp của Gianello and Bremner (1986) phƣơng pháp dựa trên cơ sở trích các hợp chất N vô cơ trong đất bằng dung dịch KCl 2M theo tỉ lệ 1:10 (đất: dung dịch). Dung dịch sau khi trích đƣợc chƣng cất bằng hơi nƣớc để xác định N-NH4, sau đó dùng hợp chất Devarda để chuyển N-NO3 sang N-NH4 để xác định tiếp. Các phần N-NH4, N- NO3 riêng lẻ và tổng của chúng đƣợc sử dụng để đánh giá N dễ tiêu trong đất.

- Đạm hữu cơ dễ phân hủy: theo phƣơng pháp của Gianello and Bremner (1986) sử dụng dung dịch trích bằng KCl 2M đun nóng ở 100 oC trong 4 giờ. Dung dịch sau đó đƣợc xác định đạm N-NH4 theo phƣơng pháp Kjeldahn có thêm MgO để tạo môi trƣờng kiềm và chuẩn độ bằng H2SO4 0.0025M.

- Lân dễ tiêu trong đất: bằng dung dịch trích sodium hydrogen carbonate (theo phƣơng pháp Olsen, 1954). Phƣơng pháp sử dụng dung dịch trích NaHCO3 0,5M ở pH 8,5, tỉ lệ đất và dung môi 1:20 lắc trong thời gian 30 phút. Dung dịch trích sau đó đƣợc đem so màu trên máy quang phổ ở bƣớc sóng 720 - 880 nm.

- Chất hữu cơ trong đất: đƣợc xác định theo phƣơng pháp (Walkley- Black, 1934) trên nguyên tắc oxy hóa chất hữu cơ bằng K2Cr2O7 trong môi trƣờng H2SO4 đậm đặc, sau đó chuẩn độ lƣợng dƣ K2Cr2O7 bằng FeSO4 0,1 N. - Kali trao đổi trong đất: đƣợc đo ở dung dịch trích mẫu đất với BaCl2 0,1 M không đệm trên máy hấp thu nguyên tử (Atomic Absorption Spectrophotometer) độ dài sóng 766 nm.

- Canxium và Magnesium trao đổi trong đất: Ca và Mg trong dung dịch trích BaCl2 và đƣợc đo bằng máy hấp thu nguyên tử (Atomic Absorption Spectrophotometer). Để ngăn sự kết hợp giữa Ca, Mg với P, Al,… trong ngọn lửa, Lanthanum đƣợc thêm vào và nó sẽ thay thế Ca và Mg. Đối với Ca đo ở độ dài sóng 422,7 nm và Mg 285,2 nm.

- Xác định cation Na trao đổi: Mẫu đất đƣợc trích bằng dung dịch BaCl2 0,1M, sau đó đƣợc xác định trên máy hấp thu nguyên tử.

50

- Khả năng trao đổi cation (CEC) trong đất: Đƣợc đo ở dung dịch trích mẫu đất với BaCl2 0,1 M không đệm, đo trên máy hấp thu nguyên tử; CEC (xác định theo phƣơng pháp không đệm của Gillman, 1979).

- Phần trăm base bão hòa đƣợc tính theo biểu thức:

Trong đó: Ca, Mg, Na, K là các cation trao đổi

- Xác định Zn trong đất: Mẫu đất đƣợc ly trích theo tỉ lệ đất: HNO3 0,43M (1:10) ở nhiệt độ phòng, sau đó dung dịch trích đƣợc lọc và đo trên máy hấp thu nguyên tử.

3.7.2. Chỉ tiêu lý học:

- Dung trọng: Dung trọng của đất đƣợc xác định theo phƣơng pháp dùng ống trụ bằng kim loại (ring) đóng thẳng góc bề mặt đất ở trạng thái tự nhiên với thể tích nhất định ( V = 98,125 cm3), sau đó sấy đất ở 105 0C đến khi đất khô kiệt, cân khối lƣợng, rồi tính theo công thức:

ρb = (W(s+r) – Wr)/Vr

Trong đó:

ρb: Dung trọng khô của đất (g.cm-3).

Ws+r: Khối lƣợng mẫu đất đất và ring sau khi sấy khô ở 105 0C (g). Wr: Khối lƣợng của ring (g).

Vr: Thể tích ban đầu của dụng cụ lấy mẫu đất (cm3).

- Phƣơng pháp phân tích độ bền cấu trúc đất: đƣợc xác định bằng phƣơng pháp rây khô và rây ƣớt (De Leenheer and De Boodt, 1982): Rây khô: cân 200g đất (< 8mm) cho qua loạt rây với đƣờng kính lần lƣợt nhƣ sau: 4,76; 2,83; 2,00; 1,00; 0,50; 0,30mm. Rây ƣớt: sau khi ủ, mỗi cấp hạt đƣợc chuyển vào loạt rây tƣơng ứng nhƣ hệ thống rây khô nhƣng loại bỏ rây 0,30mm.

- Lƣợng nƣớc hữu dụng: Đựơc tính toán dựa trên việc xác định ẩm độ thủy dung ngoài đồng và ẩm độ điểm héo của mẫu đất. Mẫu đất đƣợc lấy ở độ sâu 0 – 10 cm bằng hộp đựng mẫu chuyên biệt (ring) với hai lần lặp lại.

Công thức tính toán lƣợng nƣớc đƣợc dự trữ trong đất ở độ sâu Dz nhƣ sau: Sawe = Sk – Swp = (Ovk – Ovwp) x Dz

= ƒ12 Odz = S (z1, z2)

51 Trong đó:

Saw:Tổng lƣợng nƣớc đƣợc dự trữ trong đất (mm)

Sk:Lƣợng nƣớc đƣợc dự trữ trong đất ở điều kiện thủy dung (mm) Swp: Lƣợng nƣớc đƣợc dự trữ trong đất ở điều kiện điểm héo (mm) Ovk: Thể tích nƣớc thủy dung ngoài đồng (v.v-1)

Ovw: Thể tích nƣớc ở điều kiện điểm héo (v.v-1) O: Thể tích nƣớc (v.v-1)

Dz: Vi phân độ sâu tầng đất tính toán

S (z1, z2): Tổng lƣợng nƣớc dự trữ từ độ sâu z1 đến z2

Lƣợng nƣớc hữu dụng đƣợc đánh giá thông qua chỉ số pF (lực giữ nƣớc của nền đất) và trị số này thay đổi đối với các trị số đất khác nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.7.3. Phƣơng pháp xác định ẩm độ đất:

Mẫu đất đƣợc thu ở độ sâu 0 - 20 cm bằng ống kim loại hình trụ (hay còn gọi là ống ring, thể tích 98,125 cm3). Để tránh bốc thoát hơi nƣớc làm tăng sai số tính toán, ống ring với mẫu đất bên trong đƣợc đậy nắp kỹ và mang về phòng thí nghiệm Bộ môn Khoa học Đất, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng. Tại đây, mẫu đất đƣợc cân trọng lƣợng và sau đó đem đi sấy khô trong lò sấy ở nhiệt độ 105oC cho đến khi mẩu đất có khối lƣợng không thay đổi, thƣờng qua 24 giờ. Sau khi sấy khô, mẩu đất đƣợc cân, sự sai biệt giữa hai trạng thái khối lƣợng mẩu là khối lƣợng nƣớc trong mẩu đất.

Công thức tính:

Mw

m =

Ms

Trong đó:

m: Hàm lượng nước khối lượng (m/m), (g/g) hoặc (kg/kg) Mw: Khối lượng nước trong mẩu đất (g)

Ms: Khối lượng mẩu đất khô kiệt (g)

Ẩm độ đất thể tích (v/v) sau đó đƣợc tính thông qua ẩm độ khối lƣợng (m/m) và dung trọng của đất (ρb) tƣơng ứng:

v = m x b (v/v) Trong đó:

52

m: Hàm lượng nước thể tích (v/v hay cm3/cm3)

m: Ẩm độ đất khối lượng (m/m hay g/g)

3.8. Đánh giá năng suất trái măng cụt và chôm chôm

Năng suất trái: Do cây măng cụt và chôm chôm phải thu hoạch nhiều đợt, cứ mỗi lần thu hoạch tiến hành cân trọng lƣợng trên từng cây. Lần thu hoạch sau cùng thì tổng hợp các lần thu hoạch trƣớc để xác định trọng lƣợng trái trên từng cây của nghiệm thức để đánh giá năng suất trái.

Tỷ lệ nhựa trái: Thu ngẫu nhiên 20 trái.cây-1 trên mỗi nghiệm thức để xác định tỷ lệ trái bị chảy nhựa trong trái. Tỉ lệ trái bị chảy nhựa đƣợc tính nhƣ sau:

Tỷ lệ nhựa (%) =

Tổng số trái chảy nhựa x 100 20

Thành phần trái:

- Trọng lƣợng trái: vào thời điểm thu hoạch, thu theo 4 hƣớng trên tán, mỗi hƣớng thu 1 kg trái của tất cả các nghiệm thức. Đếm số trái/kg.

- Chỉ tiêu chất lƣợng trái: độ ngọt của thịt trái, trọng lƣợng thịt trái. Lấy ngẫu 30 trái/cây, quan sát tất cả nghiệm thức, cân trọng lƣợng từng trái.

- Phân tích hàm lƣợng chì, kẽm, kali, lân trong thịt trái.

3.9. Phân bón hữu cơ

Để đề tài mang tính ứng dụng thực tiễn cao chúng tôi tiến hành khảo sát khả năng sử dụng và nguồn phân hữu cơ đang có tại địa phƣơng. Đồng thời, đây là những nguồn phân dễ tìm và giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trƣờng nông thôn hiện nay. Vật liệu bao gồm: cặn hầm ủ biogas, phân trùn quế là nông dân có chăn nuôi ở hộ gia đình tự làm hầm ủ để bón trở lại cho cây trồng để giảm chí phí đầu tƣ phân bón đồng thời cũng giải quyết đƣợc vấn đề môi trƣờng. Vật liệu bã bùn mía là chất thải từ các nhà máy đƣờng bỏ ra, để tận dụng đƣợc chất thải này sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng. Cỏ cúc dại là loại cỏ dễ quản lý trong vƣờn và có tác dụng giữ ẩm rất tốt trong vƣờn cây ăn trái, nông dân chỉ cần thu gom ủ trong vòng 3 ngày thì có thể bón cho cây trồng.

Bảng 3.3: Hàm lƣợng dinh dƣỡng của các vật liệu phân hữu cơ trong thí nghiệm

Vật liệu hữu cơ

Hàm lƣợng dinh dƣỡng (%)

N P2O5 K2O CaO MgO C

53 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bã bùn mía 1,90 2,50 0,34 0,35 0,27 29,8

Phân trùn quế 0,60 0,21 0,81 0,003 0,34 5,4

Cỏ cúc ủ 3 ngày 0,76 0,36 0,11 0,025 0,22 13,9

3.10. Phân tích số liệu

Tất cả các số liệu thu thập đƣợc xử lý và tính toán bằng chƣơng trình Microsoft Excel và phân tích thống kê bằng phần mềm phân tích thống kê SPSS version 11.5. Số liệu thí nghiệm đƣợc tính toán giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và phân tích ANOVA một nhân tố để so sánh sự khác biệt giữa các trung bình và các nghiệm thức bằng phép thử DUNCAN, hình và biểu đồ đƣợc vẽ bằng phần mềm EXCEL.

54

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

A. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN VƢỜN MĂNG CỤT 4.1 Tổng quan hiện trạng canh tác vƣờn măng cụt 4.1 Tổng quan hiện trạng canh tác vƣờn măng cụt

Nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng kỹ thuật canh tác và các khó khăn trở ngại của vƣờn trồng măng cụt. Phỏng vấn nông hộ và khảo sát 60 vƣờn trồng cây măng cụt đƣợc thực hiện tại các xã Long Thới, Tân Thiềng, Vĩnh Thành, Phú Sơn và Vĩnh Hoà huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.

* Liếp vƣờn cây măng cụt

Vƣờn trồng măng cụt tại khu vực khảo sát không bị ảnh hƣởng của ngập lũ, có đào mƣơng lên liếp. Mặt liếp rộng trung bình khoảng 4 đến 6 mét, có vƣờn lên rộng đến 8 m chiếm gần 20% tổng số hộ khảo sát. Chiều dài của liếp vƣờn tùy thuộc vào diện tích của mỗi vƣờn, các vƣờn lâu năm có tỷ lệ mƣơng và liếp tƣơng đƣơng nhau.

Cây măng cụt chịu ẩm nhƣng cần thoát nƣớc tốt, biện pháp lên liếp giúp chống ngập vào mùa mƣa lũ và thoát nƣớc. Tuy nhiên, hầu hết các vƣờn trồng măng cụt đều bị ảnh hƣởng trong mùa mƣa. Đất ngập nƣớc, bão hoà nƣớc ở vùng rễ, vì thế rễ măng cụt có thể bị tổn thƣơng, và có thể ảnh hƣởng đến sinh trƣởng, chất lƣợng trái.

* Tuổi liếp vƣờn và tuổi cây măng cụt

Kết quả khảo sát độ tuổi liếp vƣờn trồng măng cụt đƣợc ghi nhận qua Bảng 4.1. Đất vƣờn đƣợc lên liếp trồng măng cụt từ 20 - 40 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 40%. Các liếp vƣờn lâu năm từ 40 - 60 năm và trên 60 năm tuổi cũng chiếm một tỷ lệ tƣơng đối lớn, 28% và 23%. Trong đó, liếp vƣờn trẻ trồng măng cụt dƣới 20 năm tuổi chiếm tỉ lệ thấp nhất, khoảng gần 10%. Đất vƣờn trồng măng cụt lâu năm vì cây măng cụt là loài cây ăn trái cho trái muộn, từ khi trồng đến khi bắt đầu thu hoạch là bảy năm, có khi lên đến mƣời năm mới cho trái (Vũ Công Hậu, 1987). Độ tuổi cây măng cụt từ 20 - 40 năm và 40 - 60 năm tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất, cây có độ tuổi < 20 năm cũng chiếm một tỉ lệ khá cao (khoảng 25%).

Bảng 4.1: Kết quả khảo sát về tuổi cây và tuổi liếp của 60 hộ nông dân.

Năm Tuổi cây (%) Tuổi liếp (%)

< 20 25 9

20 – 40 34 40

40 – 60 26 28

55

Vƣờn trồng măng cụt với nhiều hình thức nhƣ trồng chuyên, trồng xen trong vƣờn dừa, trồng xen với cây ăn quả khác nhƣ sầu riêng, chôm chôm, dâu và bòn bon…diện tích trồng tƣơng đối khá lớn, tuy nhiên số vƣờn hiện đang trồng xen cây măng cụt chiếm đến 70%.

* Nguồn nƣớc tƣới cho cây măng cụt

Phần lớn các vƣờn trồng măng cụt tại Chợ Lách đều nằm gần sông, nƣớc ngọt quanh năm, cùng với hệ thống kênh mƣơng trong vƣờn nên nông dân sử dụng nƣớc trong mƣơng vƣờn để tƣới cho cây măng cụt. Biện pháp tƣới phun đƣợc 100% nhà vƣờn thực hiện, lƣợng nƣớc tƣới tùy thuộc vào kinh nghiệm của từng nhà vƣờn, khoảng ba đến bốn ngày tƣới một lần. Măng cụt là cây có nhu cầu nƣớc rất lớn, nhất là vào giai đoạn cây con và giai đoạn cây mang trái. Nếu thiếu nƣớc ở giai đoạn cây con thì cây chậm lớn, khi cây mang trái nếu thiếu nƣớc thì trái nhỏ và giảm phẩm chất (Trần Văn Minh và Nguyễn Lân Hùng, 2001). Tuy nhiên, tƣới đẫm và tƣới nƣớc thƣờng xuyên có thể làm cho đất bị xói mòn và rữa trôi dƣỡng chất tầng đất mặt. Ngoài ra, rễ măng cụt cần đƣợc thoáng khí, nên cần tiêu nƣớc vào mùa mƣa.

Trong những năm gần đây nhiều nhà vƣờn áp dụng biện pháp tạo điều kiện khô hạn để cho cây măng cụt ra hoa sớm đƣợc 10 đến 15 ngày.

* Sử dụng phân bón trên cây măng cụt

Kết quả khảo sát cho thấy gần 50% trong 60 nông hộ đƣợc khảo sát có sử dụng phân hữu cơ cho cây măng cụt với nhiều loại, tùy vào nguồn cung cấp tại địa phƣơng nhƣ phân bò, phân gà, phân dơi, phân hữu cơ tổng hợp. Việc sử dụng phân hữu cơ chỉ mới đƣợc áp dụng trong vài năm gần đây, lƣợng phân hữu cơ bón vào đất rất thấp, từ 2 kg/cây đến 10 kg/cây với nhiều dạng phân hữu cơ khác nhau. Phần lớn nông dân mua phân hữu cơ chƣa đƣợc ủ đúng kỹ thuật (chỉ phơi khô) dẫn đến hiệu quả sử dụng chƣa cao. Ngƣời dân chƣa sử dụng phân hữu cơ phổ biến vì nguồn cung cấp phân hữu cơ còn hạn chế, giá thành cao. Đồng thời, chi phí lao động để vận chuyển và bón phân hữu cơ cũng là trở ngại. Do đó, phân vô cơ vẫn đƣợc ngƣời nông dân sử dụng phổ biến nhất, do dễ sử dụng, hiệu quả nhanh. Lƣợng phân đƣợc bón tùy thuộc vào kinh nghiệm của từng nhà vƣờn, tuổi cây, đặc điểm thổ nhƣỡng của từng khu vực, mô hình trồng, hay điều kiện kinh tế của từng hộ và khả năng cho năng suất trái của vƣờn. Từ kết quả điều tra cho thấy với tuổi liếp vƣờn lâu năm và tập quán canh tác lâu đời sử dụng lƣợng phân vô cơ nhƣ urea tƣơng đƣơng khoảng 1,2 - 2,0 kg N/cây, khoảng 2,0 - 2,5 kg P2O5/cây phân super lân, phân kali sử dụng rất ít khoảng 0,2 - 0,3 kg K2O/cây.

56

Kết quả phân tích đất ở đầu vụ đƣợc trình bày ở Bảng 4.2 cho thấy đất có pH rất thấp (3,9): hàm lƣợng chất hữu cơ đƣợc đánh giá là thấp theo thang đánh giá của Chiurin, (1972) ( 2,23%); Dung trọng đất chƣa bị nén dẽ (1,17 đến 1,19); độ bền cấu trúc đất rất thấp (49) do nhiều năm canh tác không sử dụng phân hữu cơ. Thí nghiệm đƣợc thực hiện tại Long Thới của huyện Chợ Lách nhằm đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ, cải thiện độ phì nhiêu đất liếp vƣờn trồng măng cụt lâu năm và đánh giá ảnh hƣởng đến năng suất trái măng cụt.

Bảng 4.2: Đặc tính đất đầu vụ của vƣờn thí nghiệm

Đặc tính đất pH CHC (%) Dung trọng (g/cm3) Độ bền của đất Tầng 0 – 10 cm Tầng 10 – 20 cm Kết quả phân tích 3,9 2,23 1,17 1,19 49 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Sự chảy nhựa trái măng cụt

Sự chảy nhựa trong trái măng cụt xảy ra ở tất cả 60 hộ điều tra, theo ý kiến của nông dân thì sự chảy nhựa trái xảy ra vào giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 8 dƣơng lịch, nhất là vào tháng 8. Có thể do mùa mƣa bắt đầu từ cuối tháng 4 đến tháng 11 dƣơng lịch, đây cũng là thời gian mà lƣợng mƣa tƣơng đối cao trong năm, vào tháng 4 và tháng 5 tỉ lệ chảy nhựa trái thấp. Tất cả nông dân đƣợc khảo sát đều nhận định rằng mƣa nhiều gây dƣ thừa nƣớc trong vƣờn nên có thể nƣớc là nguyên nhân chính gây ra sự chảy nhựa. Nhận định này của nông dân cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Sdoodee và Chiarawipa (2005), Osman và Milan (2006) là ẩm độ đất cao trong vƣờn măng cụt là yếu tố quan trọng đƣa đến chảy nhựa trái.

Bên cạnh dƣ thừa nƣớc, nhiều ý kiến của nông dân cho rằng độ tuổi của cây măng cụt cũng ảnh hƣởng rất lớn đến chảy nhựa trái. Tỷ lệ chảy nhựa trái đƣợc trình bày Bảng 4.3 cho thấy cao nhất ở vƣờn có tuổi cây ít hơn 20 năm (70 - 80%), với tỉ lệ thấp hơn 10% trên các vƣờn có tuổi cây trên 60 tuổi.

Bảng 4.3: Kết quả khảo sát về tỷ lệ chảy nhựa ở các độ tuổi cây măng cụt.

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện chất lượng đất, năng suất và phẩm chất trái trên vườn măng cụt và chôm chôm tại huyện chợ lách, tỉnh bến tre (Trang 66 - 161)