Nội dung thí nghiệm

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện chất lượng đất, năng suất và phẩm chất trái trên vườn măng cụt và chôm chôm tại huyện chợ lách, tỉnh bến tre (Trang 59 - 61)

A. NGHIÊN CỨU TRÊN CÂY MĂNG CỤT

3.3.3.Nội dung thí nghiệm

Bố trí thí nghiệm

Trên vƣờn thí nghiệm, chọn những cây tƣơng đối đồng đều nhau về mức độ sinh trƣởng, tán lá. Thí nghiệm đƣợc bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức với ba lần lặp lại. Mỗi nghiệm thức đƣợc thực hiện trên hai cây.

Nghiệm thức 1: Bón theo nông dân 0.4kgN + 0.22kg P2O5 + 0.02kg K2O.cây-1 để điều kiện mƣa tự nhiên (đối chứng).

Nghiệm thức 2: Bón phân vô cơ 1,5kgN + 1kg P2O5 + 2,2kg K2O.cây-1 + 14,4 kg.cây-1phân ủ biogas và để mƣa tự nhiên.

Nghiệm thức 3: Chỉ bón 28,8 kg.cây-1phân ủ biogas và để mƣa tự nhiên.

Nghiệm thức 4: Bón theo nông dân 0.4kgN + 0.22kg P2O5 + 0.02kg K2O.cây-1 và che bạt ngay khi bắt đầu mƣa.

Nghiệm thức 5: Bón phân vô cơ 1,5kg N + 1kg P2O5 + 2,2kg K2O.cây-1 + 14,4 kg.cây-1phân ủ biogas và che bạt ngay khi bắt đầu mƣa.

Lƣợng phân hữu cơ ẩm độ 30 % với lƣợng 14,4 kg.cây-1. Mỗi cây bón diện tích là 8 m2, Nhƣ vậy trên đất liếp (2/3 là liếp) thì lƣợng bón trên 1 ha là 12 tấn, nếu tính trên 1 ha đất không có mƣơng, mỗi hecta trồng đƣợc 250 cây, lƣợng phân hữu cơ với ẩm độ 30 %, lƣợng đƣợc bón tƣơng đƣơng 3,6 tấn.ha-1 và lƣợng vôi nền là 6 kg.cây-1 tƣơng đƣơng 1,5 tấn/ha. Phân hữu cơ và vôi đƣợc bón tập trung một lần ngay sau cuối vụ thu hoạch trái.

Lƣợng phân vô cơ sử dụng trên cây măng cụt khuyến cáo cho các nghiệm thức gồm: 1,5kgN + 1kg P2O5 + 2,2kg K2O. Phân vô cơ đƣợc chia làm ba lần bón cho cây măng cụt theo từng giai đoạn cây nhƣ sau:

- Lần 1: Sau khi cắt tỉa cành bón 2/4 lƣợng phân vô.

- Lần 2: Trƣớc trổ hoa 30 – 40 ngày bón 2/4 lƣợng phân lân còn lại và 1/4 lƣợng kali.

- Lần 3: Khi trái có đƣờng kính 2cm bón 2/4 lƣợng phân đạm còn lại và 1/4 lƣợng kali.

Đồng thời, sau khi bón phân lần cuối khoảng 20 ngày tiến hành phủ kín gốc măng cụt bằng bạt (plastic). Đào xung quanh độ sâu trung bình khoảng 30 cm, cách tán cây măng cụt khoảng 0.5 m nhằm giúp cây măng cụt thoát nƣớc tốt khi trời mƣa. Giữ mực nƣớc trong mƣơng thấp khoảng 0.7 đến 1 m cách mặt liếp.

43

Hình 3.2: Măng cụt trƣớc khi phủ bạt Hình 3.3: Măng cụt khi phủ bạt

Thu mẫu đất đầu vụ

Trƣớc khi bố trí thí nghiệm, tiến hành thu mẫu đất đầu vụ trên hai vƣờn thí nghiệm, để đánh giá các chỉ tiêu về hóa học và lý học đất. Trên điểm thí nghiệm đất đƣợc thu nhiều điểm, ở tầng 0 - 20 cm. Sau đó trộn đều, mang về phòng phân tích bộ môn Khoa Học Đất để khô tự nhiên, nghiền và phân tích các chỉ tiêu pH, chất hữu cơ, N hữu dụng, P hữu dụng, CEC, dung trọng, thành phần cơ giới và độ bền đoàn lạp.

Thu mẫu đất giữa vụ

Mẫu đất đƣợc thu trên điểm thí nghiệm sau bốn tháng bón phân hữu cơ. Trên mỗi nghiệm thức khác nhau, mẫu đất đƣợc thu nhiều điểm (10 điểm), ở tầng 0 - 20 cm trong khu vực thuộc phạm vi tán cây và vùng tập trung rễ hấp thu dinh dƣỡng của cây măng cụt. Sau đó trộn đều, mẫu đất đƣợc mang về phòng phân tích bộ môn Khoa Học Đất để khô tự nhiên, nghiền và phân tích các chỉ tiêu pH, chất hữu cơ, N hữu dụng, P hữu dụng, CEC, dung trọng, thành phần cơ giới, độ bền đoàn lạp và lƣợng nƣớc hữu dụng.

* Theo dõi ẩm độ đất

Ghi nhận ẩm độ đất từ lúc che bạt đến thời gian bắt đầu thu hoạch 07 ngày một lần và ghi nhận tổng số 09 lần. Kết quả đo ẩm độ đất đƣợc đánh giá liên quan đến tỷ lệ chảy nhực trên trái măng cụt.

- Năng suất trái của cây đƣợc ghi nhận nhƣ thí nghiệm trƣớc. - Tính hiệu quả kinh tế của việc bón phân hữu cơ

- Tính hiệu quả kinh tế của việc bón phân hữu cơ

+ Chi phí bao gồm lƣợng phân vô cơ: Urea (11.000 đồng/kg); Super lân (3.000 đồng/kg); KCl (12.000 đồng/kg), phân heo ủ Biogas (800 đồng/kg); bã

44

bùn mía (800 đồng/kg); phân trùn quế (1.500 đồng/kg); công lao động (120.000 đồng/ngày)

+ Thu nhập tổng trọng lƣợng trái/cây tính ra năng suất trái/ha nhân với giá bán đƣợc.

Khi trái măng cụt vào thời gian thu hoạch, thu ngẫu nhiên 20 trái/cây, theo 4 hƣớng của tán cây trên mỗi nghiệm thức để xác định tỷ lệ trái bị chảy nhựa trong trái. Tỉ lệ trái bị chảy nhựa đƣợc tính nhƣ sau:

Tỷ lệ nhựa (%) =

Tổng số trái chảy nhựa x 100 20

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện chất lượng đất, năng suất và phẩm chất trái trên vườn măng cụt và chôm chôm tại huyện chợ lách, tỉnh bến tre (Trang 59 - 61)