Đặc tính thực vật

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện chất lượng đất, năng suất và phẩm chất trái trên vườn măng cụt và chôm chôm tại huyện chợ lách, tỉnh bến tre (Trang 49 - 51)

a) Rễ: Lim and Diczbalis (1998) cho rằng bộ rễ chôm chôm 80% là phân bố rất cạn từ 0 - 15 cm. Theo Tindall (1994) cho rằng rễ chôm chôm không ăn sâu vào đất mặc dù rễ cái có thể kéo dài nhiều mét, phần lớn rễ bên đƣợc tìm thấy ở tầng mặt. Cây trồng từ hạt có hệ thống rễ phát triển mạnh hơn so với cây trồng bằng phƣơng pháp nhân giống vô tính.

b) Thân: Chôm chôm là cây đại mộc nhỏ, nhánh non có lông nâu, theo Trần Thƣợng Tuấn và ctv. (1994) cho rằng trong điều kiện bình thƣờng cây

cao khoảng 12 - 15 m, tán cây rộng khoảng 2/3 chiều cao cây, hình dạng tán thay đổi tùy theo giống trồng, từ thẳng đến rủ xuống. Cây con mọc từ hột thƣờng có thân thẳng và nhánh mọc dày. Việc xén tỉa cành hằng năm cũng có thể làm tăng năng suất chôm chôm (Menzel et al., 2000).

c) Lá: Lá chôm chôm thuộc dạng lá kép có 2 - 4 cặp lá chét xếp xen kẽ hơi đối nhau, hình bầu dục, dài 7 - 30 cm, dai, trơn, màu xanh sậm ở mặt trên, xanh nhạt ở mặt dƣới. Cuống lá chét dày, dài khoảng 0,4 - 1 cm. Lá non mềm màu xanh sáng đến hồng nhạt, có lông dọc theo các gân lá (Trần Thƣợng Tuấn

và ctv., 1994). Theo Vũ Công Hậu (2000) cho rằng cây chôm chôm không có

lá chét tận cùng giống nhƣ ở tất cả các loài khác của chi Nephelium.

d) Hoa: Cây chôm chôm có thể có ba loại cây đực chỉ ra hoa đực không cho trái, cây có hoa làm nhiệm vụ của hoa cái tạo trái và cây có hoa lƣỡng tính làm nhiệm vụ của hoa cái tạo trái có kèm một lƣợng nhỏ hoa đực (Hình 2.11). Tỷ lệ các loại hoa thay đổi tuỳ giống và tuỳ mùa nên ngƣời trồng có thể chọn lọc loại cây (Almeyda et al., 1979; Chin and Phoon, 1982; Tindall, 1994). Sự thụ phấn ngang ở cây chôm chôm là chủ yếu (Chin and Phoon, 1982; Lim, 1984; Lim, 1991). Hiện nay, đại đa số các giống trồng chỉ có rất ít hoa lƣỡng tính, mang chức năng đực (dƣới 1%) số còn lại là hoa lƣỡng tính mang chức năng cái, nhị đực thoái hoá nên thụ phấn rất khó khăn vì vậy quá trình thụ phấn

33

cũng phụ thuộc rất lớn vào côn trùng mang phấn hoa (Free, 1970; Lim, 1984; Southwick, 1994; Roubik, 1995; Zee et al., 1998).

Chùm hoa mọc ra từ nách lá kép và ngọn cành, khi mới xuất hiện chỉ là một điểm nhỏ, sau 6 ngày thì phát triển thành mầm hoa và sau 4 ngày nửa thì hoa nở. Hoa có màu trắng xanh nhạt, chùm hoa có phủ lông tơ, mỗi chùm có thể cho từ 50 - 1.700 hoa tùy giống. Hoa lƣỡng tính có hai loại một số có chức năng nhƣ hoa đực, một số có chức năng nhƣ hoa cái đƣợc gọi là hoa lƣỡng tính đực trội và hoa lƣỡng tính cái trội. Hai loại hoa này trên mỗi chùm hoa cũng thay đổi theo giống. Có giống chỉ cho toàn hoa lƣỡng tính cái trội trong mùa hoa nở, có giống cho cả hai loại trên cùng một chùm hoa. Tuy nhiên, thƣờng có trên 90% hoa lƣỡng tính cái trội trên một chùm hoa (Trần Thƣợng Tuấn và ctv., 1994).

Hình 2.11: Hoa lƣỡng tính của chôm chôm.

e) Trái: Theo Lim and Diczbalis (1998) cho rằng khoảng 3 ngày sau khi hoa nở hoàn toàn thì trái phát triển. Ở giai đoạn đầu, trái gần nhƣ có dạng hình cầu nhƣng sau đó trái gia tăng chiều dài nhanh hơn chiều rộng và bề dày. Khoảng 15 tuần sau khi đậu trái thì trái phát triển đầy đủ, màu sắc trái thay đổi từ xanh đến xanh vàng lợt, vàng, cam vàng lợt hoặc đỏ. Trọng lƣợng trái chín thay đổi từ 20 - 60 gr tùy giống, độ Brix từ 17 - 21. Thịt trái (tử y) có màu trắng trong đến trắng ngà, chiều dày và mùi vị thay đổi tùy giống, thịt trái có thể tróc rời hay dính chặt vào hột (Trần Thƣợng Tuấn và ctv., 1994).

f) Hạt: Ở tuần lễ thứ 2 sau khi đậu trái hạt có màu trắng, dẹp, mềm và nhớt, đến tuần lễ thứ 6 thì hạt phát triển to hơn và hai lá mầm cứng. Hạt dài ra nhanh trong 9 tuần lễ đầu sau khi đậu trái sau đó ổn định dần đến khi trái chín. Chiều rộng và chiều dày thƣờng tăng chậm hơn chiều dài, trọng lƣợng hạt tăng

34

nhanh từ tuần lễ thứ 7 - 13. Hạt có khả năng nảy mầm sớm bên trong trái làm thịt trái trở nên mềm, mất hƣơng vị (Trần Thƣợng Tuấn và ctv., 1994). Theo Watson (1988) cho rằng hoa chôm chôm có cấu trúc hai lá noãn nhƣng thông thƣờng chỉ có một lá noãn phát triển sinh ra một hạt có dạng thuôn hoặc trứng dài.

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện chất lượng đất, năng suất và phẩm chất trái trên vườn măng cụt và chôm chôm tại huyện chợ lách, tỉnh bến tre (Trang 49 - 51)