A. NGHIÊN CỨU TRÊN CÂY MĂNG CỤT
3.2.3. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm sẽ đƣợc bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 6 nghiệm thức và 4 lần lập lại (6 NT x 4 lần lặp lại x 1 cây/nghiệm thức = 24 cây). Mỗi nghiệm thức có 30 m2/cây. Tổng diện tích thí nghiệm 1.200 m2. Cây măng cụt tại xã Long Thới đã đƣợc trồng 50 năm tuổi, tuổi liếp 65 năm và lƣợng phân NPK bón theo khuyến cáo (1,6kg N + 1,5 kg P2O5 + 2,2 kg K2O/cây).
Các nghiệm thức:
Nghiệm thức 1: Bón theo nông dân (1,8 kg N + 2,0 kg P2O5 + 0,02 kg K2O.cây-1): đối chứng.
Nghiệm thức 2: Bón cân đối theo khuyến cáo (1,6 kg N + 1,5 kg P2O5 + 2,2 kg K2O.cây-1)
Nghiệm thức 3: Bón 22,5kg/cây Phân cỏ cúc dại + (1,6 kg N + 1,5 kg P2O5 + 2,2 kg K2O/cây).
Nghiệm thức 4: Bón 22,5kg/cây Phân trùn quế + (1,6kg N + 1,5 kg P2O5 +2,2kg K2O.cây-1).
Nghiệm thức 5: Bón 22,5kg/cây Phân bã bùn mía + (1,6 kg N + 1,5 kg P2O5 + 2,2 kg K2O.cây-1).
Nghiệm thức 6: Bón 22,5kg/cây Phân heo ủ biogas + (1,6 kg N + 1,5 kg P2O5 + 2,2 kg K2O.cây-1).
40
Lƣợng phân hữu cơ đƣợc bón với lƣợng 22,5 kg.cây-1
, trên mỗi hecta trồng đƣợc 160 cây, phân hữu cơ với ẩm độ 30 %, lƣợng đƣợc bón tƣơng đƣơng 3,6 tấn.ha-1
và lƣợng vôi nền là 9,5 kg.cây-1 tƣơng đƣơng 1,5 tấn/ha. Phân hữu cơ và vôi đƣợc bón tập trung một lần ngay sau cuối vụ thu hoạch trái.
* Phân vô cơ đƣợc chia làm ba lần bón nhƣ sau:
- Lần 1: Sau khi cắt tỉa cành bón 2/4 lƣợng phân vô.
- Lần 2: Trƣớc trổ hoa 30 – 40 ngày bón 2/4 lƣợng phân lân còn lại và 1/4 lƣợng kali.
- Lần 3: Khi trái có đƣờng kính 2cm bón 2/4 lƣợng phân đạm còn lại và 1/4 lƣợng kali.