A. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN VƢỜN MĂNG CỤT
4.3.5 Kali trao đổi
Sau ba vụ bón phân hữu cơ kết hợp lƣợng vô cơ cân đối, lƣợng phân K đƣợc bón vào đất vƣờn khá cao so với lƣợng bón của nông dân. Kết quả phân tích đất đƣợc trình bày ở Hình 4.8 cho thấy hàm lƣợng kali trao đổi trong đất gia tăng có ý nghĩa ở các nghiệm thức bón phân hữu cơ nhƣ phân trùn quế, phân hầm ủ biogas và bã bùn mía (0,99 cmol/kg) và bón vô cơ cân đối (0,72 cmol/kg) cỏ cúc (0,88 cmol/kg) đều giúp tăng K trao đổi trong đất so với nghiệm thức đối chứng theo nông dân (0,41 cmol/kg). Hàm lƣợng K trao đổi trong đất tăng ở các nghiệm thức bón cân đối và bổ sung phân hữu cơ là do lƣợng K bón vào cao hơn nhiều so với nghiệm thức đối chứng của nông dân (2,2 / 0,02 kg K2O). Đồng thời, hàm lƣợng dinh dƣỡng K2O của các loại phân nhƣ trùn quế (có 0,81%), phân ủ biogas (có 0,36%), bã bùn mía (có 0,34%) và phân cỏ cúc (có 0,11%) đóng góp cho các nghiệm thức có bổ sung phân hữu cơ khác biệt với nghiệm thức bón vô cơ cân đối. Theo thang đánh giá Kali (cmol.kg-1) theo Kyuma (1976), thì hàm lƣợng K ở nghiệm thức đối chứng là trung bình và các nghiệm thức còn lại có hàm lƣợng K ở dạng khá. Nhƣ vậy, đất vƣờn trồng cây ăn trái có tuổi liếp lâu năm cần thiết phải bón lƣợng K cao hơn lƣợng K nông dân nhằm đáp ứng đầy đủ K cho vƣờn cây ăn trái, nhất là K cung cấp từ phân hữu cơ.
Hình 4.8: Ảnh hƣởng của phân hữu cơ đến hàm lƣợng kali trong đất.
CV (%) = 14,63
Ghi chú:
Nghiệm thức 1: Bón theo nông dân (1,8 kg N + 2.0 kg P2O5 + 0,02 kg K2O/cây) đối chứng; Nghiệm thức 2: Bón cân đối theo khuyến cáo 1,6 kg N + 1,5 kg P2O5 + 2,2 kg K2O/cây; Nghiệm thức 3: Bón 22,5kg Phân cỏ cúc dại + (1,6 kg N + 1,5 kg P2O5 + 2,2 kg K2O/cây); Nghiệm thức 4: Bón 22,5kg Phân trùn quế + (1,6kg N + 1,5 kg P2O5 +2,2kg K2O/cây); Nghiệm thức 5: Bón 22,5kg Phân bã bùn mía + (1,6 kg N + 1,5 kg P2O5 + 2,2 kg K2O/cây); Nghiệm thức 6: Bón 22,5kg Phân heo ủ biogas + (1,6 kg N + 1,5 kg P2O5 + 2,2 kg K2O/cây).
66