Đại cƣơng về cây măng cụt và cây chôm chôm

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện chất lượng đất, năng suất và phẩm chất trái trên vườn măng cụt và chôm chôm tại huyện chợ lách, tỉnh bến tre (Trang 35 - 161)

2.7.1 Cây măng cụt

Măng cụt có tên khoa học Garcinia mangostana L, là một loài cây thuộc họ Bứa (Clusiaceae), là loại trái cây đƣợc xem là nữ hoàng của trái cây nhiệt

đới, do có chứa nhiều chất bổ dƣỡng. Trái măng cụt là một trong những loại trái cây có tiềm năng xuất khẩu rất lớn nếu nhƣ sản xuất đạt về chất lƣợng theo quy định thực hành nông nghiệp tốt (GAP).

2.7.1.1 Một số đặc điểm chính của cây măng cụt

a) Đặc điểm sinh thái: Cây măng cụt có nguồn gốc Đông Nam Á, có lẽ là ở vùng Archipelgado của Malaysia và những vùng xích đạo kế cận

19

Indonesia (Erickson and Atmowidjojo, 2001). Các giống cây măng cụt đều bắt nguồn từ một dòng (Hume, 1947). Đây là một họ lớn gồm 35 giống và hơn 800 loài của vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, trong đó có 60 loài có nguồn gốc châu Á (Nguyễn Thị Thanh Mai, 2005).

Trên thế giới, các nƣớc trồng măng cụt nhiều nhƣ Thái Lan, Kampuchia, Indonesia, miền Nam Philippines, Ấn Độ, Srilanca (Vũ Công Hậu, 2000). Măng cụt cũng đƣợc tìm thấy ở miền Nam nƣớc Úc, Brazil, Bruma, Trung Mỹ, Hawaii, Malaisia, Việt Nam và nhiều nƣớc nhiệt đới khác (Erickson and Atmowidjojo, 2001). Theo thống kê, năm 1995 ở Thái Lan trồng đƣợc khoảng 15.000 ha, cho sản lƣợng khoảng 130.000 tấn/năm (năng suất 8,6 tấn/ha). Ở Indonesia xuất khẩu trái măng cụt hằng năm đều gia tăng từ 452 tấn năm 1991 lên 2.235 tấn năm 1994. Ở Úc, măng cụt đƣợc trồng khoảng 50 ha (10.000 - 12.000 cây). Hiện nay, ở Thái Lan và Malaysia là hai nƣớc xuất khẩu măng cụt lớn đang có khuynh hƣớng gia tăng diện tích trồng loại trái cây này.

Ở Việt Nam, cây măng cụt đƣợc trồng nhiều tại các tỉnh nhƣ: Đồng Nai, Bình Dƣơng, Bến Tre, Vĩnh Long, Hậu Giang và Thành phố Cần Thơ (Nguyễn Minh Châu, 2001). Ở Lái Thiêu, nhiều nhà vƣờn trồng măng cụt đƣợc trên 40 năm với diện tích từ 0,5 - 2,0 ha cho mỗi hộ. Ở vùng ĐBSCL các vƣờn trồng măng cụt có tuổi cây khoảng 30 năm, cá biệt có vƣờn trên 80 năm tuổi cây, năng suất từ 4,0 - 4,5 tấn/ha. (Trần Văn Minh và Nguyễn Lân Hùng, 2001).

b) Khí hậu: Măng cụt là cây chịu rợp, thích hợp với khí hậu nhiệt đới có nhiệt độ và ẩm độ cao, phân bố ở độ cao từ: 0 - 600 m so với mặt nƣớc biển (Osman and Milan, 2006). Theo Trần Thƣợng Tuấn và ctv. (1994) cây con khó sống ngoài trảng nên cần đƣợc che mát trong 4 hoặc 5 năm đầu. Có thể trồng xen măng cụt với chuối hay dƣới tán dừa để che mát, nhất là những vùng có mùa khô kéo dài. Măng cụt là loại cây sinh trƣởng tốt dƣới bóng râm, tuy nhiên đây cũng có thể là nguyên nhân làm măng cụt chậm ra hoa kết trái. Theo Osman and Milan (2006), cho rằng cây măng cụt thích hợp ở nhiệt độ từ 25 - 35oC với ẩm độ tƣơng đối là 80%, nhiệt độ thấp khoảng 20oC làm cây chậm phát triển, khi nhiệt độ dƣới 5oC hoặc trên 40oC cây sẽ chết.

c) Nƣớc: Măng cụt là cây đòi hỏi nhiều nuớc, đến thời kỳ đã lớn và cho trái, nếu thiếu nƣớc thì cây sẽ chậm lớn. Là cây không chịu ngập úng hay mực thủy cấp cao nên trong mùa mƣa cần tiêu nƣớc tốt vì cây măng cụt không có khả năng chịu ẩm độ cao trong đất. Nhu cầu điều tiết nƣớc có liên quan chặt chẽ với sự ra hoa, kết trái và phẩm chất trái măng cụt. Trong canh tác cần tƣới nƣớc định kỳ vào mùa khô giúp duy trì thích hợp ẩm độ trong đất để tránh tình trạng cây đang ở trong điều kiện khô hạn mà gặp mƣa nhiều

20

thì cây dễ bị gây sốc nƣớc ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát triển của cây (Osman and Milan, 2006). Cây măng cụt là cây chịu hạn rất kém do hệ thống rễ không có lông hút và phát triển kém bởi vì sự tiếp xúc giữa rễ măng cụt với đất kém, tập trung ở tầng mặt, khó hút nƣớc (Ram and Rajan, 2000). Vì vậy, cây măng cụt cần tƣới nƣớc và chăm sóc thƣờng xuyên. Trong mùa khô, nếu cây măng cụt thiếu nƣớc khoảng 2 đến 3 ngày cây con có thể héo úa hoặc chết. Do đó, vào mùa khô và trong thời kỳ cây còn non cần tƣới nƣớc cách ngày hoặc 2 ngày 1 lần tùy thuộc vào từng loại đất.

Thời kỳ cây lớn và cây cho trái nếu thiếu nƣớc cây sẽ chậm lớn, do đó nên tƣới nƣớc ít nhất 7 ngày 1 lần để cây phát triển tốt. Ngoài ra, cần tƣới nƣớc đều đặn sau khi bón phân để giúp hòa tan phân vào đất giúp cây hấp thu tốt hơn (Trần Văn Minh và Nguyễn Lân Hùng, 2001). Tuy nhiên, cây con bị ngập nƣớc sẽ bị chết, trong mùa mƣa cần chú ý thoát nƣớc tốt cho cây con, vì cây măng cụt không có khả năng chịu ẩm độ trong đất cao (Trần Thƣợng Tuấn

và ctv., 1994). Nguyễn Thị Thanh Mai (2005) cho rằng cần tƣới nƣớc cách

ngày cho cây măng cụt nhất là giai đoạn sau khi cây trổ hoa, đậu trái giúp hoa phát triển tốt, đậu nhiều trái và trái nhanh phát triển. Nếu thiếu nƣớc ở giai đoạn này thì hoa rụng nhiều, trái nhỏ giảm chất lƣợng.

d) Nhiệt độ: Theo Osman and Milan (2006), cho rằng cây măng cụt thích hợp ở nhiệt độ từ 25 - 35oC, với ẩm độ không khí tƣơng đối là 80%. Khi nhiệt độ từ 15 - 20oC làm cho cây phát triển chậm, khi nhiệt độ dƣới 5oC hoặc trên từ 38 đến 40oC thì cây sẽ chết. Theo Trần Thƣợng Tuấn và ctv. (1994)

cho rằng cây con khó sống ngoài trảng nên cần đƣợc che mát trong 4 hoặc 5 năm đầu.

e) Ánh sáng: Theo Nakasone and Paull (1998), cho rằng trong giai đoạn dƣới 4 tuổi cây măng cụt rất cần bóng râm và cần phải che sáng cho cây để giúp cây tăng trƣởng nhanh. Ở Đông Nam Á ngƣời ta thƣờng trồng xen các lọai cây trồng khác trong vƣờn măng cụt nhằm tạo bóng râm cho giai đoạn đầu. Theo Osman and Milan (2006), cho rằng ở Malaysia, ngƣời ta thƣờng trồng cây Indigofera sp. thành từng hàng để tạo bóng râm cho cây măng cụt trong giai đoạn đầu. Theo Downton and Chacko (1998) thì cây măng cụt cần sự che mát ít nhất là 10 năm sau khi trồng để tránh lá bị cháy khi lá bị tiếp xúc với bức xạ mặt trời cao và ẩm độ thấp. Khi cây có 9 đến 10 cặp lá cần che mát ở mức độ khoảng 80% và sau đó mức độ che giảm sau các năm kế tiếp khoảng 50%. Trên thực tế khi chúng ta xen canh cây măng cụt trong vƣờn có cây trồng chính trƣớc thì thời gian cho trái có thể đến 10 năm, nếu xen trong vƣờn mà không ảnh hƣởng cạnh tranh về ánh sáng thì có thể cho trái sau 7 đến 8 năm trồng.

21

f) Dinh dƣỡng cho cây măng cụt: Theo Osman and Milan (2006), cây măng cụt có thể trồng đƣợc trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên, cây măng cụt không thể sống đƣợc trên đất đá vôi, đất phù sa cát hoặc đất cát có hàm lƣợng chất hữu cơ thấp. Theo Trần Thƣợng Tuấn và ctv. (1994), cây măng cụt sống tốt nhất là vùng đất xốp, sâu, ẩm, dễ thoát nƣớc, hơi chua, đất thịt pha sét và giàu chất hữu cơ.

Đất canh tác lâu năm độ phì nhiêu giảm dẫn đến cây măng cụt thiếu dinh dƣỡng và các nguyên tố cần thiết, do đó cây chậm phát triển, năng suất giảm (Trần Văn Minh và Nguyễn Lân Hùng, 2001). Theo Nguyễn Thị Thanh Mai (2005) hiện tƣợng cho trái cách năm trên cây măng cụt rất thƣờng xảy ra, nguyên nhân chủ yếu là do chế độ bón phân cho cây chƣa hợp lý. Vì vậy, việc tăng cƣờng dinh dƣỡng cung cấp cho cây măng cụt bằng cách bón phân là rất cần thiết để cây sinh trƣởng tốt, cho năng suất cao (Trần Văn Minh và Nguyễn Lân Hùng, 2001).

Qua nghiên cứu Galang (1955) cho thấy chất hữu cơ đóng vai trò quan trọng nhất trong sự sinh trƣởng và phát triển cây măng cụt. Chất hữu cơ chứa những nguyên tố dinh dƣỡng, khi đƣợc khoáng hóa cung cấp dần chất dinh dƣỡng cho cây trồng (Võ Thị Gƣơng, 2010). Một số nghiên cứu về nhu cầu dinh dƣỡng cây măng cụt của Ochse et al., (1961) và Palma et al., (1972) cho thấy rằng mỗi năm cây măng cụt hấp thu dinh dƣỡng rất lớn đặc biệt là kali. Các nghiên cứu Kanchanapoom and Kanchanapoom (1998) ở Thái Lan đã đƣa ra khuyến cáo về nhu cầu dinh dƣỡng ở giai đoạn của cây măng cụt đạt 15 năm tuổi là 2 - 7 kg theo tỷ lệ 10N:10P:19K. Tƣơng tự nhƣ ở Thái Lan, Viện nghiên cứu cây ăn trái ở Malaysia đã đƣa ra khuyến cáo chi tiết cho từng giai đoạn cây măng cụt ở Malaysia Bảng 2.1.

Bảng 2.1: Hàm lƣợng phân bón NPK khuyến cáo trên cây măng cụt Viện nghiên cứu cây ăn trái ở Malaysia

Tuổi cây (năm) Tỉ lệ N:P:K:Mg Lƣợng phân bón/cây/năm (kg)

1 15:15:15:0 0,5 2 15:15:15:0 1,0 3 12:12:17:2 1,5 4 12:12:17:2 2,0 5 12:12:17:2 2,5 6 12:12:17:2 3,0 7 12:12:17:2 4,0

22

8 12:12:17:2 5,0

> 8 12:12:17:2 6,0

(Nguồn: Malaysia Agriculture Research and Development Institute, 2004)

Giai đoạn cây con, mỗi năm nên bón 5 - 10 kg phân chuồng ủ hoai cho mỗi cây đồng thời kết hợp với phân vô cơ ở giai đoạn cây chƣa cho trái nhƣ sau: - Cây đƣợc một năm tuổi bón 0,5 kg chia làm 2 đến 4 lần bón để hạn chế sự mất phân cây hấp thu đƣợc tốt hơn; Cây 2 năm tuổi bón 1kg; Cây 3 năm tuổi bón 1,5 kg; Cây 4 - 5 tuổi bón 2 kg cũng chia làm nhiều lần bón. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giai đoạn cây cho trái ổn định cần bón đầy đủ phân hữu cơ và phân vô cơ để cây phát triển tốt, đảm bảo đƣợc năng suất. Đối với cây có đƣờng kính tán 6 - 8 mét, phân bón đƣợc áp dụng cho mỗi cây nhƣ sau: Phân hữu cơ 20 - 30 kg kết hợp với phân vô cơ chia làm 3 lần bón.

+ Lần 1, ngay sau khi thu hoạch xong, cần tỉa cành tạo tán kết hợp bón phân chuồng hoai 20 - 30 kg/cây.

+ Lần 2, trƣớc khi ra hoa 30 - 40 ngày bón phân vô cơ có hàm lƣợng lân cao giúp cây măng cụt hình thành nên mầm hoa. Trong giai đoạn này tránh bón nhiều phân đạm vì sẽ kích thích ra lá mới làm chậm quá trình ra hoa.

+ Lần 3, bón lúc cây đậu trái (đƣờng kính trái 2 cm) phân vô cơ. Liều lƣợng phân bón cho mỗi cây là tùy thuộc vào đƣờng kính tán, tình trạng sức khoẻ của cây. Đối với cây có đƣờng kính tán 6 - 8 mét, đang phát triển bình thƣờng thì có thể bón phân vô cơ 3 - 4 kg/cây/lần, tức 9 - 12 kg phân vô cơ.

Theo khuyến cáo của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Việt Nam cần bón cho cây 10 - 20 kg phân chuồng/năm/cây vào đầu hoặc cuối mùa mƣa. Ngoài ra, cần bón thêm phân NPK có hàm lƣợng N cao để giúp cây tăng trƣởng nhanh.

- Giai đoạn cây chƣa cho trái: năm đầu sau trồng bón 0,5 kg/cây, các năm sau tăng dần lên mỗi năm 0,5 kg. Có thế bón 2 lần trong năm, vào đầu và cuối mùa mƣa.

- Giai đoạn cây cho trái ổn định: hàng năm bón cho cây phân chuồng và 10 - 12 kg phân NPK. Chia làm 3 lần bón:

+ Lần 1: sau thu hoạch bón toàn bộ phân chuồng 3 - 4 kg NPK 20-20-15. + Lần 2: trƣớc khi ra hoa 30 - 40 ngày, bón phân có hàm lƣợng N thấp, P và K cao, mỗi gốc bón 3 - 4 kg DAP + Kali theo tỉ lệ 1:1.

23

+ Lần 3: sau đậu trái, khi đƣờng kính trái 2 cm, bón phân có hàm lƣợng K cao, để tăng phẩm chất trái. Mỗi gốc bón 3 - 4 kg phân 20-20-15.

Tuy nhiên, mỗi lƣợng phân bón có thể gia giảm tùy thuộc vào tán cây, vào tình trạng sinh trƣởng của cây, cây càng lớn lƣợng phân bón ngày càng tăng, năm trúng mùa bón nhiều hơn năm mất mùa. Nếu cây phát triển chậm thì tăng cƣờng thêm phân Urea.

2.7.1.2 Đặc tính sinh vật học

Măng cụt là một loại cây to, có thể cao tới 20 - 25 mét. Lá dày, dai, màu lục sẩm, hình thon dài, cây trƣởng thành cao trung bình từ 10 đến 25 mét, có đƣờng kính thân từ 25 - 30 cm (Trần Thƣợng Tuấn và ctv., 1994). Cây tăng

trƣởng chậm, vỏ thân có màu nâu sẩm, thƣờng chứa tanin, mangostin và amiliasin… có thể dùng làm dƣợc liệu (Hình 2.1).

Rễ măng cụt phát triển chậm và yếu, độ rộng của hệ rễ chỉ bằng 2/3 độ rộng của tán cây, phần lớn rễ chỉ tập trung ở độ sâu từ 20 cm đến 30 cm. Rễ măng cụt không có hệ thống lông hút nên khả năng hấp thu nƣớc và dinh dƣỡng hạn chế (Nguyễn Thị Thanh Mai, 2005). Lá măng cụt là lá đơn khá to hình bầu dục hơi dài, mọc đối nhau. Cuống lá ngắn, phiến lá nguyên, thon dài, có gân giữa nổi rõ đều đặn nhƣ kiểu lông chim. Lá xanh sậm và bóng ở mặt trên, xanh vàng và mốc ở phía dƣới. Lá dài từ 12 - 25 cm, rộng 7 - 13 cm. Downton and Chacko (1998) ghi nhận lá măng cụt có khả năng quang hợp rất kém. Tuy nhiên, nếu đƣợc gia tăng hàm lƣợng CO2 trong không khí lên gấp đôi so với bình thƣờng cây có thể hấp thụ thêm 40 - 60% khí CO2 để tạo chất khô. Không khí giàu CO2 cũng giúp cho cây có nhiều nhánh ngang, gia tăng diện tích lá và giúp cây quang hợp hiệu quả hơn.

24

Ở ĐBSCL, măng cụt thƣờng ra hoa vào tháng 1 - 3 dƣơng lịch và cho trái chín vào khoảng tháng 5 - 8 dƣơng lịch, khoảng 120 ngày sau khi hoa nở (Trần Văn Minh và Nguyễn Lân Hùng, 2001). Măng cụt là cây ra hoa ở đầu cành, hoa cứng có cuống dài 7 - 9 mm. Hoa đơn khi trổ có đƣờng kính 4 - 6 cm, dài 1,5 - 2 cm, có bốn đài hoa gồm hai cánh nhỏ khép chặt ở phía trong và hai cánh lớn bao bọc bên ngoài có màu xanh pha vàng. Bốn cánh hoa màu vàng xanh có viền đỏ hoặc đỏ kích thƣớc 2,5 x 3cm, hình bầu dục tƣơng đối tròn và chắc. Trái măng cụt là quả nang còn mang đài hoa ở cuống và nuốm nhụy ở chóp trái. Vỏ trái khi còn sống có màu xanh đọt chuối, khi già có nhiều chấm nhỏ màu tím đỏ; khi chín vỏ đỏ dần, rồi chuyển sang tím và tím sẫm khi chín mùi (Nguyễn Thị Thanh Mai, 2005). Quả hình cầu, đáy phẳng, đƣờng kính 3,5 - 7 cm, nặng từ 70 - 100 gram. Vỏ quả láng dày từ 0,8 - 1 cm, bên trong quả nó chứa một loại dịch đắng màu vàng và tiết ra khi quả non bị tổn thƣơng. Phần thịt bên trong trái chứa 5 đến 7 múi trắng rất dễ tách, cơm không sƣợng có vị chua ngọt. Mỗi trái chứa từ 1 đến 3 hạt phát triển, các hạt lớn màu tím sậm, đƣợc bao bọc bởi một lớp sơ mỏng phát triển bên trong múi. Cây măng cụt từ khi trồng đến cho trái lần đầu tiên là khoảng 9 năm và phải mất một đến 2 năm giai đoạn cây con trong vƣờn ƣơm. Ở Miền Nam Thái Lan, phần lớn các cây măng cụt cũng bắt đầu cho trái khoảng 7 năm sau khi trồng, chƣa tính giai đoạn cây trong vƣờn ƣơm (Te-chato and Lim, 2004). Theo Wiebel et al. (1994) cho rằng phần lớn cây măng cụt có giai đoạn cây tơ có thể lên đến 10 đến 20 năm.

Hoa đực cụm 3 - 9 hoa, có lá bắc, hoa lƣỡng tính có cuống, có đốt, khi hoa nở hoàn toàn và kết trái sau 24 giờ (Hình 2.2).

25

Kanchanapoom and kanchanapoom (1998) cho rằng hoa măng cụt đƣợc hình thành riêng lẽ hay từng cặp ở đỉnh của chồi ngọn hay cành đã trƣởng thành, cây chỉ ra hoa 1 lần trong năm nhƣng khi gặp điều kiện khô hạn thì cây có thể ra hoa 2 lần trong một năm.

Cây măng cụt thƣờng có khuynh hƣớng cho trái cách niên, tại Srilanka và một số nơi khác, cây thất mùa cho khoảng 100 trái/cây/năm, trong khi cây trúng mùa có thể cho khoảng 500 - 600 trái/cây/năm. Năng suất cây măng cụt năm trúng mùa ở ĐBSCL có thể đạt từ 400 - 500 trái/cây/năm, trong điều kiện tốt và cung cấp đầy đủ dinh dƣỡng cây có thể cho đến 800 trái/cây/năm. Trong trái có từ 2 đến 5 hạt, quanh hạt có áo hạt trắng, ăn ngọt thơm ngon (Hình 2.3).

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện chất lượng đất, năng suất và phẩm chất trái trên vườn măng cụt và chôm chôm tại huyện chợ lách, tỉnh bến tre (Trang 35 - 161)