KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN VƢỜN CHÔM CHÔM

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện chất lượng đất, năng suất và phẩm chất trái trên vườn măng cụt và chôm chôm tại huyện chợ lách, tỉnh bến tre (Trang 97 - 161)

4.5 Hiện trạng cháy lá trên cây chôm chôm 4.5.1 Tình hình cháy lá chôm chôm 4.5.1 Tình hình cháy lá chôm chôm

Kết quả khảo sát đƣợc tiến hành tại các xã Phú Phụng, Vĩnh Bình, Sơn Định và Tân Thiềng thuộc huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre. Tổng số hộ nông dân khảo sát là 18 hộ trên đất ven sông, đất gò cao. Kết quả khảo sát cho thấy tất cả các vƣờn đều bị cháy lá với hiện trạng cháy lá chôm chôm nhƣ sau:

- Giống cây chôm chôm thể hiện bệnh cháy lá khác nhau, giống Rongrieng cháy nhẹ nhất, kế đến giống trồng Java, nặng nhất là giống chôm chôm nhãn.

- Cháy lá chôm chôm ảnh hƣởng giảm năng suất trái. Kết quả phỏng vấn cho thấy cháy lá cấp 3 (>50% lá bị cháy) thì năng suất bị thất thu hoàn toàn; cháy lá cấp 2 (30 - 50%) thì năng suất trái bị giảm 30 - 40%. Ngoài ra, sự cháy lá chôm chôm đƣa đến kích thƣớc trái giảm, giảm phẩm chất trái và giảm giá bán trên thị trƣờng.

- Vƣờn gò cao, đất sét thì lá bị cháy trầm trọng hơn các vƣờn có địa hình thấp ven sông, đất thịt pha cát. Phẫu diện đất ở hình 4.24a cho thấy, đất sét, gò cao xuất hiện bệnh cháy lá trầm trọng hơn đất thịt hình 4.24b.

Hình 4.24:

(a) Phẫu diện đất sét, gò cao cây bị cháy lá trầm trọng; (b) Phẫu diện đất sét có địa hình thấp cây ít bị cháy lá.

- Tuổi cây càng lớn (20 - 30 năm tuổi) thì mức độ cháy lá cũng trầm trọng hơn những vƣờn mới trồng 7 - 8 năm tuổi trên cùng một loại đất phù sa ven sông. Có thể cây chôm chôm có nhiều năm tuổi, có diện tích tán lá cao nên có nhu cầu về nƣớc và dinh dƣỡng cao.

- Độ nén dẽ của đất, cây chôm chôm trồng gần nhà hoặc gần đƣờng đi bị cháy lá nặng hơn những cây xa bên trong vƣờn. Có thể do đất bị nén dẽ, hạn chế sự giữ nƣớc, sự thấm nƣớc cũng nhƣ sự phát triển của bộ rễ.

b a

81

- Vƣờn chôm chôm có cây trồng xen che mát thì bị cháy lá nhẹ hơn so với vƣờn trồng chuyên.

4.5.2. Tình trạng sử dụng phân bón của nông dân

Kết quả điều tra tình hình sử dụng phân bón của nông dân trồng chôm chôm cho thấy rất biến động tùy vào kinh nghiệm, tình hình kinh tế nông hộ, tuổi cây và kiến thức của ngƣời trồng. Đa số nông dân sử sụng dạng phân nhƣ urea, DAP và sử dụng phân K rất ít. Loại phân vô cơ hổn hợp đƣợc ngƣời trồng sử dụng nhiều là phân DAP, phân bón NPK 16-16-8, 15-15-15 hoặc dạng hỗn hợp khác dành cho cây ăn trái. Có khoảng 30% hộ vét mƣơng bồi liếp nhƣ ở xã Vĩnh Bình, xã Phú Phụng. Những xã có sản xuất cây giống nhƣ xã Sơn Định thì có bón phân hữu cơ kể cả phân dơi. Lƣợng phân hữu cơ bón thay đổi từ 6 - 18 kg/gốc/năm. Nếu cây ra hoa vào mùa nghịch, giá cao, nông dân đầu tƣ chi phí cho phân bón cao hơn. Lƣợng bón N, P2O5, K2O tuần tự là 470-470-160 g/gốc/năm, cao nhất lên đến 950-950-590 g/gốc/năm. So với lƣợng công thức khác đƣợc khuyến cáo NPK là 2000-250-1300 g/gốc ở Hawaii (Zee, 1995), 480-208-564 g/gốc ở Malaysia (Tindall, 1994), 1014-172- 1037 g/gốc ở North Queensland (Watson et al., 1988) thì lƣợng bón của nông

dân ở mức trung bình.

Nhìn chung, các vƣờn có sử dụng phân bón hữu cơ thƣờng thì không cháy lá hoặc mức độ cháy lá nhẹ (ít hơn 10% tổng số lá bị cháy/cây).

Qua kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các vƣờn chôm chôm đều đƣợc bón phân vô cơ với lƣợng kali rất thấp so với lƣợng đạm. Trong nghiên cứu trƣớc đây, tỉ lệ K/N đƣợc tính toán dựa trên tổng lƣợng đạm và kali sử dụng liên quan đến tỉ lệ cháy lá đƣợc trình bày Bảng 4.8. Kết quả này cho thấy tỷ lệ K/N dao động thấp hơn 0,8 đƣa đến sự cháy lá chôm chôm với cấp độ cao. Nhƣ vậy, vai trò của kali đối với cây chôm chôm rất quan trọng liên quan đế sự cháy lá trên cây chôm chôm.

Bảng 4.8: Tỷ lệ K/N của những hộ nông dân sử dụng và cấp độ cháy lá

Tỷ lệ K/N trong công thức phân bón Số hộ (%) Cấp độ cháy lá (%) Cấp 3 Cấp 2 Cấp 1 < 0,4 33,3 90 - 10 0,4 – 0,8 44,4 75 25 - > 0,8 22,2 - - 100

* Hệ thống rễ và chế độ tƣới nƣớc cho cây chôm chôm

Bên cạnh sự mất cân đối về dinh dƣỡng kali, giả thuyết đặt ra là sự thiếu nƣớc liên quan đến cháy lá chôm chôm. Cây chôm chôm là loại cây ăn trái lâu

82

năm nhƣng bộ rễ phân bố rất cạn với 80% rễ ở tầng canh tác 15 cm (Lim và Diczbalis, 1995) nên hạn chế việc hấp thu nƣớc. Theo nghiên cứu của Wicks (2002) cho thấy cây có diện tích tán lá 30 m2 thì nhu cầu nƣớc của cây khoảng 219 – 291 lít nƣớc/ngày vào thời điểm cây mang trái. Vì vậy, cần tƣới nƣớc hàng ngày cho cây vào những tháng khô hạn và vào thời điểm cây mang trái (Lim và Diczbalis, 1995). Kết quả quan sát cho thấy, rễ mới của cây chôm chôm phân bố trên mặt đất (Hình 4.25). Hệ thống rễ này có vai trò quan trọng trong việc hấp thu nƣớc và dinh dƣỡng nhƣng cũng rất dễ bị tổn thƣơng. Vì thế nếu vùng rễ có đủ ẩm độ, có bón phân hữu cơ thì có nhiều rễ mới đƣợc tạo ra có lợi cho sự hấp thu dinh dƣỡng và nƣớc.

Chế độ tƣới nƣớc cho cây có thể chia thành hai cấp: tƣới thƣờng xuyên (2 - 3 ngày/lần), tƣới ít (5 - 7 ngày/lần) trong thời gian cây mang trái. Kết quả phỏng vấn cho thấy có đến 55,6% (tổng số hộ phỏng vấn 18) là rất ít tƣới nƣớc cho chôm chôm, 100% các vƣờn này đều bị cháy lá cấp 3. Trong 44% số hộ tƣới nƣớc thƣờng xuyên thì có 5,6% bị cháy lá cấp 1; 11% cấp 2 và 22% cấp 3 lá bị cháy.

Hình 4.25: Rễ mới phát triển trên mặt đất khi có điều kiện ẩm ƣớt.

Tóm lại, qua kết quả khảo sát và phỏng vấn nông hộ cho thấy triệu chứng cháy lá chôm chôm có liên quan đến việc bón phân kali với lƣợng rất thấp, tỉ lệ K/N thấp, và tình trạng thiếu nƣớc của cây chôm chôm. Mặt khác hệ thống rễ đóng vai trò quan trọng trong hấp thu nƣớc và dinh dƣỡng trong đất. Nếu nhƣ bộ rễ bị hƣ hại hoặc kém phát triển thì việc tƣới nƣớc hoặc bón phân không đạt hiệu quả tốt.

4.6. Biện pháp cải thiện sự cháy lá chôm chôm và năng suất trái

Thí nghiệm đƣợc tiến hành trên vƣờn chôm chôm 12 năm tuổi, giống trồng Java, trồng trên đất ở dạng gò cao, cây phát triển kém, cháy lá cấp 2 -

83

cấp 3, có năng suất và phẩm chất kém. Địa điểm thực hiện thí nghiệm tại xã Sơn Định.

4.6.1 Hiệu quả của phân hữu cơ và tỷ lệ K/N trong cải thiện cháy lá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả trình bày ở Bảng 4.9 cho thấy diện tích lá bị cháy đƣợc cải thiện có ý nghĩa khi tăng tỉ lệ K/N từ 0,9 - 1,3 so với lƣợng bón theo nông dân, tỉ lệ K/N thấp khoảng 0,1. Bón phân hữu cơ và tăng tỷ lệ K/N giúp giảm cháy lá chôm chôm giảm có ý nghĩa, chỉ còn khoảng 19 - 22% diện tích lá bị cháy, tƣơng đƣơng cấp cháy lá 1, so với nghiệm thức có K/N thấp nhƣ nông dân, cấp cháy lá 3. Phân tích hàm lƣợng kali trao đổi trong đất cho thấy các nghiệm thức bón tăng K/N đều giúp tăng kali trao đổi có ý nghĩa. Bón K/N thấp theo nông dân, nhƣng có bón phân hầm ủ biogas giúp giảm tỉ lệ cháy lá có ý nghĩa. Ở các nghiệm thức bón phân vô cơ theo tỷ lệ K/N từ 0,9; 1,2 đến 1,3 có bón phân hữu cơ đều không khác biệt về hàm lƣợng kali trao đổi trong đất cũng nhƣ cấp cháy lá, kết quả này phù hợp với nghiên cứu trƣớc đây là cần bón K/N khoảng 1 (Watson et al., 1988).

Bảng 4.9: Ảnh hƣởng của tỷ lệ bón K/N và phân hữu cơ đến hàm lƣợng K trao đổi và diện tích lá bị cháy (cấp độ cháy lá).

Nghiệm thức K trao đổi (cmol/kg) Diện tích lá bị cháy (%) Cấp độ cháy lá NT 1 1,00b 79,58a Cấp 3 NT 2 0,99b 46,24b Cấp 2 NT 3 1,43a 22,33c Cấp 1 NT 4 1,47a 22,16c Cấp 1 NT 5 1,77a 18,95c Cấp 1 CV (%) 16,21 11,80 Ghi chú:

NT1: Bón theo nông dân K/N = 0,1 (2.0 kg N + 3.0 kg P2O5 + 0,2 kg K2O.cây-1) đối chứng.

NT2: Bón theo nông dân K/N = 0,1 (2.0 kg N + 3.0 kg P2O5 + 0,2 kg K2O.cây-1) +18 kg.cây-1 phân ủ biogas. NT3: Bón phân theo tỷ lệ K/N = 0,9 (1,4 kg N + 1.0 kg P2O5 + 1,3 kg K2O.cây-1) + 18 kg.cây-1 phân ủ biogas. NT4: Bón phân theo tỷ lệ K/N = 1,2 (1,4 kg N + 1.0 kg P2O5 + 1,7 kg K2O.cây-1) + 18 kg.cây-1 phân ủ biogas. NT5: Bón phân theo tỷ lệ K/N = 1,3 (1,4 kg N + 1.0 kg P2O5 + 1,8 kg K2O.cây-1) + 18 kg.cây-1 phân ủ biogas.

Kết quả nghiên cứu cho thấy hai yếu tố bón phân hữu cơ và tăng kali bón vào đất giúp giảm tỷ lệ cháy lá có ý nghĩa. Bón phân vô cơ theo tỷ lệ K/N khoảng 0,9 - 1,3 giúp cung cấp đầy đủ kali, góp phần khắc phục tình trạng cháy lá. Kết quả phân tích hàm lƣợng kali tổng số trong lá liên quan đến cấp cháy lá chôm chôm giúp khẳng định lƣợng dinh dƣỡng kali cân đối là yếu tố quan trọng trong cải thiện cháy lá chôm chôm. Kết quả thu mẫu lá phân tích

84

hàm lƣợng kali trong lá đƣợc trình bày ở Hình 4.26. Hàm lƣợng kali tổng số trong lá cao nhất ở những vƣờn không bị cháy lá, khác biệt có ý nghĩa so với các vƣờn có hàm lƣợng kali thấp, bị cháy lá cấp 3. Kết quả này phù hợp với giả thuyết ban đầu đặt ra là dinh dƣỡng kali có liên quan đến sự cháy lá trên cây chôm chôm. Kết quả nghiên cứu nầy phù hợp với nghiên cứu của Watson and Dostie, (1991), hàm lƣợng kali tổng số trong lá bình thƣờng của cây chôm chôm khoảng 0,9%.

Hình 4.26: Hàm lƣợng kali tổng số trong lá ở các vƣờn có cấp cháy lá chôm chôm khác nhau.

CV (%) = 6,15

Bón phân hữu cơ góp phần cải thiện độ tơi xốp của đất, tăng khả năng giữ nƣớc và thấm nƣớc, tăng sự phát triển và hấp thu dinh dƣỡng của rễ. Kết quả phân tích hệ số thấm nƣớc Ksat (Bảng 4.10) góp phần sáng tỏ lý luận này. Có bón phân hữu cơ, hệ số thấm nƣớc tăng có ý nghĩa so với không bón phân hữu cơ. Có thể bón phân hữu cơ giúp cải thiện cấu trúc đất, có nhiều tế khổng hơn nên khả năng thấm nƣớc tốt hơn, hệ số thấm nƣớc Ksat đƣợc cải thiện. Qua đó góp phần tăng lƣợng nƣớc đến vùng rễ, giúp giảm sự cháy lá chôm chôm.

Bảng 4.10: Hiệu quả của các NT phân đến hệ số thấm nƣớc bão hòa (Ksat)

Nghiệm thức Ksat (cm/h)

NT1.Nông dân (K/N = 0,1) 1,96c

NT2.Nông dân + Phân chuồng 4,88b

NT3.K/N = 0,9 + Phân chuồng 5,30ab

NT4.K/N = 1,2 + Phân chuồng 5,45ab

85

Nghiệm thức Ksat (cm/h)

CV (%) 21,72

Ghi chú:

NT1: Bón theo nông dân K/N = 0,1 (2.0 kg N + 3.0 kg P2O5 + 0,2 kg K2O.cây-1) đối chứng.

NT2: Bón theo nông dân K/N = 0,1 (2.0 kg N + 3.0 kg P2O5 + 0,2 kg K2O.cây-1) +18 kg.cây-1 phân ủ biogas. NT3: Bón phân theo tỷ lệ K/N = 0,9 (1,4 kg N + 1.0 kg P2O5 + 1,3 kg K2O.cây-1) + 18 kg.cây-1 phân ủ biogas. NT4: Bón phân theo tỷ lệ K/N = 1,2 (1,4 kg N + 1.0 kg P2O5 + 1,7 kg K2O.cây-1) + 18 kg.cây-1 phân ủ biogas. NT5: Bón phân theo tỷ lệ K/N = 1,3 (1,4 kg N + 1.0 kg P2O5 + 1,8 kg K2O.cây-1) + 18 kg.cây-1 phân ủ biogas.

4.6.2 Hiệu quả cải thiện năng suất trái

Khắc phục đƣợc tình trạng cháy lá chôm chôm là yếu tố quan trọng đƣa đến cải thiện năng suất trái. Kết quả trình bày ở Hình 4.27 cho thấy năng suất trái tăng có ý nghĩa khi bón phân hữu cơ, trong điều kiện bón kali thấp theo lƣợng phân vô cơ của nông dân. Kết hợp bón phân hữu cơ, giảm lƣợng phân đạm và phân lân, tăng kali với K/N từ 0,9 - 1,3, năng suất trái càng tăng cao, tăng đến 95% năng suất, khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng. Sự cải thiện năng suất trái một cách rất hiệu quả này có thể đƣợc giải thích do cung cấp dinh dƣỡng cân đối, cải thiện độ phì nhiêu hóa lý đất, tăng hàm lƣợng chất hữu cơ trong đất, tăng độ bền cấu trúc đất và giảm dung trọng đất vƣờn chôm chôm có ý nghĩa so với đối chứng chỉ sử dụng phân vô cơ, tăng cƣờng họat động của vi sinh vật đất đã góp phần cải thiện năng suất trái.

Hình 4.27: Hiệu quả của tỷ lệ bón K/N và phân hữu cơ đến năng suất.

CV (%) = 9,45

Ghi chú:

NT1: Bón theo nông dân K/N = 0,1 (2.0 kg N + 3.0 kg P2O5 + 0,2 kg K2O.cây-1) đối chứng.

NT2: Bón theo nông dân K/N = 0,1 (2.0 kg N + 3.0 kg P2O5 + 0,2 kg K2O.cây-1) +18 kg.cây-1 phân ủ biogas. NT3: Bón phân theo tỷ lệ K/N = 0,9 (1,4 kg N + 1.0 kg P2O5 + 1,3 kg K2O.cây-1) + 18 kg.cây-1 phân ủ biogas. NT4: Bón phân theo tỷ lệ K/N = 1,2 (1,4 kg N + 1.0 kg P2O5 + 1,7 kg K2O.cây-1) + 18 kg.cây-1 phân ủ biogas. NT5: Bón phân theo tỷ lệ K/N = 1,3 (1,4 kg N + 1.0 kg P2O5 + 1,8 kg K2O.cây-1) + 18 kg.cây-1 phân ủ biogas. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

86

4.6.3 Hiệu quả kinh tế

Kết quả trình bày ở Bảng 4.11 cho thấy bón phân hữu cơ, dinh dƣỡng cân đối qua tăng lƣợng bón kali, giảm đạm và lân đƣa đến chi phí đầu tƣ cao hơn, do tăng công lao động, tăng chi phí phân hữu cơ, tăng tổng cộng khỏang 25% chi phí so với sử dụng lƣợng phân bón theo nông dân. Tuy nhiên, tƣơng ứng với khoảng đầu tƣ gia tăng này, năng suất trái tăng có ý nghĩa, giảm tỉ lệ cháy lá đáng kể, đƣa đến lợi nhuận tăng khoảng 132%. Lợi nhuận đạt cao nhất ở nghiệm thức K/N = 1,2. Nhƣ vậy, với khoảng lợi nhuận thuyết phục này, kết quả nghiên cứu cần thiết đƣợc khuyến cáo đến các nhà vƣờn trồng chôm chôm về việc bón phân vô cơ cân đối tỷ lệ K/N khoảng 0,9 - 1,2 với lƣợng phân bón 1,4 kg N + 1.0 kg P2O5 + 1,3 -1,7 kg K2O.cây-1; và bón phân hữu cơ với lƣợng 18 kg/cây, tƣơng đƣơng 3,6T/ha.

Bảng 4.11: Hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức bón phân trên cây chôm chôm. (đvt:1.000đồng)

Nội dung

Nghiệm thức

NT 1 NT 2 NT 3 NT 4 NT 5

Tổngchi (ha/năm) 24.714 34.448 30.263 31.863 32.263

Năng suất (kg/cây) 40,67 54,5 73,33 78,33 78,33

Giá bán 8 8 8 8 8

Số cây/ha 200 200 200 200 200

Tổngthu (ha/năm) 65.072 87.200 117.328 125.328 125.328 Lợi nhuận (ha/năm) 40.358 52.753 87.065 93.465 93.065

Ghi chú:

NT1: Bón theo nông dân K/N = 0,1 (2.0 kg N + 3.0 kg P2O5 + 0,2 kg K2O.cây-1) đối chứng.

NT2: Bón theo nông dân K/N = 0,1 (2.0 kg N + 3.0 kg P2O5 + 0,2 kg K2O.cây-1) +18 kg.cây-1 phân ủ biogas. NT3: Bón phân theo tỷ lệ K/N = 0,9 (1,4 kg N + 1.0 kg P2O5 + 1,3 kg K2O.cây-1) + 18 kg.cây-1 phân ủ biogas. NT4: Bón phân theo tỷ lệ K/N = 1,2 (1,4 kg N + 1.0 kg P2O5 + 1,7 kg K2O.cây-1) + 18 kg.cây-1 phân ủ biogas. NT5: Bón phân theo tỷ lệ K/N = 1,3 (1,4 kg N + 1.0 kg P2O5 + 1,8 kg K2O.cây-1) + 18 kg.cây-1 phân ủ biogas. Urê (11.000 đồng/kg); Super lân (3.000 đồng/kg); KCl (12.000 đồng/kg) Phân Biogas (800 đồng/kg; Vôi (2.000 đồng/kg); Công lao động (120.000 đồng/ngày)

Tóm lại, qua kết quả nghiên cứu, sự cháy lá chôm chôm đƣợc khẳng định là có liên quan đến thiếu dinh dƣỡng kali. Khắc phục đƣợc tình trạng cháy lá chôm chôm là yếu tố quan trọng đƣa đến cải thiện năng suất trái. Bón phân hữu cơ khỏang 18 kg/cây, tăng lƣợng kali, giảm đạm, giảm lân cải thiện đƣợc đặc tính vật lý đất qua tăng sự thấm nƣớc, giảm tỷ lệ cháy lá và tăng năng suất chôm chôm, tăng hiệu quả kinh tế. Vấn đề đặt ra là cần có số liệu khoa học,

87

dài hạn hơn về hiệu quả của phân hữa cơ trong cải thiện độ phì nhiêu hóa lý học đất liếp vƣờn và năng suất trái chôm chôm.

4.7 Hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện phì nhiêu đất và năng suất trái suất trái

Thí nghiệm đƣợc thực hiện tiếp sau thí nghiệm của chƣơng trình SANSED, trong hai năm 2010 và 2011 (thí nghiệm thực hiện tiếp vào vào vụ thứ 4 và thứ 5). Kết quả phân tích một số đặc tính liên quan đến độ phì nhiêu đất và năng suất trái trong vụ đầu tiên của chƣơng trình SANSED năm 2006 – 2007 chƣa thể hiện hiệu quả của phân hữu cơ. Vƣờn chôm chôm thí nghiệm có tuổi liếp 20 năm và tuổi cây là 17 năm, với lƣợng phân hữu cơ đƣợc bón là 3,6 tấn/ha (18 kg/cây/năm).Vấn đề đƣợc đặt ra là nghiên cứu hiệu quả của bón phân vô cơ cân đối và phân hữu cơ cần có thời gian tƣơng đối dài hạn hơn trong cải thiện độ phì nhiêu đất về lý, hoá, sinh học, năng suất và phẩm chất

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện chất lượng đất, năng suất và phẩm chất trái trên vườn măng cụt và chôm chôm tại huyện chợ lách, tỉnh bến tre (Trang 97 - 161)