Hiệu quả kinh tế trong sử dụng phân hữu cơ trên vƣờn măng cụt

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện chất lượng đất, năng suất và phẩm chất trái trên vườn măng cụt và chôm chôm tại huyện chợ lách, tỉnh bến tre (Trang 87 - 88)

A. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN VƢỜN MĂNG CỤT

4.3.11Hiệu quả kinh tế trong sử dụng phân hữu cơ trên vƣờn măng cụt

Kết quả trình bày ở Bảng 4.6 cho thấy lợi nhuận đạt cao nhất ở nghiệm thức bón phân vô cơ cân đối kết hợp phân hầm ủ biogas, hiệu quả thứ hai là phân bã bùn mía. Nghiệm thức bón phân trùn quế, cỏ cúc dại cũng đạt lợi nhuận cao hơn so với chỉ bón phân vô cơ. So sánh giữa hai nghiệm thức chỉ bón phân vô cơ thì nghiệm thức đối chứng của nông dân vẫn thấp hơn nghiệm thức bón vô cơ cân đối theo khuyến cáo lợi nhuận tăng 134%. (84,417/62,878 triệu đồng/ha/năm). So sánh giữa nghiệm thức bón vô cơ cân đối và phân ủ biogas với đối chứng, lợi nhuận tăng 218% (136,897/62,878 triệu đồng/ha/năm).

Về tổng chi phí trong các nghiệm thức có bón phân hữu cơ có tăng cao, do tăng chi phí lao động và chi phí phân hữu cơ. Trong đó giá cao nhất là phân trùn quế cao hơn phân hàm ủ biogas và phân bã bùn mía. Tuy nhiên, năng suất trái đƣợc cải thiện có ý nghĩa khi bón phân hữu cơ (vụ thứ ba), kết hợp lƣợng phân vô cơ cân đối, vì thế lợi nhuận thu đƣợc vẫn rất cao so với chỉ sử dụng phân vô cơ cân đối lợi nhuận tăng 162% (136,897/84,417 triệu đồng/ha/năm).

Nhƣ vậy, đối với vƣờn măng cụt có tuổi liếp từ trên 25 năm cần bón phân hữu cơ kết hợp phân vô cơ cân đối, giúp gia tăng lợi nhuận.Trong các loại phân hữu cơ thì phân ủ biogas và phân bã bùn mía là đạt hiệu quả cải thiện độ phì nhiêu đất, năng suất trái và đạt lợi nhuận cao nhất, kế đến là phân trùn quế và phân cỏ cúc.

Bảng 4.6: Hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức bón phân trên cây măng cụt (Đơn vị tính: 1.000 đồng)

Nội dung Nghiệm

thức 1 Nghiệm thức 2 Nghiệm thức 3 Nghiệm thức 4 Nghiệm thức 5 Nghiệm thức 6 Tổng chi (ha/năm) 16.322 23.583 29.983 36.383 28.703 28.703

Năng suất (kg/cây) 27,5 37,5 41,25 47,5 56,25 57,5

Số cây (cây/ha) 160 160 160 160 160 160

Giá bán 18 18 18 18 18 18

Tổng thu (ha/năm) 79.200 108.000 118.800 136.800 162.000 165.600 Lợi nhuận(ha/năm) 62.878 84.417 88.817 100.417 133.297 136.897

71

Ghi chú:

Nghiệm thức 1: Bón theo nông dân (1,8 kg N + 2.0 kg P2O5 + 0,02 kg K2O/cây) đối chứng; Nghiệm thức 2: Bón cân đối theo khuyến cáo 1,6 kg N + 1,5 kg P2O5 + 2,2 kg K2O/cây; Nghiệm thức 3: Bón 22,5kg Phân cỏ cúc dại + (1,6 kg N + 1,5 kg P2O5 + 2,2 kg K2O/cây); Nghiệm thức 4: Bón 22,5kg Phân trùn quế + (1,6kg N + 1,5 kg P2O5 +2,2kg K2O/cây); Nghiệm thức 5: Bón 22,5kg Phân bã bùn mía + (1,6 kg N + 1,5 kg P2O5 + 2,2 kg K2O/cây); Nghiệm thức 6: Bón 22,5kg Phân heo ủ biogas + (1,6 kg N + 1,5 kg P2O5 + 2,2 kg K2O/cây).

Urê (11.000 đồng/kg); Super lân (3.000 đồng/kg); KCl (12.000 đồng/kg). Phân Biogas và bã bùn mía (800 đồng/kg); Phân cỏ cúc dại (200 đồng/kg); Phân trùn quế (1.500 đồng/kg); Vôi (2.000 đồng/kg); Công lao động (120.000 đồng/ngày)

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện chất lượng đất, năng suất và phẩm chất trái trên vườn măng cụt và chôm chôm tại huyện chợ lách, tỉnh bến tre (Trang 87 - 88)