Ngày 15 tháng năm

Một phần của tài liệu Thu gui truong hoc - Quyen I ( của nhà giáo dục nổi tiếng Krishmamurti) (Trang 69 - 72)

Thư gởi trường học - Quyển I – Ngày 15-05-1979

Điều gì con người đã gây ra cho con người không có giới hạn. Con người đã tra tấn con người, con người đã thiêu cháy con người, con người đã giết chết con người, con người đã bóc lột con người trong mọi cách có thể được – tôn giáo, chính trị, kinh tế. Đây đã là câu chuyện của con người với con người; người khôn ngoan bóc lột người ngu dốt, người mù chữ. Tất cả những triết lý đều thuộc về trí năng và vì vậy không phải là tổng thể. Những triết lý này đã biến con người thành nô lệ. Chúng đã sáng chế ra xã hội nên là gì và đã hy sinh những con người cho những khái niệm của chúng; những lý tưởng của những con người tạm gọi là suy nghĩ đã làm mất đi bản chất con người. Sự bóc lột người khác – đàn ông hay phụ nữ – dường như là phương cách của cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Chúng ta lợi dụng lẫn nhau và mỗi người chấp nhận sự lợi dụng này. Từ sự liên hệ đặc biệt này, lệ thuộc phát sinh với tất cả khốn khổ đã có sẵn trong sự lệ thuộc. Con người cả phía bên trong lẫn phía bên ngoài đã lừa gạt chính anh ta và những người khác, và làm thế nào có được tình yêu trong những hoàn cảnh như thế này?

Vì vậy nó trở nên rất quan trọng cho người giáo dục để cảm thấy được cái trách nhiệm tổng thể trong sự liên hệ cá nhân của anh ta không những với em học sinh mà còn với toàn thể nhân loại. Anh ta là nhân loại. Nếu anh ta không cảm thấy có trách nhiệm với chính mình một cách tổng thể, vậy thì anh ta sẽ không có khả năng cảm thấy sự đam mê của trách nhiệm tổng thể này mà là tình yêu. Bạn là một người giáo dục có cảm thấy trách nhiệm này hay không? Nếu không – tại sao không? Bạn có lẽ cảm thấy có trách nhiệm với người vợ, người chồng hay là con cái riêng của bạn, và có lẽ không thèm lưu tâm hay là cảm thấy không có trách nhiệm với những người khác. Nhưng nếu bạn cảm thấy có trách nhiệm trong chính mình hoàn toàn, bạn chỉ còn duy nhất một điều là có trách nhiệm với toàn thể nhân loại.

Câu hỏi này – tại sao bạn không cảm thấy có trách nhiệm với người khác là rất quan trọng. Trách nhiệm này không phải là một phản ứng thuộc cảm xúc, không phải là một cái gì đó bạn áp đặt cho chính mình – cảm thấy có trách nhiệm. Lúc đó nó trở thành bổn phận và bổn phận đã mất đi hương thơm hay là vẻ đẹp của chất lượng phía bên trong của trách nhiệm tổng thể này. Nó không phải là một cái gì đó mà bạn mời mọc như một nguyên tắc hay là một ý tưởng để bám chặt vào, giống như sở hữu một cái ghế hay là một cái đồng hồ. Một người mẹ có lẽ cảm thấy trách nhiệm với người con của bà ta, cảm thấy đứa bé là một phần máu thịt của bà ta và vì vậy trao toàn bộ sự chăm sóc và chú ý của bà ta với em bé đó trong một vài năm. Cái bản năng làm mẹ này là trách nhiệm hay sao? Có lẽ rằng là chúng ta đã thừa hưởng sự quyến luyến đặc biệt đến em bé này nơi con thú đầu tiên. Nó tồn tại trong thiên nhiên từ con chim nhỏ nhất đến con voi to lớn. Chúng ta đang hỏi – cái bản năng này là trách nhiệm hay sao? Nếu mà như thế cha mẹ sẽ cảm thấy có trách nhiệm về loại giáo dục đứng đắn, về một loại xã hội hoàn toàn khác hẳn. Họ sẽ thấy rằng không còn những cuộc chiến tranh và rằng chính bản thân họ nở hoa trong tốt lành.

Vì vậy có lẽ rằng một con người không quan tâm đến người khác nhưng chỉ cam kết với chính anh ta mà thôi. Cam kết này là không có trách nhiệm tổng thể. Những cảm xúc riêng của anh ta, những ham muốn cá nhân riêng của anh ta, những quyến luyến riêng của anh ta, thành công của anh ta, tiến bộ của anh ta – những việc này rõ ràng sẽ mang lại sự tàn nhẫn cả cởi mở lẫn tinh tế. Đây là phương cách của trách nhiệm thật sự hay sao?

Trong những ngôi trường này anh ta người mà cho và anh ta người mà nhận cả hai đều có trách nhiệm và vì vậy họ không bao giờ có thể buông thả trong cái chất lượng đặc biệt của trạng thái tách rời này. Sự tách rời ích kỷ có lẽ chính là nguồn gốc suy đồi thoái hoá tánh tổng thể của cái trí mà chúng ta quan tâm sâu sắc. Điều này không có nghĩa rằng không có sự liên hệ cá nhân, với thương yêu của nó, với dịu dàng của nó, với khuyến khích và hỗ trợ của nó. Nhưng khi trách nhiệm cá nhân trở thành quan trọng nhất và trách nhiệm chỉ có với một ít người, vậy thì sự tác hại đã bắt đầu; sự thật về điều này được nhận biết rõ đối với mọi

con người. Sự phân chia của liên hệ này là yếu tố suy đồi thoái hoá trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta đã làm vỡ vụn sự liên hệ để cho nó trở thành liên hệ với cá nhân, với một nhóm người, với một quốc gia, với những khái niệm nào đó và vân vân. Cái đó mà bị phân chia không bao giờ có thể thấu hiểu được tánh tổng thể của trách nhiệm. Từ cái nhỏ bé chúng ta luôn luôn cố gắng để nắm bắt cái to lớn hơn. Cái tốt hơn không là điều tốt lành và tất cả tư tưởng của chúng ta đều đặt nền tảng vào cái tốt hơn, cái nhiều hơn – tốt hơn tại những kỳ thi, những công việc làm tốt hơn, giai cấp tốt hơn, thần thánh tốt hơn, những ý tưởng cao quí hơn.

Cái tốt hơn là kết quả của so sánh. Bức tranh đẹp hơn, kỹ thuật tốt hơn, nhạc sĩ hay hơn, người tài năng hơn, đẹp đẽ hơn và thông minh hơn đều lệ thuộc vào sự so sánh này. Chúng ta hiếm khi nào ngắm nhìn chính một bức tranh, hay là chính một người đàn ông hay phụ nữ. Luôn luôn có cái chất lượng bẩm sinh của so sánh này. Tình yêu có phải là so sánh hay không? Không phải bạn luôn luôn nói rằng bạn yêu cái này, người này nhiều hơn cái kia người kia hay sao? Khi có sự so sánh này, đó là tình yêu hay sao? Khi có cái cảm giác của nhiều hơn này, mà là đo lường, vậy thì tư tưởng đang vận hành. Tình yêu không là chuyển động của tư tưởng. Chuyển động này là so sánh. Chúng ta đã khuyến khích sự so sánh suốt cuộc đời của chúng ta. Khi ở trong trường học bạn so sánh B với A, bạn đang hủy diệt cả hai người này.

Vì vậy liệu có thể giáo dục mà không còn mọi ý thức so sánh hay không? Và tại sao chúng ta lại so sánh? Chúng ta so sánh chỉ bởi lý do đơn giản rằng đo lường là phương cách của tư tưởng và là phương cách của cuộc sống chúng ta. Chúng ta được giáo dục trong sự phân hoá này. Cái tốt hơn luôn luôn cao quí hơn cái gì là, hơn điều gì đang thật sự xảy ra. Sự quan sát cái gì là, mà không so sánh, mà không đo lường, là đi vượt khỏi cái gì là.

Khi không có so sánh, có sự hoà nhập. Không phải rằng bạn trung thực với chính mình, mà là một hình thức của đo lường, nhưng khi không còn đo lường gì cả thì có cái chất lượng của tổng thể này. Bản thể của cái tôi, cái tôi lệ thuộc, là đo lường. Khi có đo lường có sự phân hoá. Điều này phải được hiểu rõ sâu sắc

không phải như một ý tưởng nhưng như một thực tại. Khi bạn đọc hàng viết này bạn có lẽ tạo ra một lý thuyết trừu tượng như là một ý tưởng, một ý niệm, và lý thuyết trừu tượng lại là một hình thức khác của đo lường. Cái gì là không có đo lường. Làm ơn hãy dành toàn bộ thân tâm của bạn cho sự hiểu biết rõ ràng việc này. Khi bạn nắm bắt được trọn vẹn ý nghĩa của việc này, sự liên hệ của bạn với em học sinh và với gia đình riêng của bạn sẽ trở thành một điều gì đó hoàn toàn khác hẳn. Nếu bạn hỏi rằng liệu sự khác biệt đó sẽ được tốt hơn, vậy thì bạn lại kẹt vào cái bánh xe chuyển động của đo lường. Vậy thì bạn bị lạc đường. Bạn sẽ tìm ra sự khác biệt khi nào bạn thật sự thử nghiệm được nó. Chính từ ngữ khác biệt ngụ ý sự đo lường nhưng chúng ta đang sử dụng từ ngữ đó một cách tuyệt đối. Hầu hết mọi từ ngữ chúng ta sử dụng đều có cái cảm giác đo lường này, vì thế những từ ngữ ảnh hưởng những phản ứng của chúng ta và những phản ứng làm sâu sắc thêm ý thức so sánh. Từ ngữ và phản ứng có tương quan lẫn nhau và nghệ thuật nằm trong tình trạng không bị điều kiện bởi từ ngữ, mà có nghĩa rằng từ ngữ không thể nào định hướng chúng ta. Hãy sử dụng từ ngữ mà không có những phản ứng tâm lý với nó.

Như chúng ta đã nói, chúng ta quan tâm đến việc chuyển tải lẫn nhau về bản chất suy đồi thoái hoá của những cái trí chúng ta và vì vậy những phương cách của cuộc sống chúng ta. Nhiệt thành không là đam mê. Bạn có thể nhiệt thành về một điều gì đó vào một ngày và mất nó ngày hôm sau. Bạn có thể nhiệt thành về việc chơi đá bóng và không còn thích thú khi nó không còn giải khuây cho bạn được nữa. Nhưng đam mê là một sự việc hoàn toàn khác hẳn. Nó không có sự trì hoãn của thời gian trong nó.

Một phần của tài liệu Thu gui truong hoc - Quyen I ( của nhà giáo dục nổi tiếng Krishmamurti) (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w