Ngày 01 tháng hai.

Một phần của tài liệu Thu gui truong hoc - Quyen I ( của nhà giáo dục nổi tiếng Krishmamurti) (Trang 42 - 46)

Thư gởi trường học - Quyển I - Ngày 01-02-1979

Như chúng ta đã vạch rõ ra nhiều lần trong những lá thư này, những ngôi trường tồn tại chính yếu là tạo ra một sự chuyển đổi sâu sắc trong những con người. Người giáo dục hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc này. Nếu người giáo dục không nhận ra yếu tố trọng điểm này anh ta sẽ chỉ đang giảng giải cho em học sinh trở thành một người kinh doanh, một kỹ sư, một luật sư, hay là một người chính trị. Có quá nhiều giáo viên dường như không có khả năng chuyển đổi chính bản thân họ hay là xã hội của họ. Trong cấu trúc hiện nay của xã hội những luật sư và những người kinh doanh có lẽ là cần thiết, nhưng khi những ngôi trường này hiện hữu thì mục đích của nó là, và luôn luôn tồn tại như vậy, chuyển đổi con người thật sâu thẳm. Những người giáo viên trong những ngôi trường này nên thật sự hiểu rõ việc này, không phải bằng trí năng, không phải như một ý tưởng, nhưng bởi vì họ thấy được cái ngụ ý đầy đủ của việc này bằng toàn thân tâm của họ. Chúng ta quan tâm tới sự phát triển tổng thể của một con người, không chỉ quan tâm đến sự tích lũy hiểu biết.

Những ý tưởng và những lý tưởng là một sự việc, và một sự kiện, một điều đang xảy ra thật sự lại là một sự việc khác. Hai sự việc này không bao giờ có thể đi cùng nhau. Những lý tưởng đã được áp đặt vào những sự kiện và bóp méo điều gì đã xảy ra để tuân theo điều gì nên là, cái lý tưởng. Lý tưởng là một kết luận được rút ra từ điều gì đang xảy ra và hy sinh cái thực tại để tuân theo cái đó mà đã được lý tưởng hoá. Việc này đã là quy trình của hàng ngàn năm và mọi học sinh lẫn tất cả những bậc trí thức đã say sưa hưởng thụ trong sự hình thành những lý tưởng. Lẩn tránh cái gì là, là bắt đầu công việc phân hóa cái trí. Sự phân hoá này thâm nhập tất cả những tôn giáo, chính trị và giáo dục, tất cả liên hệ của con người. Hiểu biết rõ ràng quy trình lẩn tránh này và vượt khỏi nó là sự quan tâm của chúng ta.

Những lý tưởng làm phân hoá cái trí: chúng được sinh ra từ những ý tưởng, những nhận xét và hy vọng. Những ý tưởng là những xao lãng của cái gì là và bất kỳ ý tưởng nào hay kết luận nào về điều gì đang thực sự xảy ra làm biến dạng điều gì đang xảy ra, và vì thế sự phân hoá xảy ra. Nó chuyển chú ý đi khỏi cái sự kiện, cái gì là, và vì vậy điều khiển chú ý đến những tưởng tượng. Chuyển động đi khỏi sự kiện này đã tạo ra những biểu tượng, những hình ảnh, mà sau đó chiếm lĩnh sự quan trọng nhất. Chuyển động đi khỏi sự kiện này là sự phân hoá của cái trí. Những con người buông thả trong chuyển động đi khỏi này trong những lúc nói chuyện, trong những liên hệ của họ, trong hầu hết mọi thứ họ làm. Sự kiện được diễn dịch ngay lập tức thành một ý tưởng hay một kết luận mà sau đó ra lệnh những phản ứng của chúng ta. Khi một điều gì đó được nhìn thấy, ngay lập tức tư tưởng làm một bản sao và bản sao đó trở thành sự thật. Bạn nhìn thấy một con chó và ngay lập tức tư tưởng quay sang bất kỳ cái hình ảnh nào bạn có lẽ có về những con chó, và thế là bạn không bao giờ nhìn thấy con chó đó. Điều này có thể được dạy dỗ cho những em học sinh: hãy ở cùng sự kiện, điều gì thật sự đang xảy ra lúc này, dù rằng nó thuộc về tâm lý hay ở phía bên ngoài, hay không? Hiểu biết không là sự kiện; nó nói về sự kiện và việc đó có vị trí thích hợp của nó, nhưng hiểu biết ngăn cản trực nhận cái gì thật sự là; lúc đó phân hoá xảy ra.

Hiểu rõ điều này rất quan trọng cho chúng ta. Những lý tưởng được coi như là cao quí, được tán dương, có một ý nghĩa quyết định, và điều gì đang thực sự xảy ra được coi như là chỉ thuộc về giác quan, thuộc về thế tục và thuộc về giá trị thấp hơn. Những trường học khắp thế giới có mục đích, lý tưởng được đề cao tán dương nào đó; vì vậy họ đang giáo dục những em học sinh trong sự phân hoá.

Điều gì phân hoá cái trí? Chúng ta đang sử dụng từ ngữ cái trí để ám chỉ những tri giác, cái khả năng để suy nghĩ và bộ não mà lưu trữ tất cả những ký ức và những trải nghiệm như là hiểu biết. Chuyển động toàn bộ này là cái trí. Ý thức cũng như là tiềm thức, một tầng tạm gọi là siêu ý thức – toàn bộ những cái này là cái trí. Chúng ta đang hỏi điều gì là những nhân tố, những hạt giống của phân

hoá trong tất cả việc này? Chúng ta đã nói rằng những lý tưởng gây phân hoá. Cũng vậy hiểu biết gây phân hoá cái trí. Hiểu biết, riêng biệt hay phổ biến, là chuyển động của quá khứ, và khi quá khứ tỏa bóng lên sự kiện, thực tại, sự phân hoá xảy ra. Hiểu biết, được chiếu rọi vào tương lai và hướng dẫn điều gì đang xảy ra ngay lúc này, là phân hoá. Chúng ta đang sử dụng từ ngữ phân hoá để có nghĩa rằng cái đó mà đang bị vỡ ra, cái đó mà không được coi như là một nguyên vẹn. Sự kiện không bao giờ có thể bị vỡ ra; sự kiện không bao giờ có thể bị giới hạn bởi hiểu biết. Sự nguyên vẹn của sự kiện mở cánh cửa vào vô hạn. Nguyên vẹn không thể nào bị phân chia; nó không tự mâu thuẫn; nó không thể phân chia chính nó. Nguyên vẹn, tổng thể là chuyển động vô hạn.

Bắt chước, tuân theo là một trong những nhân tố lớn lao của sự phân hoá cái trí; mẫu mực, người anh hùng, đấng cứu rỗi, vị gu-ru, là cái nhân tố hủy hoại to lớn nhất của phân hoá. Tuân theo, vâng lời, qui phục, là khước từ tự do. Tự do ngay từ lúc khởi đầu không phải ở khúc cuối. Nó không phải là tuân phục, bắt chước, chấp nhận trước và cuối cùng mới tìm ra tự do. Đó là tinh thần của chủ nghĩa độc tài chuyên chế, dù rằng của vị gu-ru hay là của vị giáo sĩ. Đây là sự hung bạo, sự nhẫn tâm, của người độc tài, của uy quyền, của vị gu-ru hay của vị giáo sĩ có chức vụ cao.

Vì vậy uy quyền là phân hoá. Uy quyền là sự phá vỡ của tánh hoà đồng, tánh tổng thể, tánh nguyên vẹn – uy quyền của một người giáo viên trong một trường học, uy quyền của một mục đích, của một lý tưởng, của cái con người mà nói rằng ta biết, uy quyền của một học viện, một tổ chức. Áp lực của uy quyền trong bất kỳ hình thức nào là nhân tố xuyên tạc của sự phân hoá. Theo căn bản uy quyền khước từ tự do. Chức năng của một người giáo viên trung thực là hướng dẫn, giải thích, thông tin, mà không có ảnh hưởng gây phân hoá của uy quyền. Uy quyền của so sánh gây hủy diệt. Khi một em học sinh bị so sánh với một em khác, cả hai đều đang bị tổn thương. Sống không còn so sánh là sống cùng tánh hoà đồng.

Một phần của tài liệu Thu gui truong hoc - Quyen I ( của nhà giáo dục nổi tiếng Krishmamurti) (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w