Ngày 01 tháng tư

Một phần của tài liệu Thu gui truong hoc - Quyen I ( của nhà giáo dục nổi tiếng Krishmamurti) (Trang 58 - 60)

Thư gởi trường học - Quyển I – Ngày 01-04-1979

Chúng ta vẫn còn quan tâm đến tánh tổng thể của cái trí. Cái trí bao gồm những khả năng suy nghĩ, những cảm xúc thất thường của bộ não và tư tưởng luôn luôn khuấy động. Tất cả những việc này là cái trí, gồm cả những phẩm chất khác nhau của ý thức. Khi cái trí tổng thể đang vận hành nó không có giới hạn, nó có một năng lượng to lớn và hành động mà không có cái bóng của tiếc nuối hay là sự hứa hẹn của phần thưởng. Chất lượng của cái trí này, tánh tổng thể này là thông minh. Liệu thông minh này có thể được chuyển tải cho em học sinh và giúp đỡ cậu bé hay là cô bé mau chóng nắm bắt được ý nghĩa của nó hay không? Chắc chắn đó là trách nhiệm của người giáo dục để tạo ra sự việc này.

Khả năng của tư tưởng bị định hướng và kiểm soát bởi ham muốn và thế là khả năng bị chật hẹp lại. Khả năng này bị giới hạn bởi sự chuyển động của ham muốn: ham muốn là bản thể của cảm xúc. Tham vọng giới hạn khả năng của bộ não, mà là tư tưởng. Khả năng này bị kềm hảm bởi những đòi hỏi của xã hội và kinh tế hay là bởi trải nghiệm và động cơ thúc đẩy riêng của người ta. Nó bị chật hẹp lại bởi một lý tưởng, bởi luật lệ của những niềm tin tôn giáo khác nhau, bởi sự sợ hãi không bao giờ chấm dứt. Sợ hãi không tách rời khỏi vui thú.

Ham muốn – bản thể của cảm xúc – bị định hình bởi môi trường sống, bởi truyền thống, bởi những khuynh hướng và tính khí riêng của chúng ta. Và vẫn vậy khả năng hay là hành động mà đòi hỏi toàn bộ năng lượng bị điều kiện tuỳ theo sự thoải mái và vui thú của chúng ta. Ham muốn là một yếu tố thúc đẩy trong cuộc sống của chúng ta, không phải để bị đè nén hay là lẩn tránh, không phải để bị nịnh nọt và lý luận, nhưng trái lại để được hiểu rõ. Sự hiểu biết rõ ràng này chỉ có thể hiện hữu qua sự tìm hiểu ham muốn và sự quan sát chuyển động của ham muốn. Vì biết được ngọn lửa thôi thúc của ham muốn, hầu hết những điều cấm đoán của giáo phái và tôn giáo đã biến nó thành một cái gì đó mà phải đè nén, kiểm soát hay là giao phó – chuyển qua, như nó đã là, qua một vị thần thánh hay

một nguyên tắc. Vô số những lời thề đã được con người thực hiện để hoàn toàn khước từ ham muốn đã không làm cách nào tiêu hủy nó được. Nó vẫn còn ở đó. Vì vậy chúng ta phải tiếp cận nó một cách khác hẳn, luôn luôn nhớ kỹ trong đầu óc rằng thông minh không đánh thức được bởi ham muốn. Một ham muốn đi đến mặt trăng tạo ra hiểu biết công nghệ khủng khiếp nhưng hiểu biết đó là thông minh bị giới hạn. Hiểu biết luôn luôn được chuyên nghiệp hoá và vì vậy không trọn vẹn, trái lại chúng ta đang nói về thông minh mà là chuyển động của cái trí tổng thể. Chúng ta chỉ quan tâm đến thông minh này đồng thời đánh thức nó trong cả người giáo dục lẫn em học sinh.

Như chúng ta đã nói từ trước, năng lượng bị giới hạn bởi ham muốn. Ham muốn là cảm xúc, cảm xúc của trải nghiệm mới, của những hình thức kích thích mới, cảm xúc khi leo lên được những đỉnh núi cao nhất trên quả đất, cảm xúc của quyền hành, của giai cấp. Tất cả những việc này giới hạn năng lượng của bộ não. Ham muốn tạo ảo tưởng của an toàn, và bộ não, mà cần an toàn, khuyến khích và duy trì mọi hình thức của ham muốn. Vì vậy nếu chúng ta không hiểu rõ phận sự của ham muốn, nó tạo ra sự suy đồi thoái hoá của cái trí. Đây là điều thật sự quan trọng cần hiểu rõ.

Tư tưởng là chuyển động của ham muốn này. Sự tò mò khám phá bị thôi thúc bởi ham muốn để có những cảm xúc to lớn hơn và sự vững chắc ảo tưởng của an toàn. Sự tò mò đã tạo ra một số lượng hiểu biết khổng lồ mà có sự quan trọng của nó trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Sự tò mò có tầm quan trọng trong quan sát.

Tư tưởng có lẽ là yếu tố chính yếu của việc suy đồi thoái hoá cái trí, trái lại thấu triệt mở cánh cửa đến hành động trọn vẹn. Chúng ta sẽ tìm hiểu đầy đủ ý nghĩa của thấu triệt trong lá thư kế tiếp nhưng lúc này chúng ta phải xem xét liệu rằng tư tưởng có phải là một yếu tố hủy diệt tánh tổng thể của cái trí hay không. Chúng ta đã nói rằng đúng là như vậy. Đừng chấp nhận nó cho đến khi bạn đã tìm hiểu nó thấu đáo và tự do.

Chúng ta muốn nói gì qua từ ngữ tánh tổng thể của cái trí là cái khả năng vô tận và sự trống không hoàn toàn mà trong đó có được năng lượng vô hạn. Tư tưởng bởi chính bản chất của nó đang bị giới hạn, áp đặt sự chật hẹp, sự giới hạn của nó vào tánh tổng thể, và thế là tư tưởng luôn luôn ở phía bên ngoài. Tư tưởng bị giới hạn bởi vì nó là kết quả của ký ức và hiểu biết bị tích lũy nhờ trải nghiệm. Hiểu biết là quá khứ và cái đó mà đã là luôn luôn bị giới hạn. Hồi tưởng có thể chiếu rọi một tương lai. Tương lai đó bị trói buộc vào quá khứ, vì vậy tư tưởng luôn luôn bị giới hạn. Tư tưởng có thể đo lường được – cái nhiều hơn và cái ít hơn, cái lớn hơn, cái nhỏ hơn. Sự đo lường này là chuyển động của thời gian: tôi đã là, tôi sẽ là. Vì vậy tư tưởng khi có quyền điều phối, dù tinh tế, ranh mãnh và mạnh mẽ như thế nào chăng nữa, làm biến đổi tánh tổng thể và chúng ta đã cho tư tưởng sự quan trọng nhất.

Nếu người ta được phép hỏi, sau khi đọc xong lá thư này, bạn đã hiểu rõ ý nghĩa của bản chất của tư tưởng và tánh tổng thể của cái trí hay chưa? Và nếu bạn hiểu rõ rồi, liệu rằng bạn có thể chuyển tải điều này cho em học sinh mà là trách nhiệm tổng thể của bạn hay không? Đây là một vấn đề khó khăn. Nếu bạn không có ánh sáng bạn không thể giúp đỡ một người khác có được nó. Bạn có lẽ giải thích rất rõ ràng hay định nghĩa nó trong những từ ngữ đã được chọn lựa sẵn, nhưng nó sẽ không có niềm đam mê của sự thật.

Một phần của tài liệu Thu gui truong hoc - Quyen I ( của nhà giáo dục nổi tiếng Krishmamurti) (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w