Ngày 01 tháng mườ

Một phần của tài liệu Thu gui truong hoc - Quyen I ( của nhà giáo dục nổi tiếng Krishmamurti) (Trang 102 - 106)

Thư gởi trường học - Quyển I – Ngày 01 –10-1979

Một trong những đặc điểm của con người là nuôi dưỡng những giá trị. Từ niên thiếu chúng ta đã được khuyến khích đặt ra chính chúng ta những giá trị bám rễ nào đó. Mỗi một con người có những mục đích và những dự định lâu dài riêng của anh ta. Tự nhiên những giá trị của một người khác biệt với những giá trị của những người khác. Những giá trị này đã được nuôi dưỡng hoặc là bởi ham muốn hoặc là bởi trí năng. Chúng có thể là mơ mộng, dễ chịu, an ủi hay là thực tế. Những giá trị này rõ ràng khuyến khích sự phân chia giữa con người và con người. Những giá trị là cao quí hay thấp hèn tuỳ theo những thành kiến và dự định của người ta. Không cần nêu ra những loại giá trị khác nhau, tại sao con người có những giá trị và kết quả của chúng là gì? Nghĩa lý căn bản của từ ngữ

giá trị (value) là sức mạnh. Nó đến từ từ ngữ “valour”, dũng cảm. Sức mạnh không phải là một giá trị. Nó trở thành một giá trị khi nó là đối nghịch của yếu ớt. Sức mạnh – không phải thuộc về cá tính con người có từ kết quả của áp lực xã hội – là bản thể của sự rõ ràng. Suy nghĩ rõ ràng thì không có những thành kiến, không có những sai lệch; nó là quan sát mà không bị biến dạng. Sức mạnh hay dũng cảm không phải là một sự việc được vun quén như bạn ươm một cái cây hay là một giống mới. Nó không là một kết quả. Một kết quả có một nguyên nhân và khi có một nguyên nhân nó biểu hiện một sự yếu ớt; những kết quả của yếu ớt là kháng cự hay nhượng bộ. Rõ ràng không có nguyên nhân. Rõ ràng không là một hậu quả hay một kết cục; nó là sự quan sát thuần khiết của tư tưởng và hoạt động tổng thể của nó. Rõ ràng này là sức mạnh.

Nếu việc này được hiểu rõ ràng, tại sao con người đã tạo ra những giá trị? Liệu có phải rằng để cho họ sự hướng dẫn trong cuộc sống hàng ngày hay không? Liệu có phải rằng để cho họ một mục đích, vì nếu không cuộc đời trở thành hoang mang, mê mờ không có phương hướng, hay không? Nhưng phương hướng được lập ra bởi trí năng hay là ham muốn và vì thế chính cái phương hướng trở thành một biến dạng. Những biến dạng này khác biệt giữa con người này và con người kia, và con người bám vào chúng trong vô vàn hoang mang rối loạn không ngưng nghỉ. Người ta có thể quan sát những kết cục khi có những giá trị: chúng tách rời con người với con người và xếp đặt một con người chống lại một con người khác. Được mở rộng ra, sự việc này dẫn đến đau khổ, đến bạo lực và cuối cùng đến chiến tranh.

Những lý tưởng là những giá trị. Những lý tưởng thuộc bất kỳ loại nào là một loạt của những giá trị, thuộc quốc gia, tôn giáo, tập thể, cá nhân, và người ta có thể quan sát những kết quả của những lý tưởng này vì chúng đang xảy ra trong thế giới. Khi người ta thấy sự thật của việc này, cái trí được giải thoát khỏi tất cả những giá trị và với cái trí như thế đó chỉ còn lại sự rõ ràng. Một cái trí bám vào hay là ham muốn một trải nghiệm đang theo đuổi ảo tưởng của giá trị, và vì thế trở thành riêng tư, lén lút, và phân chia.

Là một người giáo dục, bạn có thể giải thích việc này cho một em học sinh: hãy không có giá trị nào cả nhưng hãy sống bằng sự rõ ràng mà không có một giá trị hay không? Điều này có thể tạo ra được khi chính người giáo dục cảm thấy sâu sắc sự thật của việc này. Nếu anh ta không cảm thấy, vậy thì nó chỉ trở thành một giải thích bằng ngôn từ mà không có bất kỳ tầm quan trọng sâu sắc nào cả. Điều này phải được chuyển tải không chỉ cho những em học sinh lớn hơn mà còn cho những em học sinh còn rất bé. Những em học sinh lớn hơn hầu như đã bị điều kiện quá nặng nề trong áp lực của xã hội và của cha mẹ cùng những giá trị của họ; hay là chính các em đã đặt ra những mục đích riêng mà trở thành nhà tù của các em. Với những em còn rất bé điều gì quan trọng nhất là giúp đỡ em được tự do chính em khỏi những áp lực và những vấn đề thuộc tâm lý. Bây giờ những em còn rất bé đang được dạy những vấn đề thuộc trí năng phức tạp; sự học hỏi của các em đang trở nên mỗi lúc một kỹ thuật hơn; các em càng ngày càng được trao cho nhiều thông tin trừu tượng; những hình thái khác nhau của hiểu biết đang được áp đặt vào bộ não của các em, vì vậy đang qui định các em ngay từ thời niên thiếu. Trái lại điều gì chúng ta đang quan tâm là phải giúp đỡ cho những em học sinh còn rất bé này không có những vấn đề thuộc tâm lý để được tự do khỏi sợ hãi, ưu tư, hung bạo, để có sự ân cần, quảng đại và thương yêu. Điều này còn quan trọng hơn là áp đặt hiểu biết vào những cái trí non nớt của các em. Điều này không có nghĩa rằng em học sinh không nên học đọc, viết và vân vân, nhưng sự nhấn mạnh được đặt vào tự do tâm lý thay vì thâu lượm hiểu biết, mặc dù việc đó cũng cần thiết. Tự do này không có nghĩa rằng em bé được làm điều gì em muốn nhưng giúp đỡ em hiểu rõ bản chất những phản ứng của em, những ham muốn của em.

Việc này đòi hỏi nhiều thấu triệt về phần của người giáo viên. Rốt cuộc ra, bạn muốn em học sinh là một con người tổng thể mà không có bất kỳ vấn đề tâm lý nào; nếu không em sẽ sử dụng sai lầm bất kỳ hiểu biết nào mà em được dạy dỗ. Giáo dục của chúng ta hướng về mục đích sống trong cái đã được biết và vì thế là một nô lệ cho quá khứ với tất cả những truyền thống, những ký ức, những trải nghiệm của nó. Cuộc sống của chúng ta từ cái đã được biết đến cái đã được biết, vì vậy không bao giờ có sự tự do khỏi cái đã được biết. Nếu người ta sống liên

tục trong cái đã được biết sẽ không có điều gì mới mẻ, không có điều gì khởi đầu, không có điều gì không bị nhiễm bẩn bởi tư tưởng. Tư tưởng là cái đã được biết. Nếu sự giáo dục của chúng ta là sự tích luỹ liên tục của cái đã được biết vậy thì những cái trí và những quả tim của chúng ta trở thành máy móc không có bất kỳ sinh lực vô biên nào của cái không được biết. Cái đó mà có sự liên tục là hiểu biết, vĩnh viễn bị giới hạn. Và cái đó mà bị giới hạn phải vĩnh viễn tạo ra những vấn đề. Kết thúc của sự tiếp tục – mà là thời gian – là nở hoa của không thời gian.

Một phần của tài liệu Thu gui truong hoc - Quyen I ( của nhà giáo dục nổi tiếng Krishmamurti) (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w