Ngày 15 tháng ha

Một phần của tài liệu Thu gui truong hoc - Quyen I ( của nhà giáo dục nổi tiếng Krishmamurti) (Trang 46 - 50)

Thư gởi trường học - Quyển I - Ngày 15-02-1979

Có vẻ rằng con người có những sức lực khổng lồ của năng lượng. Họ đã lên đến mặt trăng, đã leo những đỉnh núi cao nhất của quả đất, họ có năng lượng khủng khiếp cho những cuộc chiến tranh, cho những dụng cụ của chiến tranh, và năng lượng to lớn dành cho sự phát triển công nghệ, tích lũy cái hiểu biết vô biên mà con người đã thu gom được, làm việc mỗi ngày, năng lượng để xây dựng những kim tự tháp và tìm hiểu nguyên tử. Khi người ta xem xét tất cả việc này, thật là kinh ngạc khi nhận ra cái năng lượng đã bị tiêu phí đi. Cái năng lượng này đã dùng vào sự tìm hiểu những sự việc phía bên ngoài, nhưng con người chẳng dành ra bao nhiêu năng lượng để tìm hiểu vào toàn thể cái cấu trúc tâm lý của chính anh ta. Năng lượng được cần thiết, cả phía bên ngoài lẫn phía bên trong, để hành động hay để hoàn toàn yên lặng.

Hành động và không-hành động đòi hỏi năng lượng lớn lao. Chúng ta đã sử dụng năng lượng một cách tích cực trong những cuộc chiến tranh, trong khi viết những quyển sách, trong những cuộc giải phẩu, và làm việc dưới đại dương. Không- hành động đòi hỏi hành động còn nhiều hơn là hành động tạm gọi là tích cực. Hành động tích cực là kiểm soát, hỗ trợ, tẩu thoát. Không-hành động là sự chú ý tổng thể của quan sát. Trong quan sát này cái đó mà đang được quan sát trải qua một sự thay đổi. Quan sát yên lặng này đòi hỏi không chỉ năng lượng vật chất mà còn cả năng lượng tâm lý sâu thẳm. Chúng ta đã quen thuộc với hành động tích cực và sự qui định này giới hạn năng lượng của chúng ta. Trong sự quan sát yên lặng tổng thể, mà là không-hành động, không có tiêu dùng năng lượng và vì vậy năng lượng vô giới hạn.

Không-hành động không phải là sự đối nghịch của hành động. Đi làm việc hàng ngày, năm này qua năm khác trong nhiều năm, mà có lẽ cần thiết như những công việc đó, gây ra giới hạn; nhưng không làm việc không có nghĩa rằng bạn sẽ có năng lượng vô giới hạn. Sự lờ đờ của cái trí là một lãng phí của năng lượng

giống như là sự lười biếng của thân thể. Giáo dục của chúng ta trong nhiều lĩnh vực làm chật hẹp năng lượng này. Cách sống của chúng ta, mà là cuộc đấu tranh liên tục để trở thành hay để không trở thành là hoang phí năng lượng.

Năng lượng là không thời gian và không dành cho sự đo lường. Nhưng những hành động của chúng ta lại có thể đo lường được và thế là chúng ta chuyển năng lượng vô giới hạn này sang vòng tròn chật hẹp của cái tôi lệ thuộc. Và khi đã giới hạn nó lại rồi, sau đó chúng ta lại tìm kiếm để có được cái vô giới hạn. Sự tìm kiếm này là một phần của hành động tích cực và vì vậy là một lãng phí của năng lượng thuộc tâm lý. Vì vậy có một chuyển động không ngừng nghỉ trong cái kho lưu trữ của cái tôi lệ thuộc.

Điều gì chúng ta quan tâm trong giáo dục là làm tự do cái trí khỏi cái tôi lệ thuộc. Như chúng ta đã nói vào nhiều dịp trong những lá thư này, chính là chức năng của chúng ta là tạo ra một thế hệ mới được tự do khỏi cái năng lượng bị giới hạn này mà được gọi là cái tôi lệ thuộc. Chúng ta phải lập đi lập lại rằng những ngôi trường này tồn tại cho mục đích tạo ra điều này.

Trong lá thư trước, chúng ta đã nói về sự phân hoá của cái trí. Gốc rễ của sự phân hoá này là cái tôi lệ thuộc. Cái tôi lệ thuộc là hình ảnh, bức tranh, thế giới mà được chuyển đi từ thế hệ này sang thế hệ khác, và người ta phải tranh đấu với sức nặng truyền thống của cái tôi lệ thuộc. Nó là sự kiện – không phải là kết luận của sự kiện này hay là làm thế nào sự kiện này đã hiện hữu được – mà giải thích rất rõ ràng; nhưng quan sát sự kiện với tất cả những phản ứng của nó, mà không có một động cơ thúc đẩy để làm biến dạng đi sự kiện, là hành động tiêu cực. Hành động này sau đó chuyển đổi sự kiện. Rất quan trọng cho chúng ta hiểu rõ việc này một cách sâu sắc; không phải hành động vào sự kiện nhưng quan sát cái gì là, sự kiện.

Mỗi một con người đều bị thương tổn cả phần tâm lý lẫn phần thân thể. Giải quyết sự đau đớn thân thể tương đối dễ dàng nhưng đau khổ tâm lý thì vẫn còn ẩn nấp đâu đó. Kết quả của vết thương tâm lý là xây dựng một bức tường quanh chính mình, kháng cự sự đau khổ thêm nữa và vì thế trở nên sợ hãi hay là rút lui

vào trạng thái cô lập. Cái vết thương đó đã bị gây ra bởi hình ảnh của cái tôi lệ thuộc với năng lượng bị giới hạn của nó. Bởi vì nó bị giới hạn nên nó bị tổn thương. Cái đó mà không thể đo lường được không bao giờ có thể bị hư hại, không bao giờ có thể bị phân hoá. Bất kỳ cái gì mà bị giới hạn đều có thể bị tổn thương nhưng cái đó mà là tổng thể vượt ngoài tầm với của tư tưởng.

Liệu người giáo dục có thể giúp đỡ em học sinh không bao giờ bị tổn thương tâm lý, không chỉ trong khi em là thành viên của ngôi trường nhưng suốt cuộc đời của em, hay không? Nếu người giáo dục thấy được sự tổn hại ghê gớm được sinh ra từ cái vết thương này, vậy thì anh ta sẽ giáo dục em học sinh như thế nào đây? Anh ta sẽ thực sự làm gì để thấy rằng người học sinh không bao giờ bị tổn thương suốt cuộc đời em? Người học sinh đến ngôi trường này đã bị tổn thương sẵn rồi. Có thể em không nhận thức được sự tổn thương này. Người giáo viên qua quan sát những phản ứng của em, những sợ hãi và những hung hăng của em, sẽ khám phá ra sự tổn hại đã được gây ra. Vì thế người giáo viên có hai vấn đề: làm tự do em học sinh khỏi những tổn hại của quá khứ và ngăn ngừa những vết thương của tương lai. Đây có phải là điều quan tâm của bạn hay không? Hay là bạn chỉ đọc lá thư này, hiểu nó bằng trí năng, mà là không hiểu rõ gì cả, và vì vậy chẳng thèm quan tâm gì đến em học sinh? Nhưng nếu bạn quan tâm, như bạn nên như thế, bạn sẽ làm gì với cái sự kiện này – rằng em bị tổn thương và bạn phải ngăn ngừa bằng mọi phương cách, mọi nỗ lực những tổn thương thêm nữa? Bạn tiếp cận vấn đề này như thế nào đây? Trạng thái của cái trí của bạn ra sao khi bạn đối diện cái vấn đề này? Nó cũng là vấn đề của bạn, không chỉ là vấn đề của em học sinh. Bạn bị tổn thương và em học sinh cũng vậy. Vì vậy cả hai đều phải quan tâm: nó không phải là vấn đề của một phía; bạn cũng liên quan nhiều bằng em học sinh. Sự liên quan này là yếu tố trọng điểm mà bạn phải đối mặt, phải quan sát. Chỉ có một ham muốn được tự do khỏi vết thương quá khứ của bạn và hy vọng không bao giờ bị tổn thương lại là một lãng phí của năng lượng. Chú ý hoàn toàn, quan sát sự kiện này sẽ không chỉ kể câu chuyện của chính vết thương đó, nhưng chính chú ý này xô đẩy đi, quét sạch đi sự tổn thương.

Vì vậy chú ý là năng lượng vô biên này mà không bao giờ có thể bị tổn thương hay phân hoá. Làm ơn hãy đừng chấp nhận điều gì được nói trong những lá thư này. Chấp nhận là hủy diệt sự thật. Hãy thử nghiệm nó đi – không phải vào một ngày tháng nào đó trong tương lai, nhưng thử nghiệm nó ngay khi bạn đọc lá thư này. Khi bạn thử nghiệm nó, không lơ là cẩu thả nhưng bằng tất cả thân tâm của bạn, lúc đó bạn sẽ khám phá cho chính mình sự thật của vấn đề. Và rồi chỉ đến lúc đó bạn mới có thể giúp đỡ em học sinh xoá sạch quá khứ đồng thời có một cái trí không còn khả năng bị tổn thương nữa.

Một phần của tài liệu Thu gui truong hoc - Quyen I ( của nhà giáo dục nổi tiếng Krishmamurti) (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w