Ngày 15 tháng ba

Một phần của tài liệu Thu gui truong hoc - Quyen I ( của nhà giáo dục nổi tiếng Krishmamurti) (Trang 54 - 58)

Thư gởi trường học - Quyển I – Ngày 15-03-1979

Chúng ta đã trở nên quá khôn ngoan. Bộ não của chúng ta đã được đào tạo để rất thông minh theo ngôn từ, theo trí năng. Chúng bị nhồi nhét đầy thông tin và chúng ta sử dụng thông tin này cho một nghề nghiệp gây lợi lộc. Một con người trí thức khôn ngoan được tán thưởng, được tôn vinh. Những con người như thế dường như đã cướp tất cả những vị trí quan trọng trong thế giới này: họ có quyền hành, chức vụ, thanh danh. Nhưng cuối cùng sự khôn ngoan của họ lại phản bội chính họ. Trong tâm hồn họ, họ không bao giờ biết được tình yêu hay là từ tâm và lòng quảng đại sâu xa là gì, bởi vì họ bị bao bọc trong hãnh tiến và ngạo mạn của họ. Điều này đã trở thành khuôn mẫu của tất cả những trường học chất lượng cao. Một em nam sinh hay là nữ sinh được thâu nhận vào những trường học như thế, không thoát ra khỏi nền văn minh hiện đại và mất đi vẻ đẹp tổng thể của cuộc sống.

Khi bạn lang thang qua những cánh rừng có những cái bóng rậm và ánh sáng lấp lánh và bỗng nhiên bắt gặp được một khoảng không gian rộng mở, một cánh đồng xanh tươi được vây quanh bởi những cây cối uy nghi – hay một dòng suối lóng lánh, bạn tự hỏi tại sao con người đã mất đi sự liên hệ với thiên nhiên và vẻ đẹp của quả đất, chiếc lá rơi và cành cây gãy. Nếu bạn đã mất đi sự liên hệ với thiên nhiên, vậy thì rõ ràng bạn sẽ mất đi sự liên hệ với mọi sự vật khác. Thiên nhiên không chỉ là những bông hoa, bãi cỏ xanh tươi đẹp đẽ hay là những dòng nước đang chảy trong ngôi vườn nhỏ xíu của bạn, nhưng thiên nhiên là toàn bộ quả đất với tất cả những sự vật trên nó. Chúng ta nghĩ rằng thiên nhiên tồn tại cho chúng ta sử sụng, cho tiện nghi của chúng ta, vì vậy mất đi sự hiệp thông cùng quả đất. Nhạy cảm đến chiếc lá rơi và cái cây cao trên ngọn đồi này còn quan trọng hơn là vượt qua mọi kỳ thi và có một nghề nghiệp thành công. Những sự việc như thế không là toàn bộ, tổng thể của cuộc sống. Cuộc sống giống như một con sông rộng lớn thênh thang với một khối lượng nước khổng lồ không có cả khởi đầu lẫn tận cùng. Chúng ta đã lấy đi từ cái dòng chảy cuồn

cuộn đó một xô nước và lượng nước tù tội bị giới hạn đó trở thành cuộc sống của chúng ta. Đây là tình trạng bị điều kiện của chúng ta cùng nỗi khốn khổ vô tận của chúng ta. Chuyển động của tư tưởng không là vẻ đẹp. Tư tưởng có thể tạo ra cái gì có vẻ như là vẻ đẹp – bức tranh, bức tượng bằng đá cẩm thạch hay là bài thơ dễ thương – nhưng đây không là vẻ đẹp. Vẻ đẹp là nhạy cảm tột đỉnh, không phải theo ý nghĩa của những đau khổ và những ưu tư riêng của người ta, mà theo ý nghĩa bao phủ toàn bộ sự tồn tại của con người. Có vẻ đẹp chỉ khi nào dòng chảy của cái tôi lệ thuộc hoàn toàn cạn kiệt. Khi cái tôi không còn, vẻ đẹp xuất hiện. Khi buông bỏ cái tôi, niềm đam mê của vẻ đẹp hiện hữu.

Cùng nhau trong những lá thư này, chúng ta đang bàn về sự suy đồi thoái hoá của cái trí. Chúng ta đã vạch rõ một số phương cách của suy đồi thoái hoá để cho bạn tìm hiểu và nghiên cứu. Một trong những hoạt động căn bản của nó là tư tưởng. Tư tưởng là vật phá vỡ tánh tổng thể của cái trí. Tổng thể chứa đựng một phần, nhưng cái một phần không bao giờ có thể là tổng thể. Tư tưởng là phần năng động nhất của cuộc sống chúng ta. Cảm thấy theo cùng tư tưởng. Thuộc căn bản chúng là một mặc dù chúng ta có khuynh hướng tách rời chúng. Khi tách rời chúng ra rồi, chúng ta lại trao quan trọng nhiều cho cảm thấy, cho cảm tính, cho lãng mạn và hiến dâng, nhưng tư tưởng, giống như một sợi dây trong chuỗi hạt đeo cổ, đan quyện chính nó qua tất cả các hạt, che dấu, sinh động, đang kiểm soát và đang tạo hình dáng. Tư tưởng luôn luôn ở đó, mặc dù chúng ta thích suy nghĩ rằng những cảm xúc sâu sắc của chúng ta là khác biệt. Trong suy nghĩ này đã tiềm ẩn sẵn ảo tưởng lớn lao, một sự dối lừa mà rất được coi trọng và dẫn đến gian manh.

Như chúng ta đã nói, tư tưởng là nhân tố thực sự của cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tất cả những quyển sách tạm gọi là thiêng liêng đều là sản phẩm của tư tưởng. Chúng có lẽ được sùng bái như là điều mặc khải nhưng theo căn bản chúng vẫn là tư tưởng. Tư tưởng đã đặt vào những bộ phận của máy phát điện và xây dựng những đền chùa đồ sộ của quả đất, hỏa tiễn, và sự thù địch trong con người. Tư tưởng phải chịu trách nhiệm cho những cuộc chiến tranh, cho ngôn ngữ người ta sử dụng và cho cái hình ảnh được làm bằng bàn tay hay là

bằng cái trí. Tư tưởng chi phối sự liên hệ. Tư tưởng đã miêu tả tình yêu, bầu trời và nỗi đau đớn của đau khổ là gì. Con người thờ phụng tư tưởng, ngưỡng vọng sự tinh tế của nó, sự ranh mãnh của nó, sự bạo hành của nó, sự tàn nhẫn vì một nguyên nhân của nó. Tư tưởng đã tạo ra những tiến bộ lớn lao trong công nghệ và theo cùng với nó là một khả năng dành cho sự hủy diệt. Đây đã là câu chuyện của tư tưởng được lặp đi lặp lại qua hàng thế kỷ.

Tại sao con người lại trao sự quan trọng lạ lùng cho tư tưởng như thế? Đó có phải bởi vì nó là một vật duy nhất mà chúng ta có, mặc dù nó được kích động qua những giác quan? Đó có phải bởi vì tư tưởng đã có thể thống trị thiên nhiên, chi phối môi trường chung quanh nó, đã tạo ra được sự an toàn vật chất nào đó? Đó có phải bởi vì nó là cái dụng cụ quan trọng nhất mà qua đó con người có thể vận hành, sống và hưởng lợi? Đó có phải bởi vì tư tưởng đã tạo ra những thần thánh, những đấng cứu rỗi, trạng thái siêu ý thức, để quên đi ưu tư, sợ hãi, đau khổ, ganh tị và tội lỗi? Đó có phải bởi vì nó đã giam giữ con người vào chung với nhau như một quốc gia, như một tổ chức, như một giáo phái? Đó có phải bởi vì nó tặng niềm hy vọng cho một cuộc đời tối tăm? Đó có phải bởi vì nó trao một cửa ngõ để tẩu thoát khỏi những cách sống hàng ngày nhàm chán của cuộc đời chúng ta? Đó có phải bởi vì không biết tương lai là gì, nó cung cấp an toàn của quá khứ, sự ngạo mạn của nó, sự khăng khăng cả quyết dựa vào trải nghiệm của nó. Đó có phải bởi vì trong hiểu biết có sự bền vững, sự lẩn tránh sợ hãi trong sự vững chắc của cái biết được? Đó có phải bởi vì tư tưởng trong chính nó đã đảm trách một vị trí kiên cố, đã là một nền tảng vững chắc để chống lại cái không biết được? Đó có phải bởi vì tình yêu là không tính toán, không có thể đo lường được, trong khi tư tưởng lại đo lường được và kháng cự lại chuyển động không thay đổi của tình yêu?

Chúng ta không bao giờ tra xét bản chất thật sự của tư tưởng. Chúng ta đã chấp nhận tư tưởng như là một vật hiển nhiên, giống như đôi mắt và đôi chân của chúng ta. Chúng ta không bao giờ thăm dò vào chiều sâu của tư tưởng: và bởi vì chúng ta không bao giờ tìm hiểu nó, nó đảm nhận một quan trọng nhất. Nó là kẻ độc tài của cuộc sống chúng ta và những kẻ độc tài hiếm khi nào bị thách thức.

Vì vậy là những người giáo dục chúng ta sẽ phơi bày nó dưới ánh sáng rực rỡ của quan sát. Ánh sáng của quan sát không những ngay lập tức xua tan ảo tưởng nhưng sự rõ ràng của ánh sáng này bộc lộ những chi tiết nhỏ nhiệm nhất của cái đó mà đang được quan sát. Như chúng ta đã nói, quan sát không xuất phát từ một điểm cố định, một niềm tin, thành kiến hay là kết luận. Quan điểm là một yếu tố không công bằng lắm và trải nghiệm cũng như vậy. Con người của trải nghiệm là một con người nguy hiểm bởi vì anh ta bị vướng mắc trong cái nhà tù của hiểu biết riêng của anh ta.

Vì vậy liệu bạn có thể quan sát toàn bộ chuyển động của tư tưởng bằng sự rõ ràng lạ thường hay không? Ánh sáng này là tự do: nó không có nghĩa rằng bạn chiếm đoạt nó và tận dụng nó cho mục đích thuận tiện và lợi lộc của bạn. Chính sự quan sát tư tưởng là sự quan sát toàn bộ thân tâm của bạn và chính cái thân tâm này được đặt vào chung bởi tư tưởng. Vì tư tưởng có hạn định, bị giới hạn, bạn cũng vậy.

Một phần của tài liệu Thu gui truong hoc - Quyen I ( của nhà giáo dục nổi tiếng Krishmamurti) (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w