Thư gởi trường học - Quyển I – Ngày 01-05-1979
Rốt cuộc ra, trường học là một nơi người ta có thể học không chỉ là hiểu biết cho cuộc sống hàng ngày nhưng còn là nghệ thuật sống với tất cả những phức tạp và tinh tế của nó. Chúng ta dường như bỏ quên việc này và trở nên hoàn toàn bị vướng mắc trong sự hời hợt của hiểu biết. Hiểu biết luôn luôn hời hợt và học hỏi nghệ thuật sống được nghĩ là không cần thiết. Sống không được coi như một nghệ thuật. Khi người ta rời trường học người ta ngừng học hỏi và tiếp tục sống dựa theo những điều mà người ta đã tích lũy như là hiểu biết. Chúng ta không bao giờ hiểu rằng cuộc sống là nguyên một tiến hành của học hỏi. Khi người ta quan sát cuộc sống, đang sống hàng ngày là một thay đổi và chuyển động liên tục và cái trí của người ta không đủ mau lẹ lẫn nhạy cảm để theo cùng những tinh tế của nó. Người ta đến với nó bằng những phản ứng và những cố định đã được tạo sẵn. Liệu rằng sự việc này có được ngăn cản trong những trường học này hay không? Nó không có nghĩa rằng người ta phải có một cái trí phóng khoáng. Thông thường một cái trí phóng khoáng giống như một cái sàng lọc đang giữ lại một chút ít hay là không giữ lại gì cả. Nhưng một cái trí mà có khả năng trực nhận và hành động thật mau lẹ là cần thiết. Đó là lý do tại sao chúng ta đi vào vấn đề của thấu triệt cùng với tánh tức khắc hành động của nó. Thấu triệt không để lại một dấu vết cho ký ức. Thông thường trải nghiệm, như nó được hiểu, để lại những cặn bã của nó như là ký ức và từ cặn bã này người ta hành động. Vẫn vậy hành động làm mạnh mẽ thêm cặn bã và vì thế hành động trở thành máy móc. Thấu triệt không là một hành động máy móc. Vì vậy liệu người ta có thể giáo dục trong ngôi trường rằng cuộc sống hàng ngày là một tiến hành liên tục của học hỏi và hành động trong liên hệ mà không làm mạnh mẽ thêm cái cặn bã là ký ức hay không? Với hầu hết mọi người chúng ta ký ức trở thành quan trọng nhất và chúng ta mất đi dòng chảy xiết của cuộc sống.
Cả em học sinh lẫn người giáo dục đều sống trong một trạng thái hoang mang và vô trật tự, cả bên ngoài lẫn bên trong. Người ta có lẽ không ý thức được sự
thật này và nếu ý thức được, người ta lại vội vã đặt trật tự vào những sự việc bên ngoài nhưng hiếm khi nào người ta ý thức được sự hoang mang và vô trật tự ở phía bên trong.
Thần thánh là vô trật tự. Hãy quan sát vô số những vị thần thánh mà con người đã sáng chế ra hay là một vị chúa duy nhất, một đấng cứu rỗi duy nhất, và quan sát sự rối loạn này đã tạo ra trong thế giới, những cuộc chiến tranh nó đã tạo ra, những sự phân chia những niềm tin, những biểu tượng và những hình ảnh đang gây tách rời. Đây không phải là sự hoang mang, rối loạn và vô trật tự hay sao? Chúng ta đã trở nên rất quen thuộc với việc này, chúng ta chấp nhận nó một cách dễ dàng, bởi vì cuộc sống của chúng ta quá mệt mỏi do bởi nhàm chán và đau khổ đến độ chúng ta tìm kiếm sự an ủi trong những thần thánh mà tư tưởng đã ranh mãnh sáng chế ra. Đây đã là phương cách sống của chúng ta trong hàng ngàn năm. Mỗi một nền văn minh đã sáng chế ra những thần thánh và những thần thánh đã là nguồn gốc của những chế độ độc tài chuyên chế, những cuộc chiến tranh và hủy diệt. Những toà nhà của họ có lẽ đẹp đẽ cực kỳ nhưng ở phía bên trong có sự tối tăm và cái nguồn gốc của hoang mang rối loạn.
Liệu rằng người ta có thể gạt đi những thần thánh này hay không? Người ta phải gạt đi nếu người ta muốn suy xét tại sao cái trí con người lại chấp nhận và sống trong vô trật tự, thuộc chính trị, thuộc tôn giáo và thuộc kinh tế. Nguồn gốc của sự vô trật tự này là gì, sự thật của nó là gì, chứ không phải là những lý luận thuộc thần học? Liệu rằng người ta có thể gạt bỏ đi những khái niệm của vô trật tự và được tự do để tìm hiểu cái nguồn gốc vô trật tự hàng ngày thật sự của chúng ta, không phải tìm hiểu trật tự là gì nhưng tìm hiểu vô trật tự là gì hay không? Chúng ta chỉ có thể nhận thức trật tự tuyệt đối là gì khi chúng ta đã xem xét kỹ lưỡng vô trật tự và nguồn gốc của nó. Chúng ta quá hăm hở để tìm ra trật tự là gì, quá mất kiên nhẫn với vô trật tự đến nỗi chúng ta có khuynh hướng trấn áp chúng, nghĩ rằng trấn áp đó có thể mang lại trật tự. Ở đây chúng ta không chỉ đang tìm hiểu liệu rằng có trật tự tuyệt đối trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta nhưng còn tìm hiểu liệu rằng sự hoang mang rối loạn này có thể chấm dứt được hay không? Vì vậy sự quan tâm đầu tiên của chúng ta là vô trật tự và điều
gì là nguồn gốc của nó. Đó là tư tưởng phải không? Đó là những ham muốn mâu thuẫn lẫn nhau phải không? Đó là sợ hãi và sự tìm kiếm an toàn phải không? Đó là sự đòi hỏi liên tục để có vui thú phải không? Tư tưởng có phải là một trong những nguồn gốc hay là lý do chính của vô trật tự? Không chỉ là tác giả nhưng bạn cũng đang hỏi câu hỏi này, vì vậy hãy làm ơn luôn luôn nhớ yếu tố này. Bạn phải khám phá nguồn gốc, không phải được chỉ bảo về nguồn gốc rồi sau đó lặp lại bằng lời.
Tư tưởng, như chúng ta đã vạch rõ, là bị giới hạn, bị hạn chế, và bất kỳ điều gì bị giới hạn dù rằng những hoạt động của nó có lẽ rộng rãi bao nhiêu, đều luôn luôn mang lại hoang mang rối loạn. Cái đó mà bị giới hạn có tính phân chia và vì vậy hủy diệt và gây rối loạn. Chúng ta đã nói đủ về bản chất và cấu trúc của tư tưởng, và có một thấu triệt về bản chất của tư tưởng có nghĩa là trao cho nó vị trí đúng và thế là nó mất đi sự thống trị gây áp đảo.
Ham muốn và những mục tiêu thay đổi của ham muốn có phải là một trong những nguyên nhân vô trật tự của chúng ta hay không? Trấn áp ham muốn là trấn áp tất cả cảm xúc – mà có nghĩa là làm tê liệt cái trí. Chúng ta nghĩ rằng đây là cái cách mau lẹ và dễ dàng nhất để chấm dứt ham muốn nhưng người ta không thể nào trấn áp được nó; nó mạnh mẽ nhiều lắm và cũng quá tinh tế. Bạn không thể nắm bắt được nó trong bàn tay của bạn và uốn nắn nó tuỳ theo mong muốn của bạn – mà lại là ham muốn khác. Chúng ta đã nói về ham muốn trong một lá thư trước. Ham muốn không bao giờ có thể trấn áp, thay đổi hay là sửa đổi được bởi sự ham muốn đứng đắn hay là sự ham muốn xấu xa. Nó vẫn luôn luôn còn là cảm xúc và ham muốn; dù bạn làm bất kỳ điều gì về nó. Ham muốn có sự khai sáng hay ham muốn có tiền bạc đều giống hệt nhau, mặc dù những mục tiêu khác nhau. Liệu rằng người ta có thể sống mà không còn ham muốn hay không? Hay nói một cách khác, liệu rằng những giác quan có thể năng động cực kỳ mà không có ham muốn chen vào hay không. Có những hoạt động thuộc giác quan cả về tâm lý lẫn thân thể. Thân thể tìm kiếm sự ấm áp, thực phẩm, tình dục; có sự đau khổ của thân thể và vân vân. Những cảm xúc này là tự nhiên nhưng khi chúng len lỏi vào lãnh vực của tâm lý, những rắc rối bắt đầu. Và ở đó
đã có sẵn sự hoang mang rối loạn của chúng ta. Hiểu rõ vấn đề này rất quan trọng, đặc biệt khi chúng ta còn nhỏ. Quan sát những cảm xúc của thân thể mà không có trấn áp hay là phóng đại, và tỉnh thức, canh chừng để cho chúng không bao giờ len lén đi vào cái lãnh vực phía bên trong của tâm lý nơi chúng không có phận sự – vấn đề đó là sự khó khăn của chúng ta. Toàn quy trình xảy ra mau lẹ quá bởi vì chúng ta không nhìn thấy được việc này, đã không hiểu rõ được nó, đã không bao giờ cố gắng tìm hiểu điều gì thật sự xảy ra. Có phản ứng thuộc giác quan ngay lập tức đến thách thức. Phản ứng này là tự nhiên và không nằm trong sự điều phối của tư tưởng, của ham muốn. Khó khăn của chúng ta bắt đầu khi những phản ứng thuộc giác quan này đi vào lãnh vực tâm lý. Thách thức có thể là một người phụ nữ hay là một người đàn ông hay là một điều gì đó dễ chịu, tạo ra cảm giác thích thú; hay là một ngôi vườn dễ thương. Đáp trả cho sự việc này là cảm xúc và khi cái cảm xúc này chen vào lãnh vực tâm lý, ham muốn bắt đầu và tư tưởng cùng những hình ảnh của nó tìm kiếm sự thoả mãn của ham muốn.
Câu hỏi của chúng ta là làm thế nào để ngăn cản những phản ứng tự nhiên thuộc thân thể không đi vào lãnh vực tâm lý? Điều này có thể được hay không? Nó chỉ có thể được khi bạn quan sát bản chất của thách thức bằng chú ý tổng thể và canh chừng những đáp trả thật cẩn thận. Chú ý tổng thể này sẽ ngăn cản những phản ứng thuộc thân thể đang len lén đi vào lãnh vực tâm lý phía bên trong. Chúng ta quan tâm đến ham muốn và hiểu biết rõ ràng ham muốn, không phải là quan tâm đến cái yếu tố đè nén, lẩn tránh hay là thăng hoa ham muốn. Bạn không thể sống mà không có ham muốn. Khi bạn đói khát bạn cần ăn uống. Nhưng hiểu rõ, mà có nghĩa là tìm hiểu toàn bộ hoạt động của ham muốn, là đưa nó vào vị trí đúng. Vì vậy nó sẽ không còn là nguồn gốc vô trật tự trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.