Ngày 15 tháng giêng

Một phần của tài liệu Thu gui truong hoc - Quyen I ( của nhà giáo dục nổi tiếng Krishmamurti) (Trang 39 - 42)

Thư gởi trường học- Quyển I- Ngày 15-01-1979

Rất quan trọng khi giáo viên nên cảm thấy an toàn cả về tinh thần lẫn tâm lý trong những ngôi trường này. Vài giáo viên có vẻ sẳn lòng dạy học mà không quan tâm nhiều về tài chánh của họ; họ có lẽ đã đến đây vì việc dạy dỗ và vì những lý do tâm lý, nhưng mỗi giáo viên nên cảm thấy an toàn như là họ ở nhà, được chăm sóc, mà không có những lo âu về tài chánh. Nếu chính người giáo viên không cảm thấy an toàn và vì vậy không được tự do để chú ý đến em học sinh và sự an toàn của em bé, người giáo viên sẽ không thể có trách nhiệm tổng thể được. Nếu người giáo viên không được hạnh phúc trong chính anh ta, sự chú ý của anh ta sẽ bị phân chia và anh ta sẽ không có khả năng vận dụng hết toàn bộ khả năng của anh ta.

Vì vậy nó trở nên rất quan trọng rằng chúng ta nên chọn lựa những người giáo viên thích hợp, mời mỗi một người ở lại những ngôi trường của chúng ta trong một khoảng thời gian để tìm ra liệu rằng người thầy giáo hay cô giáo có thể vui vẻ tham gia vào điều gì đang được thực hiện hay không. Việc này phải có tác động chung, hỗ tương cho cả hai phía, trường học và người dạy học. Rồi thì người giáo viên, vì hạnh phúc, được an toàn, cảm thấy rằng anh ta như ở nhà, có thể tạo ra trong em học sinh cái chất lượng an toàn này, cái cảm giác rằng trường học là ngôi nhà của em.

Cảm thấy như ở nhà ngụ ý, rằng không còn ý thức sợ hãi, rằng em được bảo vệ về phần vật chất, được chăm sóc và được tự do phải không? Sự bảo vệ, mặc dù em học sinh có lẽ phản kháng ý tưởng đang được bảo vệ, đang được che chở, không có nghĩa rằng em bị nhốt trong một nhà tù, bị hạn chế và canh chừng nghiêm ngặt. Tự do rõ ràng không có nghĩa là làm cái gì người ta thích và nó cũng rõ ràng rằng người ta không bao giờ có thể làm cái gì người ta thích được. Cố gắng nỗ lực để làm cái gì người ta thích – tạm gọi là tự do cá nhân, mà là để chọn một hướng hành động tuỳ theo sự ham muốn của người ta – đã tạo ra sự

hỗn loạn về kinh tế và xã hội trong thế giới. Phản ứng cho sự hỗn loạn này là độc tài chuyên chế.

Tự do là một vấn đề rất phức tạp. Người ta phải tiếp cận nó bằng chú ý cực độ, bởi vì tự do không là đối nghịch của tù tội hay một tẩu thoát khỏi những hoàn cảnh mà người ta đang bị vướng mắc vào. Nó không phải từ một sự việc gì đó, hay là sự lẩn tránh khỏi cưỡng ép, bắt buộc, tự do không có đối nghịch; nó là chính nó, ở trong nó. Chính sự hiểu biết rõ ràng về bản chất của tự do là đánh thức thông minh, nó không phải là một điều chỉnh đến cái gì là, nhưng hiểu rõ cái gì là và vì vậy vượt khỏi nó. Nếu người giáo viên không hiểu rõ bản chất của tự do anh ta sẽ chỉ áp đặt những thành kiến của anh ta, những giới hạn của anh ta, những kết luận của anh ta vào em học sinh. Vì vậy em học sinh sẽ tự nhiên kháng cự hay chấp nhận qua sợ hãi, trở thành một con người bình thường, dù nhút nhát hay hung hăng. Chỉ trong hiểu biết rõ ràng sự tự do sống này – không phải cái ý tưởng về nó hay sự chấp nhận bằng từ ngữ về nó mà trở thành một khẩu hiệu – thì cái trí mới được tự do để học hỏi.

Rốt cuộc ra, một trường học là một nơi mà em học sinh theo căn bản được hạnh phúc, không phải bị doạ nạt, không phải bị kinh hãi bởi những kỳ thi, không phải bị những thúc bách để hành động theo một khuôn mẫu, một hệ thống. Nó là một nơi mà nghệ thuật của học hỏi đang được dạy. Nếu em học sinh không hạnh phúc, em không có khả năng học hỏi nghệ thuật này.

Học thuộc lòng, ghi nhớ thông tin, được coi như là học hỏi. Việc này tạo ra một cái trí bị giới hạn và vì vậy bị điều kiện nặng nề. Nghệ thuật của học hỏi là đặt cái thông tin vào đúng vị trí của nó, để hành động khéo léo tuỳ theo điều gì được học hỏi, nhưng cùng thời gian đó không bị trói buộc bởi những giới hạn của hiểu biết và những hình ảnh hay biểu tượng mà tư tưởng tạo ra. Nghệ thuật ngụ ý đặt mọi thứ vào đúng vị trí của nó, không phải tùy theo một lý tưởng nào. Hiểu biết rõ ràng cái hệ thống máy móc của những lý tưởng và những kết luận là học hỏi nghệ thuật quan sát. Một khái niệm được đặt vào chung bởi tư tưởng, hoặc là trong tương lai hay theo quá khứ, là một lý tưởng – một ý tưởng được chiếu rọi

tượng của thực tại. Trừu tượng này là một lẩn tránh khỏi điều gì đang xảy ra ngay ngay lúc này. Sự tẩu thoát khỏi cái thực tại, cái sự kiện này là trạng thái không hạnh phúc. Bây giờ liệu rằng chúng ta như những người giáo viên có thể giúp đỡ em học sinh được hạnh phúc theo ý nghĩa thật sự hay không? Chúng ta có thể giúp em quan tâm đến điều gì đang diễn tiến thật sự hay không? Đây là chú ý. Em học sinh đang ngắm nhìn một chiếc lá run rẩy dưới ánh mặt trời là chú ý. Cưỡng bách em quay trở lại quyển sách vào cái khoảnh khắc đó là cản trở sự chú ý; trái lại giúp đỡ em nhìn ngắm chiếc lá đó trọn vẹn khiến em ý thức được cái chiều sâu của chú ý mà trong đó không còn xao lãng. Cùng cách như vậy, bởi vì em bé vừa hiểu rõ được chú ý ám chỉ điều gì em sẽ có thể quay lại quyển sách hay bất cứ điều gì đang được dạy. Trong chú ý này không có cưỡng bách, không có tuân phục. Nó là tự do mà trong đó có quan sát tổng thể. Liệu chính người giáo viên có thể có chất lượng chú ý này hay không? Rồi thì chỉ như vậy người giáo viên mới có thể giúp người khác được.

Trong hầu hết thời gian chúng ta tranh đấu chống lại những xao lãng. Không có những xao lãng. Giả sử rằng bạn đang mơ mộng hay cái trí của bạn đang lang thang; đó là điều gì đang thực sự xảy ra. Hãy quan sát việc đó. Quan sát đó là chú ý. Thế là không còn xao lãng.

Điều này có thể được dạy dỗ cho những em học sinh, nghệ thuật này có thể được học hỏi hay không? Các bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về em học sinh; các bạn phải tạo ra bầu không khí học hỏi này, một trạng thái nghiêm túc mà trong đó có ý thức của tự do và hạnh phúc.

Một phần của tài liệu Thu gui truong hoc - Quyen I ( của nhà giáo dục nổi tiếng Krishmamurti) (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w