Ngày 15 tháng tư

Một phần của tài liệu Thu gui truong hoc - Quyen I ( của nhà giáo dục nổi tiếng Krishmamurti) (Trang 60 - 65)

Thư gởi trường học - Quyển I – Ngày 15-04-1979

Bất kỳ hình thức nào của xung đột, tranh đấu đều gây suy đồi thoái hoá cái trí – cái trí là tổng thể tất cả sự hiện hữu của chúng ta. Chất lượng này bị hủy diệt khi có bất kỳ loại xung đột, bất kỳ loại mâu thuẫn nào. Vì hầu hết mọi người chúng ta đều sống trong một trạng thái xung đột và mâu thuẫn liên tục, trạng thái không trọn vẹn này đã tạo ra suy đồi thoái hoá. Ở đây chúng ta quan tâm khám phá cho chính mình liệu rằng có thể tạo ra một kết thúc cho những yếu tố đã gây suy đồi thoái hoá này hay không. Có lẽ hầu hết mọi người trong chúng ta không

thông thường. Chúng ta đã thuyết phục chính mình rằng xung đột mang lại sự tăng trưởng – giống như là ganh đua – và chúng ta có vô số giải thích khác nhau cho việc này: cái cây tranh đấu trong cánh rừng để có ánh sáng, đứa trẻ vừa được sinh ra tranh đấu để có hơi thở, người mẹ vất vã cực nhọc để sinh con. Chúng ta bị điều kiện để chấp nhận việc này và để sống theo phương cách này. Đây đã là phương cách của cuộc sống chúng ta trong những thế hệ và bất kỳ đề nghị nào về một phương cách sống không có xung đột dường như hoàn toàn không thể tin được. Bạn có lẽ lắng nghe sự việc này như một điều vô lý lý tưởng nào đó hay là bác bỏ nó vì nói rằng nó vượt ngoài tầm tay, nhưng bạn không bao giờ suy xét liệu rằng có bất kỳ ý nghĩa nào trong câu phát biểu rằng ta có thể sống một cuộc sống không còn một cái bóng của xung đột. Khi chúng ta quan tâm đến tổng thể, hoà đồng và trách nhiệm tạo ra một thế hệ mới, vì chức năng duy nhất mà chúng ta có là những người giáo dục liệu rằng bạn có thể tìm hiểu sự việc này hay không? Và trong khi tiến hành dạy dỗ liệu rằng bạn có thể chuyển tải cho em học sinh điều gì bạn đang khám phá cho chính mình hay không?

Xung đột trong bất kỳ hình thức nào là một thể hiện của sự kháng cự. Trong một dòng sông đang chảy xiết không có sự kháng cự ; nó chảy quanh những tảng đá to lớn, qua làng mạc và những thị trấn. Con người kiểm soát nó vì mục đích riêng của anh ta. Rốt cuộc ra, tự do ngụ ý sự biến mất của kháng cự mà tư tưởng đã xây dựng quanh chính nó, phải vậy không? Chân thật là một vấn đề rất phức tạp. Bạn chân thật với cái gì và vì lý do gì? Có thể bạn chân thật với chính bản thân mình và vì thế công bằng với người khác hay không? Khi người ta nói với chính mình rằng người ta phải chân thật, điều đó có thể được hay không? Chân thật có phải là một vấn đề của những lý tưởng hay không? Một người lý tưởng có thể bao giờ cũng chân thật hay không? Anh ta đang sống trong một tương lai được chạm khắc từ quá khứ; anh ta bị vướng mắc giữa cái đó mà đã là và cái đó mà nên là và thế là anh ta không bao giờ có thể chân thật. Bạn có thể chân thật với chính mình hay không? Điều đó có thể được hay không? Bạn là trung tâm của rất nhiều hoạt động, thỉnh thoảng mâu thuẫn; của rất nhiều tư tưởng, những cảm thấy và những ham muốn luôn luôn đối nghịch lẫn nhau. Cái gì là ham muốn chân thật hoặc tư tưởng chân thật và cái gì không là? Đây không phải là

những câu hỏi cố gắng gây ảnh hưởng hay là những tranh cãi khôn ngoan. Rất quan trọng để tìm ra được chân thật tổng thể có nghĩa là gì bởi vì chúng ta sắp sửa nói về thấu triệt và tánh tức khắc của hành động. Nếu chúng ta muốn nắm bắt được chiều sâu của thấu triệt, có được chất lượng hòa đồng trọn vẹn, hoà đồng đó mà là sự chân thật của tổng thể là điều tuyệt đối cần thiết.

Người ta có lẽ chân thật về một lý tưởng, về một nguyên tắc hay một niềm tin đã bám rễ. Chắc chắn đây không phải là chân thật. Chân thật chỉ có thể hiện hữu khi không còn xung đột của có hai, khi cái đối nghịch không hiện hữu. Có bóng tối và ánh sáng, đêm và ngày; có đàn ông, phụ nữ, kẻ cao, người thấp, và vân vân, nhưng chính tư tưởng làm cho chúng đối nghịch nhau, đặt chúng trong mâu thuẫn. Chúng ta đang diễn tả sự mâu thuẫn thuộc tâm lý mà con người đã nuôi dưỡng. Tình yêu không phải là đối nghịch của hận thù hay là ganh ghét. Nếu nó là như thế, nó sẽ không là tình yêu. Khiêm tốn không phải là đối nghịch của tự mãn hay là kiêu hãnh hay là ngạo mạn. Nếu nó là như thế, nó vẫn còn là thành phần của ngạo mạn và kiêu hãnh và vì vậy không phải là khiêm tốn. Khiêm tốn hoàn toàn tách biệt khỏi tất cả việc này. Một cái trí khiêm tốn không ý thức được sự khiêm tốn của nó. Vì vậy chân thật không phải là đối nghịch của gian manh. Người ta có thể chân thật trong niềm tin của người ta hay là trong khái niệm của người ta nhưng sự chân thật đó mang lại xung đột và nơi nào có xung đột nơi đó không có chân thật. Vậy thì chúng ta đang hỏi liệu rằng bạn có thể chân thật với chính mình hay không? Chính bản thân bạn là một sự pha trộn của nhiều chuyển động qua lại lẫn nhau, chi phối lẫn nhau và hiếm khi nào trôi chảy cùng nhau. Khi tất cả những chuyển động này trôi chảy cùng nhau vậy thì có sự chân thật. Lại nữa có sự tách rời giữa tầng ý thức và tầng tiềm thức, chúa và quỉ dữ; tư tưởng đã gây sự phân chia này và sự xung đột mà hiện hữu giữa những phân chia này. Tốt lành không có đối nghịch.

Với sự hiểu biết mới mẻ của chân thật là gì, tiếp theo chúng ta có thể tìm hiểu thấu triệt là gì. Điều này hoàn toàn rất quan trọng bởi vì đây là yếu tố có lẽ cách mạng được hành động của chúng ta và có lẽ tạo ra một chuyển đổi trong chính

móc: quá khứ cùng với tất cả hiểu biết và trải nghiệm được tích lũy, mà là cái nguồn của tư tưởng, đang điều khiển, đang định hướng tất cả mọi hành động. Quá khứ và tương lai liên hệ lẫn nhau và không tách rời được và chính quy trình của suy nghĩ đều dựa vào việc này. Tư tưởng luôn luôn bị giới hạn, bị hạn chế; mặc dù nó có vẻ giả vờ đến được thiên đàng, chính cái thiên đàng đó vẫn còn ở trong cái khung của tư tưởng. Ký ức có thể đo lường được, thời gian cũng như vậy. Chuyển động này của tư tưởng không bao giờ có thể tươi trẻ, mới mẻ, khởi thủy. Vì vậy hành động bị đặt nền tảng vào tư tưởng luôn luôn bị gãy vụn, không trọn vẹn, mâu thuẫn. Chuyển động tổng thể này của tư tưởng phải được hiểu rõ một cách sâu sắc cùng với nơi liên hệ của nó trong những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, những sự việc mà phải được ghi nhớ. Vậy thì điều gì là hành động mà không có sự tiếp tục của hồi tưởng? Nó là thấu triệt.

Thấu triệt không phải là sự suy diễn kỹ càng của tư tưởng, sự tiến hành phân tích của tư tưởng, hay là bản chất trói buộc vào thời gian của ký ức. Nó là trực nhận mà không có người trực nhận; nó xảy ra ngay lập tức. Từ thấu triệt này hành động xảy ra, từ thấu triệt này sự giải thích về bất kỳ vấn đề nào đều chính xác, kết thúc và trung thực. Không có những hối tiếc, không có những phản ứng. Nó là tuyệt đối. Không thể nào có thấu triệt nếu không có chất lượng của tình yêu. Thấu triệt không phải là một công việc thuộc trí năng để bị tranh luận và bị công nhận. Tình yêu này là cái hình thức tột đỉnh của nhạy cảm – khi tất cả những giác quan đều đang nở hoa cùng nhau. Nếu không có nhạy cảm này – không phải đến những ham muốn, những vấn đề của người ta và tất cả những tầm thường của cuộc sống riêng rẽ của người ta – thấu triệt hiển nhiên hoàn toàn không thể xảy ra.

Thấu triệt là nguyên vẹn. Nguyên vẹn ám chỉ toàn vẹn, tánh tổng thể của cái trí. Cái trí là tất cả sự trải nghiệm của nhân loại, hiểu biết được tích lũy rộng lớn với những kỹ năng kỹ thuật của nó, với những đau khổ, ưu tư, sầu não và cô độc của nó. Nhưng thấu triệt vượt khỏi tất cả những sự việc này. Tự do khỏi đau khổ, khỏi ưu tư, khỏi cô độc là tuyệt đối cần thiết để cho thấu triệt hiện hữu. Thấu triệt không phải là một chuyển động liên tục. Nó không thể nào bị nhốt giữ bởi

tư tưởng. Thấu triệt là thông minh tột đỉnh và thông minh này sử dụng tư tưởng như một công cụ. Thấu triệt là thông minh cùng vẻ đẹp và tình yêu của nó. Chúng thật sự không thể tách rời: chúng thật sự là một. Đây là nguyên vẹn, tổng thể mà là thánh thiện thiêng liêng nhất.

Một phần của tài liệu Thu gui truong hoc - Quyen I ( của nhà giáo dục nổi tiếng Krishmamurti) (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w