Thư gởi trường học - Quyển I - Ngày 15-12-1978
Một trong những lá thư vừa qua chúng ta đã nói rằng trách nhiệm tổng thể là tình yêu. Trách nhiệm này không phải dành cho một quốc gia đặc biệt hay là một nhóm người đặc biệ t, hay là một cộng đồng đặc biệt, hay là cho một thần thánh đặc biệt, hay là cho một hình thức nào đó của một cương lĩnh chính trị hay là cho vị gu-ru riêng của bạn, nhưng cho tất cả nhân loại. Điều này phải được hiểu rõ và cảm thấy sâu sắc và đây là trách nhiệm của người giáo dục. Hầu như tất cả chúng ta đều cảm thấy trách nhiệm cho gia đình, con cái của chúng ta và vân vân nhưng không có cảm thấy quan tâm và gắn kết hoàn toàn đến môi trường chung quanh chúng ta, đến thiên nhiên hay là trách nhiệm tổng thể cho những hành động của chúng ta. Sự chăm sóc tuyệt đối này là tình yêu. Nếu không có tình yêu này thì không thể có thay đổi trong xã hội. Những nhà lý tưởng, mặc dù có lẽ họ yêu cái lý tưởng của họ hay là cái khái niệm của họ, đã không tạo ra một xã hội khác biệt hoàn toàn. Những người cách mạng, những người khủng bố, không có cách nào thay đổi triệt để cấu trúc của những xã hội của chúng ta. Những người cách mạng bạo hành phần vật chất đã nói về tự do cho tất cả mọi người, thành lập một xã hội mới, nhưng tất cả những biệt ngữ và khẩu hiệu chỉ hành hạ thêm nữa cho tinh thần và sự tồn tại. Họ đã bóp méo những từ ngữ để phù hợp với quan điểm bị giới hạn riêng rẽ của họ. Không có một hình thức nào của bạo lực đã thay đổi xã hội trong cái ý nghĩa căn bản nhất của nó. Những người cai trị vĩ đại qua quyền lực của một ít người đã tạo ra một loại trật tự nào đó trong xã hội. Thậm chí những người độc tài chuyên chế đã thiết lập được hời hợt qua bạo hành và tra tấn cái vẻ bên ngoài của trật tự. Chúng ta không đang nói về cái trật tự như thế đó trong xã hội.
Chúng ta đang nói rất rõ ràng và dứt khoát rằng chỉ khi nào có trách nhiệm tổng thể cho tất cả nhân loại – mà là tình yêu – mới có thể thay đổi một cách triệt để tình trạng hiện nay của xã hội. Dù cái hệ thống đang tồn tại có thể khác biệt như thế nào chăng nữa trong những vùng đất khác nhau của thế giới, nó đều thối nát,
suy đồi và hoàn toàn không có đạo đức. Bạn chỉ cần quan sát chung quanh bạn để thấy được cái sự kiện này. Hàng triệu trên hàng triệu đã chi phí vào công việc trang bị vũ khí khắp thế giới và tất cả những chính trị gia nói về hoà bình trong khi lại chuẩn bị cho chiến tranh. Những tôn giáo đã lặp đi lặp lại sự thánh thiện của hoà bình, nhưng họ lại khuyến khích những cuộc chiến tranh cùng những loại bạo lực và hành hạ tinh tế. Có rất nhiều những phân chia và những giáo phái với những nghi lễ của họ và tất cả những điều vô lý đang xảy ra nhân danh Chúa và tôn giáo. Nơi nào có sự phân chia phải có vô trật tự, tranh đấu,xung đột – dù rằng đó là tôn giáo, chính trị hay là kinh tế. Xã hội hiện đại của chúng ta đặt nền tảng vào tham lam, đố kị, và quyền lực. Khi bạn suy xét tất cả việc này như nó thật sự xảy ra – cái chủ nghĩa thương mại đang tràn ngập này – tất cả việc này thể hiện sự suy đồi thoái hoá và không có đạo đức từ căn bản. Để thay đổi hoàn toàn cái khuôn mẫu của cuộc sống chúng ta, mà là nền tảng của tất cả xã hội, là trách nhiệm của người giáo dục. Chúng ta đang hủy diệt quả đất và tất cả sự vật trên nó đều đang bị hủy diệt để chiều theo sự thỏa mãn dục vọng của chúng ta. Giáo dục không chỉ là công việc dạy dỗ những môn học văn hoá khác nhau nhưng còn là sự vun quén trách nhiệm tổng thể trong em học sinh. Người ta, như một người giáo dục, không nhận ra rằng người ta đang giới thiệu một thế hệ mới. Hầu hết những trường học chỉ quan tâm đến sự truyền đạt hiểu biết. Họ chẳng quan tâm gì đến sự chuyển đổi con người và cuộc sống hàng ngày của anh ta, và bạn – người giáo dục trong những ngôi trường này – cần có sự quan tâm sâu sắc này và sự giữ gìn chăm sóc cho trách nhiệm tổng thể này.
Vậy thì bằng phương cách nào bạn có thể giúp đỡ em học sinh cảm tháy chất lượng tình yêu này với tất cả sự hoàn hảo của nó? Nếu chính bạn không cảm thấy việc này thật thâm sâu, nói về trách nhiệm này đều là vô nghĩa. Liệu bạn như một người giáo dục có cảm thấy sự thật của việc này không?
Nhìn ra sự thật của nó tự nhiên sẽ tạo ra tình yêu và trách nhiệm tổng thể này. Bạn phải suy nghĩ về nó, quan sát nó hàng ngày trong cuộc sống của bạn, trong những liên hệ của bạn với người vợ của bạn, những người bạn của bạn, những
nói về điều này từ quả tim của bạn, không phải là theo đuổi sự rõ ràng chỉ bằng từ ngữ mà thôi. Cảm thấy về cái sự thật này là một quà tặng lớn lao mà con người có thể có được và ngay khi nó đang đốt cháy trong bạn, bạn sẽ tìm ra được từ ngữ đúng đắn, hành động đúng đắn và cư xử đúng đắn. Khi bạn để ý em học sinh bạn sẽ thấy rằng em đến với bạn hoàn toàn không chuẩn bị cho tất cả sự việc này. Em đến với bạn đầy sợ hãi, lo lắng, ưu tư, để làm hài lòng bạn hay để phòng vệ, bị điều kiện bởi cha mẹ của em và cái xã hội mà trong đó em đã sống trong vài năm. Bạn phải thấy được cái nền tảng quá khứ của em, bạn phải quan tâm đến cái gì em thực sự là và không áp đặt vào em những quan điểm, những kết luận, những nhận xét riêng tư của bạn. Khi lưu ý hiểu rõ em ấy là gì, nó sẽ bộc lộ bạn là gì, và thế là bạn sẽ phát giác ra em học sinh là bạn.
Và bây giờ liệu bạn có thể trong khi dạy những môn toán, vật lý và vân vân – mà em phải biết vì đó là một phương cách để kiếm sống – giảng giải cho em học sinh rằng em phải chịu trách nhiệm cho toàn thể nhân loại hay không? Mặc dù có lẽ em đang học hành vì cái nghề nghiệp riêng của em, vì phương cách sống riêng của em, nó sẽ không làm cho cái trí của em chật hẹp lại. Em sẽ hiểu rõ sự nguy hiểm của việc chuyên môn hoá cùng tất cả những giới hạn và tánh hung bạo lạ lùng của nó. Bạn phải giúp cho em thấy được tất cả việc này. Nở hoa của tốt lành không ở trong kiến thức của môn toán và môn sinh hay là vượt qua những kỳ thi và có một nghề nghiệp thành công. Nó hiện hữu ở bên ngoài những việc này và khi có nở hoa này, nghề nghiệp và những hoạt động cần thiết khác được khắn khít cùng vẻ đẹp của nở hoa. Bây giờ chúng ta đang nhấn mạnh vào một phía và lại không hoàn toàn lưu tâm đến sự nở hoa. Trong những ngôi trường này chúng ta đang cố gắng mang hai sự việc này vào chung với nhau, không phải hời hợt, giả tạo, không phải như một nguyên tắc hay một khuôn mẫu nào đó mà bạn đang tuân theo, nhưng bởi vì bạn thấy được sự thật tuyệt đối rằng hai sự việc này phải tuôn tràn cùng nhau cho sự tái sinh của con người.
Bạn có thể làm được việc này hay không? Không phải bởi vì bạn đồng ý thực hiện công việc đó sau khi đã thảo luận và đạt đến được kết luận, nhưng trái lại nhìn thấy cái lực hấp dẫn lạ lùng của việc này bằng con mắt phía bên trong: hãy
nhìn thấy nó cho chính bản thân bạn. Rồi thì điều gì bạn diễn tả sẽ có ý nghĩa ghê lắm. Rồi thì bạn trở thành một trung tâm của ánh sáng mà không bị thắp sáng bởi một người nào khác. Vì bạn là tất cả nhân loại – mà là một thực tế, sự thật, không phải là một câu phát biểu bằng lời – bạn hoàn toàn có trách nhiệm tổng thể cho tương lai của nhân loại. Làm ơn hãy đừng coi sự việc này như một gánh nặng. Nếu bạn như thế, gánh nặng đó là một đống từ ngữ mà không có bất kỳ thực tế, sự thật nào cả. Nó là một ảo tưởng. Trách nhiệm này có niềm hoan hỉ riêng của nó, cái hóm hỉnh riêng của nó, sự chuyển động riêng của nó mà không còn sức nặng của tư tưởng.
- 1979 -Ngày 01 tháng giêng Ngày 01 tháng giêng
Thư gởi trường học - Quyển I - Ngày 01-01-1979
Có vẻ là bởi vì chúng ta quan tâm đến giáo dục, có hai yếu tố chúng ta phải luôn luôn ghi nhớ. Một là chuyên cần và yếu tố thứ hai là lười biếng. Hầu hết mọi tôn giáo đã nói về hoạt động của cái trí, để được kiểm soát, để được định hướng theo ý muốn của Chúa, hay là bởi một tác nhân bên ngoài nào đó; và hiến dâng cho một thần thánh nào đó, được chạm khắc bằng tay hay là tưởng tượng bởi cái trí, cần một chất lượng nào đó của chú ý mà trong đó cảm xúc, tình cảm và sự tưởng tượng lãng mạn đều có liên hệ đến. Đây là hoạt động của cái trí mà là tư tưởng. Từ ngữ chuyên cần ám chỉ chăm sóc, canh chừng, quan sát và một ý thức tự do sâu xa. Hiến dâng cho một mục đích, một vật, một con người, hay một nguyên tắc là khước từ tự do này. Chuyên cần là chú ý mà tự nhiên tạo ra một sự chăm sóc, quan tâm vô biên và sự trong sáng của lòng thương yêu trìu mến. Tất cả việc này đòi hỏi sự nhạy sangscwcjđộ. Người ta nhạy cảm với những tổn thương tâm lý hay là những ham muốn riêng của người ta, hay là người ta nhạy cảm với một con người riêng biệt, quan sát những ham muốn của người ấy và đáp ứng mau lẹ đến những yêu cầu của người ấy; nhưng cái loại nhạy cảm này bị giới hạn và hầu như không thể nào gọi là nhạy cảm được. Chất lượng của nhạy cảm mà chúng ta đang bàn đến xảy ra một cách tự nhiên khi có trách nhiệm tổng thể mà là tình yêu. Chuyên cần có cái chất lượng này.
Lười biếng là dửng dưng, uể oải; dửng dưng đối với những cơ quan của thân thể, đối với trạng thái tinh thần và dửng dưng đối với những người khác. Trong dửng dưng có sự nhẫn tâm chai lỳ. Trong trạng thái này cái trí trở nên lờ đờ, hoạt động của tư tưởng chậm lại, nhạy bén của trực nhận bị khước từ và nhạy cảm là một sự việc không thể nào hiểu biết nắm bắt được. Hầu hết chúng ta thỉnh thoảng chuyên cần nhưng thường thường đều là lười biếng. Chúng không thực sự là những đối nghịch. Nếu chúng là những đối nghịch, vậy thì chuyên cần
sẽ vẫn còn là lười biếng mà thôi. Chuyên cần có là kết quả của lười biếng hay không? Nếu nó là như vậy, nó vẫn còn là một bộ phận của lười biếng và vì vậy không thực sự là chuyên cần. Hầu hết mọi người đều chuyên cần trong lợi ích riêng của họ, dù rằng lợi ích đó được gắn kết với gia đình, với một nhóm người, một giáo phái hay là một quốc gia riêng biệt. Trong lợi ích này có hạt giống của lười biếng mặc dù có sự tập trung liên tục của chính bản thân mình. Sự tập trung lo lắng này bị giới hạn bởi vậy nó là lười biếng. Sự tập trung lo lắng này là năng lượng bị nhốt trong một biên giới chật hẹp. Chuyên cần là tự do khỏi tập trung lo lắng này và mang lại một sự dồi dào dư thừa của năng lượng. Khi người ta hiểu rõ bản chất của lười biếng, chuyên cần hiện hữu mà không cần bất kỳ phấn đấu nỗ lực nào. Khi điều này được hiểu thấu đáo – không phải chỉ bằng những định nghĩa thuộc từ ngữ về lười biếng và chuyên cần – lúc đó sự hoàn hảo tột đỉnh nhất trong tư tưởng, hành động, cách cư xử của chúng ta sẽ tự thể hiện. Nhưng bất hạnh thay, chúng ta không bao giờ đòi hỏi cho chính bản thân mình cái chất lượng tột đỉnh của tư tưởng, hành động và cách cư xử. Chúng ta hầu như không bao giờ thách thức chính bản thân mình và nếu chúng ta có lần nào làm như thế, chúng ta lại có rất nhiều lời bào chữa vì không đáp trả lại trọn vẹn. Việc này ám chỉ rằng, có phải như vậy không, một sự lười biếng của cái trí, một hoạt động lờ đờ yếu ớt của tư tưởng? Thân thể có thể lười biếng nhưng cái trí và trạng thái mau lẹ của tư tưởng và sự tinh tế của nó không bao giờ lưòi biếng. Sự lười biếng của thân thể có thể dễ dàng được hiểu rõ. Sự lười biếng này có thể bởi vì người ta bị làm việc quá nhiều hay là quá buông thả, hay là đã chơi những trò chơi quá cực nhọc. Vì thế thân thể cần nghỉ ngơi mà có lẽ được coi như là lười biếng dù nó không phải như thế. Cái trí cảnh giác, đang tỉnh táo, nhạy cảm, biết được khi nào các cơ quan thân thể cần được nghỉ ngơi và chăm sóc.
Trong những trường học của chúng ta rất quan trọng phải hiểu rõ rằng cái chất lượng của năng lượng mà là chuyên cần đòi hỏi một loại thức ăn phù hợp, một loại vận động đúng cách, và ngủ đầy đủ. Thói quen, công việc đều đặn, là kẻ thù của chuyên cần – thói quen của tư tưởng, của hành động, của cách cư xử. Chính tư tưởng tạo ra khuôn mẫu riêng của nó và sống trong khuôn mẫu đó. Khi cái khuôn mẫu đó bị thách thức, có hai cách là hoặc nó không cần lưu tâm hoặc tư
tưởng tạo ra một khuôn mẫu an toàn khác. Đây là chuyển động của tư tưởng – từ một khuôn mẫu này đến một khuôn mẫu khác, từ một kết luận, một niềm tin đến một cái khác. Đây chính là sự lười biếng của tư tưởng. Cái trí chuyên cần không có thói quen; nó không có khuôn mẫu của đáp trả. Nó là chuyển động vô tận, không bao giờ kết hợp thành thói quen, không bao giờ bị vướng mắc trong những kết luận. Chuyển động đó có một chiều sâu và khối lượng khổng lồ khi nó không còn biên giới bị tạo ra bởi sự lười biếng của tư tưởng.
Bởi vì bây giờ chúng ta quan tâm đến giáo dục, bằng phương cách nào người giáo viên có thể chuyển tải sự chuyên cần này với tánh nhạy cảm của nó, với sự chăm sóc dồi dào của nó mà trong đó sự lười biếng của tinh thần không còn chỗ đứng? Dĩ nhiên người ta hiểu rõ rằng người giáo dục quan tâm đến câu hỏi này và nhìn thấy sự quan trọng của chuyên cần xuyên suốt mọi ngày trong cuộc sống của anh ta. Nếu anh ta làm như thế, vậy thì làm thế nào anh ta bắt đầu vun quén được sự nở hoa của chuyên cần này? Anh ta có quan tâm sâu sắc đến em học sinh hay không? Anh ta có thật sự nhận cái trách nhiệm tổng thể cho những người trẻ tuổi này mà anh ta đang phụ trách hay không? Hay là anh ta chỉ ở đó để kiếm sống, vướng mắc trong sự đau khổ của kiếm được quá ít tiền? Như chúng ta đã vạch rõ ra trong những lá thư trước, dạy học là cái năng lực cao quí nhất của con người. Bạn ở đó và bạn có những em học sinh trước mặt bạn, chính như vậy mà