Độ tuổi dới 30 103 96 108 105 91
Độ tuổi từ 31 đến 50 77 91 103 129 155
Độ tuổi từ 51 đến 60 7 10 13 13 13
* Cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính.
Theo số liệu thống kê tại Bảng số 03 cho thấy cơ cấu nguồn nhân lực nữ của chi nhánh tăng nhanh trong những năm gần đây; nếu ở thời điểm năm 2006 NNL là nam có 114 người chiếm tỷ lệ 60,9%, Nữ có 73 người chiếm tỷ lệ 39,1%, thì tính đến hết năm 2010 NNL nam có 142 người chiếm tỷ lệ 54,8%, nữ đã lên tới 117 người chiếm tỷ lệ 45,2%. Việc NNL nữ tăng nhanh bên cạnh thuận lợi là phù hợp với tính chất của một số nhiệm vụ đòi hỏi sự cần mẫn, tỷ mỷ như giải: Làm kế toán, chế độ thù lao tổ chức hội phường, xã và Tổ TK&VV..., thì cũng gặp không ít khó khăn đối với những nhiệm vụ đòi hỏi sự vận động với cường độ cao như giải ngân, mở rộng đối tượng cho vay, nhất là đối với các huyện có diện tích rộng, điều kiện giao thông đi lại khó khăn; đặc biệt hiện nay, nhiệm vụ trọng tâm của Chi nhánh là thực hiện mở rộng đối tượng cho vay các chương trình. Vì vậy, để tổ chức thực hiện tốt yêu cầu nhiệm vụ thì việc xác định cơ cấu nguồn nhân lực về giới tính sao cho phù hợp là việc làm cần thiết. Xem Biểu đồ minh họa số 07 cơ cấu về giới tính nguồn nhân lực của chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An ở hai thời điểm năm 2006 và năm 2010 dưới đây:
Năm 2006 Năm 2010
Biểu đồ 07: Cơ cấu giới tính trong nguồn nhân lực Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An
* Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi.
Theo số liệu thống kê tại Bảng 03 cho thấy, tính đến hết năm 2010 NNL của Chi nhánh nằm trong độ tuổi từ 31 - 50 khá cao, chiếm tỷ lệ 59,8% trong tổng số NNL của Chi nhánh; trong khi đó NNL nằm trong độ tuổi từ 30 trở xuống lại chiếm tỷ lệ thấp, chỉ đạt 35,1% trong tổng số NNL của Chi nhánh.
Với sự không hài hòa về các độ tuổi nêu trên, về sau sẽ dẫn đến hạn chế là nguồn nhân lực nằm trong độ tuổi từ 31 - 50 đến khi nghỉ chế độ là nghỉ đồng loạt, trong khi đó nguồn nhân lực nằm trong độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ thấp, dẫn tới tình trạng hẫng hụt, không đảm bảo cho sự chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ. Xu hướng trẻ hoá nguồn nhân lực là một hướng đi đúng để đảm bảo sự nhanh nhạy, năng động, tiếp cận nhanh với thành tựu của khoa học công nghệ, nhưng cũng cần duy trì ở một tỷ lệ phù hợp. Đội ngũ nguồn nhân lực trẻ tuy có kiến thức, có trình độ học vấn cao, được đào tạo bài bản, nhưng chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm sẽ ảnh hưởng nhất định đến chất lượng hoạt động, nhất là đối với công tác quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
Xem Biểu đồ minh họa số 08 về cơ cấu độ tuổi nguồn nhân lực chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An
Biểu đồ 08: Cơ cấu độ tuổi trong nguồn nhân lực chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An
2.2.2.2. Trình độ nguồn nhân lực Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An xã hội tỉnh Nghệ An