Kinh nghiệm của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội (Trang 34 - 38)

Việt Nam trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Nghệ An luôn coi con người là nhân tố quyết định mọi thành công và xác định phương châm mỗi cán bộ là một lợi thế cạnh tranh cả về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức. Do đó, nhiều năm qua, Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Nghệ An chú trọng công tác đầu tư phát triển nguồn nhân lực.

Công tác tuyển dụng, sàng lọc đầu vào được đặc biệt lưu ý, tuân thủ các quy định, quy trình tổ chức thi tuyển để lựa chọn đội ngũ cán bộ mới có chất lượng tốt. Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã đề ra các định hướng, chính sách đổi mới, nâng cao chất lượng trong công tác tuyển dụng lao động. Đặc biệt, đã thực hiện thí điểm tuyển dụng lao động theo vị trí, chức danh công việc để bổ sung cán bộ cho một số phòng/ban tại Hội sở chính. Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Nghệ An cũng đã phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam trong công tác tuyển dụng về đề thi, đáp án thi...

Song song với công tác tuyển dụng, công tác đào tạo của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Nghệ An cũng có nhiều cố

gắng và đã có những bước đổi mới quan trọng, thiết thực góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp. Các chương trình đào tạo đã được Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Nghệ An hệ thống và tiêu chuẩn hóa theo yêu cầu nghiệp vụ.

Việc xây dựng kế hoạch, nội dung và hình thức tổ chức các chương trình đào tạo cơ bản bám sát mục tiêu chiến lược kinh doanh, yêu cầu của việc chuyển đổi mô hình tổ chức, gắn với quy hoạch và tiêu chuẩn hoá cán bộ theo chức danh, thực trạng chất lượng cán bộ toàn hệ thống; kết hợp đào tạo thường xuyên với đào tạo nâng cao, bồi dưỡng sâu theo chuyên đề, đào tạo cả về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ cho cán bộ. Qua đó, trình độ và chi thức của cán bộ Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã từng bước được nâng lên, cập nhật những kiến thức mới đáp ứng ngay cho công việc, cả các nghiệp vụ mới phát sinh.

Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Nghệ An luôn nỗ lực đảm bảo những quyền lợi hợp pháp của người lao động. Trong tổng VĐT cho phát triển nguồn nhân lực, tỷ trọng chi theo lương và các khoản đóng góp theo lương chiếm tỷ trọng cao trên 98% hàng năm. Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Nghệ An đảm bảo thu nhập người lao động được hưởng xứng đáng với kết quả lao động. Ngoài ra, Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Nghệ An không ngừng chăm lo và cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động để họ đều thấy rằng Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Nghệ An chính là “ngôi nhà chung” của mình.

Nhằm tạo ra môi trường làm việc tiên tiến, hiệu quả, Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Nghệ An luôn chú trọng và mở rộng tổ chức các phong trào thi đua lao động giỏi, nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến, cải tiến quy trình nghiệp vụ, xây dựng và thực hiện văn hóaVietinbank,… Nhờ đó, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ

được giữ gìn và phát huy. Điển hình là công tác kho quỹ từ 2007 - 2009 đã trả lại trên 807 món tiền thừa trị giá trên 4,5 tỷ VND. Bên cạnh đó, các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được đẩy mạnh và phát triển cả bề nổi lẫn bề sâu, thu hút nhiều công nhân - viên chức lao động tham gia, tạo nên bầu không khí vui tươi, đoàn kết, thân ái, và hiểu biết lẫn nhau trong đơn vị.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Tỉnh

Một là, công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ đúng với chủ trương

chính sách của Đảng và Nhà nước và của NHCSXH Việt Nam.

Thực hiện công văn số 398/NHCS - TCCB ngày 21/03/2007 của Tổng Giám đốc về việc hướng dẫn xây dựng quy hoạch cán bộ hàng năm, Chi nhánh Ngân hàng tỉnh đã triển khai lấy phiếu thăm cán bộ toàn Chi nhánh. Đồng thời triển khai đồng bộ các khâu: Đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ; thực hiện quy hoạch cán bộ lãnh đạo phòng và các chức danh PGD Ngân hàng huyện. Qua đó đã tạo nguồn cán bộ và làm cơ sở cho công tác nhân sự khi có nhu cầu xem xét điều động, bổ nhiệm và đưa ra khỏi danh sách quy hoạch những cán bộ không đáp ứng được điều kiện, tiêu chuẩn.

Hai là, coi trọng công tác đánh giá cán bộ

Hàng năm, Chi nhánh Ngân hàng tỉnh tổ chức thực hiện công tác đánh giá cán bộ theo văn bản số 394/NHCSXH - TCCB ngày 20/03/2007 của Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam. Toàn Chi nhánh thực hiện việc đánh giá phân loại cán bộ đảm bảo đúng quy định (cán bộ thuộc TW và cán bộ thuộc Giám đốc Ngân hàng tỉnh quản lý). Công tác đánh giá cán bộ trong năm cho thấy: Nhìn chung cán bộ toàn Chi nhánh đã cố gắng, nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ, song trình độ cán bộ chưa đồng đều.

Ngày 17/10/2007 NHCSXH có công văn 2035/NHCS – TCCB về việc chấn chỉnh công tác tiếp nhận, tuyển dụng, đào tạo cán bộ do Ngân hàng Chính sách xã hội thông báo và trực tiếp tuyển dụng. Đến nay công tác tuyển dụng cán bộ nghiệp vụ được tăng lên đủ số lượng, chất lượng tạo điều kiện thuận lợi để các PGD Ngân hàng huyện triển khai thực hiện tốt các chương trình Tín dụng ưu đãi của Chính phủ.

Bốn là, công tác tiền lương và thực hiện chế độ đối với người lao động thường xuyên được quan tâm

NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh là một trong những đơn vị hoàn thành tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ cấp trên giao, từ đó đảm bảo việc làm cho người lao động và thực hiện đầy đủ kịp thời về tiền lương, thưởng, tiền ăn ca ... theo chế độ của Nhà nước, của ngành quy định, góp phần ổn định thu nhập và không ngừng cải thiện đời sống của người lao động.

Năm là, quan tâm giáo dục chính trị, tư tưởng và đời sống vật chất cho cán bộ công nhân viên

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ được thường xuyên quan tâm, quy chế dân chủ được phát huy, hoạt động tín dụng chính sách ưu đãi hộ nghèo đã thực sự được dân bàn, dân làm và dân kiểm tra công khai tại xã, phường. Đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên Ngân hàng chính sách được ổn định và không ngừng được cải thiện, góp phần hạn chế tối đa các tiêu cực xã hội.

Bên cạnh đó công tác thi đua khen thưởng cũng được Chi nhánh quan tâm, qua đó thúc đẩy các hoạt động chuyên môn, khuyến khích khả năng sáng tạo và nâng cao tinh thần làm việc của tập thể cán bộ CNV. Do công tác thi đua khen thưởng được quan tâm đúng mức, nên đã góp phần hỗ trợ cho việc điều hành, quản lý hoạt động và thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị đạt hiệu quả cao. Để duy trì và tổ chức tốt các phong trào thi đua Ngân hàng tỉnh đã

phát động các đợt thi đua theo: 12 tháng, 6 tháng thậm chí là thi đua ngắn ngày. Sau mỗi đợt phát động phong trào thi đua, Ngân hàng tỉnh tiến hành họp bình xét thi đua, thực hiện nghiêm túc, kịp thời nhằm khen thưởng, biểu dương cá nhân, tập thể xuất sắc trong việc triển khai thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về tín dụng ưu đãi phục vụ công tác xoá đói giảm nghèo.

Sáu là, thực hiện đúng chế độ chính sách đối với người lao động và quan tâm đến thi đua khen thưởng, kỷ luật của Chi nhánh

- Thường xuyên chú trọng và thực hiện tốt các chính sách, chế độ đối với cán bộ công nhân viên, người lao động: Đảm đảo việc làm ổn định, không ngừng cải thiện đời sống và đáp ứng kịp thời đầy đủ các chính sách, chế độ cho người lao động theo quy định của Nhà nước, của Ngành để người lao động thực sự yên tâm công tác.

- Tổ chức, thực hiện phát động các phong trào thi đua, động viên, khích lệ kịp thời các cá nhân, tập thể có sáng kiến kinh nghiệm, góp phần vào hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

- Thực hiện nghiêm công tác xử lý kỷ luật cán bộ nếu có theo đúng pháp luật và quy định của NHSCSXH.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội (Trang 34 - 38)