Nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tác phong phù hợp với đặc điểm của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội (Trang 91 - 95)

- Quy hoạch, kế hoạch phát triển NNL thừa hành: để thực hiện tốt công

3.2.4.Nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tác phong phù hợp với đặc điểm của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An

Thường xuyên giáo dục, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

Để có được NNL "vừa hồng vừa chuyên", cần hết sức quan tâm đến công tác giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; nâng cao ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện của cá nhân NNL.

Đối với Chi nhánh NHCSXH tỉnh Nghệ An, trải qua thực tiễn quá trình hoạt động hơn 8 năm qua, nhìn chung phần lớn NNL Chi nhánh NHCSXH tỉnh Nghệ An luôn giữ được phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh, tận tuỵ phục vụ nhân dân.

Tuy nhiên, bên cạnh mặt ưu điểm là cơ bản như đã nêu trên, cũng còn một số ít NNL thiếu rèn luyện, tu dưỡng, sa sút về phẩm chất đạo đức, lãng phí của công, quan liêu, bè phái, cục bộ địa phương, kém ý thức tổ chức kỷ luật; một bộ phận NNL yếu kém về kỹ năng giao tiếp, ý thức phục vụ chưa cao, thái độ, phong cách phục vụ chưa chuẩn mực, thậm chí quan liêu hách

dịch, nhũng nhiễu, gây phiền hà, làm cho khách hàng bức xúc. Những hạn chế, yếu kém này có nơi, có lúc làm suy giảm uy tín, niềm tin của nhân dân đối với Ngành.

Để khắc phục những hạn chế nêu trên,trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng NNL thời gian tới, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Nghệ An cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, giáo dục về chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm trước nhiệm vụ, công vụ được giao. Những yêu cầu cần đạt được trong công tác này thời gian tới như sau:

Trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng NNL của Ngành, nội dung giáo dục về chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm trước nhiệm vụ, công vụ được giao phải trở thành một môn học chính thức. Đối với NNL mới vào Ngành, ngoài việc đào tạo, bồi dưỡng trang bị kiến thức cơ bản về NHCSXH, về nghiệp vụ ngân hàng, nhất thiết phải được bồi dưỡng trang bị kiến thức về truyền thống của Ngành, những yêu cầu về phẩm chất đạo đức và ý thức trách nhiệm, phong cách phục vụ. CBCNVC Chi nhánh NHCSXH tỉnh Nghệ An phải thấm nhuần các Quy tắc đạo đức nghề nghiệp

- Qua thực tiễn gần 2 năm ban hành và tổ chức thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức làm việc trong NHCSXH, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Nghệ An cần sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện, trên cơ sở đó sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện để đảm bảo có được quy tắc, chuẩn mực trong ứng xử phù hợp với thực tiễn và tính chất đặc thù về đối tượng phục vụ của Ngành.

- Các cấp uỷ Đảng, cơ quan, đơn vị và bản thân người lao động cần tổ chức và thực hiện có hiệu quả cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Mặt khác, tăng cường công tác kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ, công vụ để kịp thời phát hiện, uốn nắn những sai sót, lệch lạc, đồng thời xử lý? nghiêm minh, thoả đáng những hành vi vi phạm.

Xây dựng văn hoá, văn minh nơi công sở

Để xây dựng được văn hoá Ngành, cần phải trải qua một khoảng thời gian khá dài. Xây dựng văn hoá tổ chức không có nghĩa là vẽ lên một vài giá trị cốt lõi, vài tôn chỉ hành động, in trên bảng, đóng khung nơi tiền sảnh, hay thể hiện qua việc thiết kế đồng phục riêng, in card và logo thật ấn tượng; dù rằng đó cũng là một trong những yếu tố cấu thành văn hoá tổ chức, nhưng nếu những giá trị, tôn chỉ, quy tắc, chuẩn mực đó mới chỉ tồn tại dưới dạng ngôn từ, văn bản thì chưa được gọi là văn hoá tổ chức. Vì thế, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Nghệ An thực sự định hướng vào khách hàng, trước hết, điều đó đòi hỏi sự cam kết và quyết tâm của lãnh đạo cấp cao nhất. Chi nhánh NHCSXH tỉnh Nghệ An cần đặt ra cho mình những tầm nhìn, nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược, các giá trị, chuẩn mực hướng tới thoả mãn các nhu cầu, mong muốn và đem đến những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Các giá trị đó phải được truyền đạt và thông hiểu đến mọi cán bộ trong Chi nhánh. Văn hoá tổ chức sẽ được hình thành khi mọi chuẩn mực, quy tắc, giá trị đó trở thành ý thức, thái độ, thói quen của mọi người và được thể hiện bằng các hành động cụ thể. Đó chính là những kết hợp giữa yếu tố vô hình và hữu hình của văn hoá tổ chức.

Một trong những vấn đề Chi nhánh NHCSXH tỉnh Nghệ An cần chú ý khi xác định những thay đổi văn hoá cần thiết phù hợp với bản chất của hệ thống quản lý quan hệ khách hàng là vấn đề thời gian. Chúng ta không thể thay đổi thói quen của toàn bộ cán bộ công chức chỉ sau vài buổi họp tuyên truyền, phổ biến nội dung. Cách tốt nhất để NNL nhận thức được tầm quan trọng của khách hàng và sự đóng góp của mỗi cá nhân đối với tổ chức. Khi mỗi người tự xác định cho mình những thay đổi cần thiết trong cách nghĩ, cách thực hiện để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, bản thân họ sẽ cảm thấy được khích lệ và có trách nhiệm hơn, đồng thời mỗi người có thể giúp đỡ người khác nhận thức được lợi ích của một tổ chức định hướng vào khách

hàng. Người lao động cần thấu hiểu được mục đích công việc họ đang làm, hoặc sẽ làm gì, được hỗ trợ ra sao và vai trò công việc đó trong nỗ lực chung của toàn tổ chức, Do vậy, lãnh đạo cần quan tâm đến tiếng nói của chính những cán bộ, công chức cấp dưới trước khi nghĩ đến việc thoả mãn các khách hàng bên ngoài.

Việc phát triển và duy trì văn hoá tập trung vào các mục tiêu định hướng khách hàng, đòi hỏi mọi người phải có ý thức và thái độ đúng đắn trước khách hàng của mình. Để có thể tạo ra biến đổi thật sự trong tư tưởng và thái độ hành vi của mọi người, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An cũng cần tạo được những thay đổi cần thiết về môi trường làm việc, các phương thức đánh giá hiệu quả và các biện pháp khích lệ hoạt động của cán bộ công chức. Ngoài ra, một yếu tố không kém phần quan trọng là sự trao đổi thông tin thường xuyên giữa lãnh đạo với cấp dưới. Cán bộ, công chức cần biết được những việc họ đang thực hiện đã tốt hay chưa, cần phát huy hay khắc phục ở điểm nào. Điều đó đòi hỏi hệ thống phản hồi của tổ chức phải rõ ràng, cụ thể, kịp thời, tập trung vào hành vi thay vì những đặc điểm các nhân. Một môi trường làm việc hiệu quả sẽ đem lại sự thoả mãn cho NNL, đó cũng chính là điều kiện tiền đề của việc nâng cao chất lượng NNL.

Cải thiện môi trường làm việc, tạo động lực để NNL hăng say với công việc

Bên cạnh nghĩa vụ mà người lao động phải cống hiến cho tổ chức thì song song với nó cần phải tạo ra và mang lại những lợi ích tối thiểu cho người lao động cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, vì suy cho cùng, NNL đi làm là vì lợi ích cho bản thân, đặc biệt là lợi ích về kinh tế. Một khi đã được đảm bảo về lợi ích thì họ sẽ cống hiến hết mình. Do vậy, cần phải tạo môi trường để NNL làm việc theo “niềm đam mê” chứ không phải làm việc để “đối phó” trách nhiệm. Với môi trường làm việc thoải mái thì họ sẽ cống hiến hết khả

năng của mình. Ngược lại, khi công việc không mang lại lợi ích kinh tế cao trong khi sức ép nặng nề, thêm vào đó nội bộ cơ quan mất đoàn kết...thì không thể có sự cống hiến hết mình với đơn vị.

Cải thiện môi trường làm việc tạo động lực cho NNL, bao gồm điều kiện làm việc( tạo cảnh quan, môi trường làm việc tại cơ quan), xây dựng bầu không khí dân chủ, tương trợ lẫn nhau, động viên, khen thưởng kịp thời và tạo điều kiện để CBCC giỏi có cơ hội thăng tiến là hết sức cần thiết, không chỉ với riêng Chi nhánh NHCSXH tỉnh Nghệ An. Với sứ mệnh, xây dựng Chi nhánh phát triển bền vững với chất lượng dịch vụ hàng đầu, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Nghệ An luôn định hướng và huấn luyện phát triển đội ngũ nhân viên thực hiện đầy đủ các Quy tắc ứng xử đạo đức của cơ quan

Chi nhánh NHCSXH tỉnh Nghệ An luôn quan tâm xây dựng nét văn hóa riêng, một đội ngũ nhân viên trong sạch, sáng tạo, nhiệt huyết với nghề và bản lĩnh vững vàng trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội (Trang 91 - 95)